Khẩu độ máy ảnh là gì? Chỉ số F-stops trong khẩu độ là gì?

13 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Logo sieusach

Mỗi bức ảnh được chụp ra thường được tạo nên bởi một loại cảm biến quang trên máy ảnh kỹ thuật số, giúp tiếp xúc với ánh sáng trong khuôn hình mà bạn muốn chụp. Hơn nữa, để quyết định một bức ảnh đúng sáng, trong nhiếp ảnh sử dụng yếu tố quan trọng và cơ bản chính là khẩu độ của ống kính. Vậy, khẩu độ máy ảnh là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khẩu độ máy ảnh là gì?

Khẩu độ máy ảnh

Khẩu độ máy ảnh

Tham khảo thêm: Lens máy ảnh là gì? Các loại lens của máy ảnh

Khẩu độ trong ống kính máy ảnh còn được gọi là “màng chắn” hoặc là “màng chắn sáng” – đó là một mảnh ghép khéo léo của kỹ thuật cơ học, tạo lên một độ mở với nhiều kích thước khác nhau trong đường dẫn quang học để có thể kiểm soát được nguồn ánh sáng đi qua ống kính của máy ảnh.

Khẩu độ máy ảnh còn được gọi là "màng chắn" hoặc là "màng chắn sáng"

Khẩu độ máy ảnh còn được gọi là “màng chắn” hoặc là “màng chắn sáng”

Khẩu độ máy ảnh và tốc độ màn trập là hai thành phần chính để có thể kiểm soát độ phơi sáng: Đối với một tốc độ màn trập đã được xác định, nếu ánh sáng mờ sẽ cần có một khẩu độ lớn hơn để cho phép thu nhiều ánh sáng có thể tiến đến mặt phẳng của cảm biến hình ảnh của máy, đồng thời với nguồn ánh sáng lớn hơn sẽ đòi hỏi có một khẩu độ nhỏ hơn để có thể đạt độ phơi sáng tối ưu.

Khẩu độ máy ảnh kiểm soát độ phơi sáng

Khẩu độ máy ảnh kiểm soát độ phơi sáng

Xem thêm: Hood máy ảnh là gì? Cách sử dụng lens hood máy ảnh

Ngoài ra, bạn có thể cài đặt điều chỉnh khẩu độ giống nhau và thay đổi tốc độ của màn trập để đạt được kết quả tương tự. Nhưng kích cỡ của khẩu độ mở do khẩu độ tạo ra cũng là xác định ánh sáng đi qua ống kính máy ảnh “chuẩn trực” như thế nào, và điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến độ sâu của trường ảnh, vì vậy bạn cần phải kiểm soát cả khẩu độ và tốc độ của màn trập để tạo ra hình ảnh theo cách bạn muốn.

Chỉ số F hoặc F-stops

Chỉ số F hoặc F-stops là giá trị cho biết kích thước mở tạo bởi các lá khẩu

Chỉ số F-stops là giá trị cho biết kích thước mở tạo bởi các lá khẩu (Màng chắn sáng)

Xem thêm: Filter là gì? Các loại kính lọc filter cho máy ảnh

Chỉ số F hoặc F-stops là giá trị cho biết kích thước mở tạo bởi các lá khẩu (Màng chắn sáng). 
Khi bạn thay đổi chỉ số F-stops trên máy ảnh, hoặc máy ảnh điều chỉnh số F-stop, kích thước của màn khẩu sẽ thay đổi theo, điều này cũng làm thay đổi lượng ánh sáng đi đến được tới cảm biến hình ảnh của máy.

[1] Khẩu độ hiệu dụng (kích thước entrance pupil) [2] Khẩu độ [3] Tiêu cự

[1] Khẩu độ hiệu dụng (kích thước entrance pupil)
[2] Khẩu độ
[3] Tiêu cự

Chỉ số F-stop = Tiêu cự : Khẩu độ hiệu dụng

Lưu ý: Khẩu độ và các giá trị tiêu cự trong hình ảnh minh họa là các giá trị gần đúng.

Tiêu cự ngắn hơn chỉ cần khẩu độ hiệu dụng có đủ độ sáng

Tiêu cự dài hơn cần khẩu độ hiệu dụng tương ứng lớn hơn có cùng chỉ số F-stops và có cùng độ sáng

Khi màn khẩu “mở”, nó sẽ cho phép lượng lớn ánh sáng đi vào.

Khi màn khẩu “đóng”, độ mở sẽ bị thu hẹp, và lượng ánh sáng có thể đi vào sẽ ít hơn.

Độ mở càng hẹp, chỉ số F-stop sẽ càng lớn. Việc điều chỉnh độ mở của khẩu độ này được gọi là “mở khẩu” hoặc “giảm khẩu.”

Lưu ý: Chỉ số F-stops càng nhỏ thì càng hiệu quả để chụp ảnh ở một địa điểm thiếu ảnh sáng—nó cho phép nhiều ánh sáng đi vào hơn.

Những điểm cần lưu ý

Hiệu ứng bokeh (nhòe hậu cảnh)

Hiệu ứng bokeh (nhòe hậu cảnh)

– Nếu tiêu cự và khẩu độ càng lớn, thì hiệu ứng bokeh (nhòe hậu cảnh) sẽ càng lớn.

– Khẩu độ càng nhỏ, thì tương đương vùng đúng nét sẽ càng lớn.

– Lượng ánh sáng khi đi vào cảm biến có thể sẽ được kiểm soát bằng cách mở/khép khẩu.

