Hệ thống đánh lửa là gì? Một số loại hệ thống đánh lửa phổ biến hiện nay

27 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Để đảm bảo quá trình đốt cháy, cung cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động được diễn ra suôn sẻ không thể không kể đến vai trò của hệ thống đánh lửa. Vậy hệ thống đánh lửa là gì? Hệ thống đánh lửa đảm nhiệm nhiệm vụ gì trong quá trình vận hành xe? Tất cả những thắc mắc trên đều sẽ được giải đáp trong bài viết chia sẻ dưới đây, mời bạn đọc cùng tham khảo

Bạn có biết: Hệ thống đánh lửa là gì? Vai trò của hệ thống đánh lửa?

Bạn có biết: Hệ thống đánh lửa là gì? Vai trò của hệ thống đánh lửa?

Hệ thống đánh lửa là gì? CDI là gì?

Nếu có quan tâm đến các bộ phận, linh kiện xe máy hẳn bạn sẽ không còn quá xa lạ với hệ thống đánh lửa. Không chỉ với xe máy, mà hệ thống đánh lửa trên ô tô cũng có vai trò cực kỳ quan trọng vậy cụ thể hệ thống này là gì? Nó thực hiện nhiệm vụ gì trong quá trình vận hành của động cơ? 

Hệ thống đánh lửa là gì? 

Có 3 yếu tố tác động đến hiệu quả vận hành của động cơ xăng là: Khả năng đánh lửa, chất lượng hỗn hợp không khí cùng nhiên liệu và sức nén. Trong đó hệ thống đánh lửa đóng vai trò tạo ra tia lửa điện để kích hoạt quá trình đốt cháy nhiên liệu cung cấp năng lượng cho hệ thống động cơ. 

Trên những dòng xe hiện đại người ta thường sử dụng cho động cơ xe hệ thống đánh lửa điện tử, CDI thay vì chỉ sử dụng hệ thống đánh lửa thường. Vậy hệ thống đánh lửa CDI là gì? 

CDI còn được biết đến là hệ thống đánh lửa điện tử không dùng bộ vít hoặc một tên gọi khác hệ thống đánh lửa điện dung. Về cơ bản hệ thống này đã được cải tiến với khả năng hoạt động mạnh mẽ, ổn định mà không cần điều chỉnh tầm điện như hệ thống đánh lửa tiếp điểm. 

Hệ thống đánh lửa được sử dụng như thế nào trong bộ động cơ xe? 

Thực chất một hệ thống đánh lửa sẽ được sử dụng đảm nhiệm 2 chức năng. Thứ nhất là tạo một dòng điện cao áp lớn thường lớn hơn 200000V. Dòng điện sau khi được tạo sẽ đi xuyên qua khe hở trên đỉnh bugi đồng thời tạo tia lửa điện để đốt cháy nhiên liệu tại buồng đốt. 

Nhiệm vụ thứ hai của hệ thống này là điều khiển và xác định thời gian đánh lửa. Thời điểm đánh lửa cần phối hợp hiệu quả với hoạt động của Piston để đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình đốt cháy nhiên liệu. 

Tham khảo sơ đồ vận hành của hệ thống đánh lửa để hiểu rõ hơn bạn nhé!

Tham khảo sơ đồ vận hành của hệ thống đánh lửa để hiểu rõ hơn bạn nhé!

Xem thêm: Cruise control là gì? Hệ thống điều khiển hành trình sử dụng ra sao?

Tìm hiểm về một số loại hệ thống đánh lửa xe máy, ô tô

Sau khi hiểu hơn về hệ thống đánh lửa cũng như vai trò của hệ thống đánh lửa xe máy, ô tô. Kế đến hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên lý vận hành cũng như cấu tạo của một hệ thống đánh lửa bạn nhé!

Làm rõ nguyên lý hệ thống đánh lửa 

Hỗn hợp xăng cùng không khí được tạo thành từ bộ chế hòa khí sẽ được vận chuyển tới buồng đốt quá hệ thống piston. Tại đây để quá trình đốt cháy được diễn ra suôn sẻ, hệ thống đánh lửa sẽ được kích hoạt tạo dòng điện cao áp có độ lớn lớn hơn 20000 V. Dòng điện được tạo khi đi xuyên qua bugi sẽ bị tác động, hình thành tia lửa điện. Tia lửa điện bắt gặp hỗn hợp nhiên liệu tại buồng đốt sẽ tạo ra phản ứng đốt cháy qua đó tạo năng lượng thúc đẩy hoạt động của động cơ máy. 

Cấu tạo của một hệ thống đánh lửa

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa, vậy hệ thống này được cấu thành gồm những bộ phận nào? 

– Bô bin

Bô bin là bộ phận cực kỳ quan trọng đảm nhận nhiệm vụ khởi tạo ra tia lửa phục vụ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Thực chất nguồn điện áp được tạo ra tại Bô bin chính là nhờ vào cảm ứng giữa 2 cuộn dây. Cụ thể gồm một cuộn dây sơ cấp ( thường là cuộn màu vàng) có số lượng vòng dây ít và cuộn thứ cấp có số vòng dây lớn gấp hàng trăm lần so với cuộn dây sơ cấp. 