– Khẩu độ sẽ cho phép người dùng kiểm soát được lượng ánh sáng đi vào các ống kính. Khi mở khẩu thì lượng ánh sáng nhiều hơn có thể được đi vào và ngược lại khi khép khẩu thì lượng ánh sáng ít hơn sẽ có thể đi vào ống kính. 

Ảnh hưởng của khẩu độ đến hình ảnh

Khẩu độ thường ảnh hưởng đến 2 yếu tố của một bức ảnh, cụ thể như sau:

Độ sáng hay độ phơi sáng của hình ảnh

Màng chắn sáng trên ống kính

Màng chắn sáng trên ống kính

Rõ ràng khi khẩu độ càng lớn tức là màng chắn sáng trên ống kính sẽ được mở rộng hơn lúc này ánh sáng truyền vào thân máy đi đến cảm biến ảnh sẽ nhiều hơn và cho ra bức ảnh sáng hơn. Ngược lại khi khẩu độ nhỏ, màng chắn sáng trên ống kính sẽ mở nhỏ hơn khi đó ánh sáng đi vào cảm biến ảnh sẽ rất ít và cho ra bức ảnh tối hơn.

Do đó, trong điều kiện ánh sáng yếu hay vào ban đêm thì người dùng nên để khẩu độ lớn để có thể thu được nhiều ánh sáng hơn hoặc có thể làm điều ngược lại nếu muốn bức ảnh tối hơn.

Độ sâu trường ảnh

A: Độ sâu trường ảnh tiền cảnh B: Độ sâu trường ảnh hậu cảnh C: Vị trí tiêu điểm

[A]: Độ sâu trường ảnh tiền cảnh
[B]: Độ sâu trường ảnh hậu cảnh
[C]: Vị trí tiêu điểm

“Độ sâu trường ảnh” là phạm vi khoảng cách từ máy ảnh trong đó các đối tượng được chụp sẽ được ghi lại với độ sắc nét cao.

Một trong những hiệu ứng rất quan trọng mà khẩu độ của nó ảnh hưởng trực tiếp đến bức ảnh, đó chính là độ sâu trường ảnh. Hiểu một cách đơn giản nhất đó là độ sâu trường ảnh là “lượng” ảnh được xuất hiện sắc nét từ trước ra sau trong những bức ảnh của bạn. 

Một điều vô cùng rõ ràng chính là nếu ảnh “càng mờ nhiều” thì độ sâu trường ảnh sẽ càng nông và ngược lại nếu “càng sắc nét nhiều” thì độ sâu của trường ảnh càng sâu.

Khẩu độ ảnh hưởng như thế nào đến độ sâu trường ảnh

Khẩu độ (từ trái sang phải): Mở (lớn) đến Đóng (nhỏ) Độ sâu trường ảnh (từ trái sang phải): Từ nông đến sâu

Khẩu độ (từ trái sang phải): Mở (lớn) đến Đóng (nhỏ) Độ sâu trường ảnh (từ trái sang phải): Từ nông đến sâu

Khi khẩu độ càng lớn thì độ sâu của trường ảnh sẽ càng “nông”, nói theo cách khác thì ảnh sẽ càng có nhiều vùng “mờ” hơn. Thông thường khi chụp chân dung hoặc trong những trường hợp người dùng muốn làm mờ hậu cảnh thì chỉ cần sử dụng khẩu độ lớn.

Khẩu độ càng lớn thì độ sâu của trường ảnh sẽ càng “nông” và ngược lại

Khẩu độ càng lớn thì độ sâu của trường ảnh sẽ càng “nông” và ngược lại

Nếu khẩu độ càng nhỏ tương đương với độ sâu trường ảnh sẽ càng “sâu” hoặc  nói theo cách dễ hiểu hơn thì ảnh sẽ có ít vùng “mờ”. Thường được áp dụng khẩu độ nhỏ để chụp phong cảnh, các công trình kiến trúc hay bất cứ khi nào muốn sở hữu bức ảnh không có hậu cảnh bị mờ.

Về cơ bản, khẩu độ lớn hơn sẽ tạo ra độ sâu trường ảnh hẹp hơn, vì vậy nếu như bạn muốn chụp một bức chân dung với hiệu ứng bokeh (nhòe hậu cảnh), bạn phải mở rộng khẩu độ.

Cách chọn khẩu độ phù hợp?

Cách chọn khẩu độ phù hợp

Cách chọn khẩu độ phù hợp

Chắc hẳn khi người đọc tìm hiểu đến đây thì cũng biết được sự ảnh hưởng của khẩu độ đến bức ảnh như nào. Tuy nhiên, khi chọn mức khẩu độ bao nhiêu là phù hợp thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào bạn, bởi nhiếp ảnh là một nghệ thuật mà nghệ thuật thì lại không có giới hạn cũng như quy chuẩn cụ thể nào.

Hiệu ứng “chuyển động mờ”

Hiệu ứng “chuyển động mờ”

Nếu bạn muốn tự tay chụp và làm mờ hậu cảnh mà bức ảnh lại quá tối, thì hãy tăng độ sáng bằng cách điều chỉnh tốc độ của màn trập. Trong trường hợp không thể tăng được tốc độ màn trập thêm nữa (bởi độ sắc nét và hiệu ứng “chuyển động mờ”) thì bạn có thể tăng ISO máy ảnh lên.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về khẩu độ máy ảnh là gì, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn để có thể tự đúc kết ra bài học sâu sắc cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bài viết liên quan