Dòng điện sau khi được sản sinh từ nguồn sẽ chạy qua cuộn dây sơ cấp đột ngột bị ngắt tại thời điểm đánh lửa do má vít. Khi dòng điện bị ngắt đồng thời sẽ làm độ lớn từ trường bị giảm. Lúc này một dòng điện khác sẽ được sản sinh ra tại cuộn thứ cấp theo nguyên tắc cảm ứng điện từ để chống lại sự thay đổi đột ngột của từ trường. Với số vòng dây lớn, nguồn điện được sản sinh tại cuộn thứ cấp có thể đạt tới 100000 V tùy từng loại.

Đây là cấu tạo chi tiết của hệ thống đánh lửa được sử dụng cho xe ô tô

Đây là cấu tạo chi tiết của hệ thống đánh lửa được sử dụng cho xe ô tô

Xem thêm: Giải thích về công suất và mô men xoắn của động cơ đốt trong

– Bộ chia điện

Đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ phân chia điện áp được tạo bởi Bô bin đến từng xi lanh. Quá trình này được thực hiện bởi hệ thống trục bộ chia điện và con quay gắn ở các đầu. Trong đó cuộn thứ cấp sẽ được kết nối với con quay, đồng thời nắp bộ chia sẽ được kết nối với các dây cao áp đến hệ thống xi lanh nhờ các đầu nối. Khi con quay được kích hoạt quay vòng tròn đồng thời nguồn điện cao áp sẽ được chia cho các xi lanh theo một thứ tự nhất định. 

– Bugi

Nguồn điện lớn sau khi được sản sinh tại bô bin, qua bộ chia điện sẽ được đưa tới bugi. Tại đây nguồn điện sẽ được đi xuyên qua khe trống tác động tới bugi tạo thành tia lửa điện phối hợp thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu kích hoạt động cơ hoạt động. Thông thường độ lớn điện áp để kích hoạt Bugi hoạt động là khoảng 40000 đến 100000 V tùy từng loại Bugi được sử dụng. 

Hệ thống đánh lửa có mấy loại? Một số loại hệ thống đánh lửa phổ biến trên ô tô, xe máy

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều dòng xe, có khá nhiều loại hệ thống đánh lửa trên thị trường hiện nay. Cụ thể hệ thống đánh lửa chia làm mấy loại? Đâu là sự khác biệt của những loại hệ thống đánh lửa hiện nay? 

Hệ thống đánh lửa Magneto là gì?

Hệ thống đánh lửa Magneto hay còn được biết đến là hệ thống đánh lửa cơ để tạo ra tia lửa điện. Vậy hệ thống Magneto được sử dụng như thế nào?

Hiện nay hệ thống đánh lửa Magneto được sử dụng khá phổ biến trên nhiều dòng bếp ga (khi tác động lực vào núm bật tắt bếp) Trên hoạt động của xe máy, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự có mặt của hệ thống đánh lửa Magneto khi dùng chân đạp cò xe khi hệ thống đề nổ không thể khởi động xe. 

Hệ thống đánh lửa bằng vít

Đây là loại hệ thống đánh lửa có cấu tạo cơ bản nhất so với những loại hệ thống đánh lửa trên ô tô, xe máy hiện nay. Với hệ thống này thời điểm đánh lửa được điều khiển bằng cơ tại dòng sơ cấp, đồng thời dòng điện được chạy ngắt quãng qua các tiếp điểm của hệ thống. Ngoài ra hệ thống đánh lửa bằng má vít cũng được sử dụng tương tự. 

Người ta dùng loại hệ thống đánh lửa xe máy Honda nào cho các dòng xe hiện nay?

Người ta dùng loại hệ thống đánh lửa xe máy Honda nào cho các dòng xe hiện nay?

Hệ thống đánh lửa bán dẫn

Hệ thống này có cấu tạo phức tạp hơn với việc sử dụng transistor để điều khiển dòng sơ cấp với mục đích phối hợp với các tín hiệu được phát ra. Bên cạnh đó góc đánh lửa sớm sẽ được điều khiển bằng cơ hoặc sử dụng các cảm biến vị trí để tăng độ tiện dụng. 

Hệ thống đánh lửa bán dẫn đang được sử dụng với cải tiến đa dạng. Ví dụ như  hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm hoặc hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm. 

Hệ thống đánh lửa trực tiếp

Đã bao giờ bạn nghe nói tới hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện hay chưa? Hệ thống đánh lửa trực tiếp hay hệ thống đánh lửa DIS là hệ thống sử dụng Bobin đơn hoặc đôi trực tiếp cho bugi mà không thông qua bộ chia điện. Loại hệ thống này đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. 

Một số hệ thống đánh lửa khác

Ngoài ra với mong muốn cải thiện, đem đến hiệu suất vận hành tốt nhất hệ thống đánh lửa cho ô tô, xe máy cũng dần được cải tiến đa dạng hơn tùy vào nhu cầu sử dụng của động cơ máy, ví dụ như: 

– Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm

– Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm

– Hệ thống đánh lửa DC-CDI

– Hệ thống đánh lửa ECU

– Hệ thống đánh lửa ESA

– Hệ thống đánh lửa TCI

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về hệ thống đánh lửa trên ô tô xe máy cũng như cấu tạo, chức năng cùng một số loại hệ thống đánh lửa đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích cho bạn trong quá trình tham khảo, tìm hiểu về hệ thống đánh lửa. 

Bài viết liên quan