sRGB và Adobe RGB là gì? Có tác dụng gì đối với dân nhiếp ảnh

14 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Đây là một vấn đề khá nổi và được quan tâm nhiều của dân nhiếp ảnh, đặc biệt là làm nhiếp ảnh chuyên nghiệp vì liên quan tới quá trình in ảnh cũng như xuất hình ảnh ở mức chất lượng tốt nhất. Trong giới làm nghề nhiếp ảnh cũng có những tranh cãi về hai hệ màu sRGB hay Adobe RGB này, tuy nhiên chúng ta có thể xem xét một vài đặc điểm của hai hệ thống màu này và rút ra các kết luận khi nào nên dùng sRGB hay khi nào nên dùng Adobe RGB.

sRGB và Adobe RGB 

Là 2 khoảng màu thường gặp trong quá trình làm việc với hình ảnh số. Nếu sRGB là khoảng màu nhỏ nhất (về số lượng các màu sắc có thể thể hiện) và được sử dụng vô cùng rộng rãi trên hầu hết các thiết bị hiển thị hình ảnh, thiết bị in ấn còn hiện tại thì Adobe RGB có khoảng màu rộng hơn. Rộng hơn có nghĩa rằng hình ảnh trên Adobe RGB sẽ có nhiều màu sắc hơn, hình ảnh rực rỡ và có độ chi tiết hơn.

Giải màu màu Adobe RGB và sRGB

Giải màu màu Adobe RGB và sRGB

Xem thêm: Photography là gì? Lợi ích của photography đem lại

Về các cách điều chỉnh hai hệ màu này trong máy ảnh của Canon và  máy ảnh của Nikon sẽ như ở dưới đây

Cài đặt hệ màu của máy ảnh Canon

Cài đặt hệ màu của máy ảnh Canon

Cài đặt hệ màu của máy ảnh Nikon

Cài đặt hệ màu của máy ảnh Nikon

sRGB là gì? Adobe RGB là gì?

Để bạn có thể hình dung được rõ ràng hơn và khi nào sử dụng hệ màu sRGB hay hệ màu Adobe RGB, chúng ta sẽ đi qua sự khác biệt giữa 2 hệ màu này.

Về thực chất, hệ màu Adobe RGB  có nhiều hơn tới 33% về màu sắc so với hệ màu sRGB. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta làm việc (chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh) nếu sử dụng hệ thống màu AdobeRGB sẽ cho ra những bức hình có màu sắc sâu và rực rỡ hơn.

Tuy nhiên vì do giới hạn của công nghệ in ấn và hiển thị hiện nay, các loại màn hình phổ thông hiện cũng chỉ có thể thể hiện được gần hết (hoặc 90-99%) không dải màu của sRGB.

Ngoại trừ một vài mẫu màn hình cao cấp có dải màu đạt 99% hoặc lên tới 100% hệ màu Adobe RGB nhưng giá khá đắt đỏ và chỉ chuyên dùng cho người làm nhiếp ảnh, gaming và chỉnh sửa video chuyên nghiệp.

Bảng so sánh dưới đây tới từ website: 144hzmonitors.com cho chúng ta vài lựa chọn về các loại màn hình đủ tốt dùng cho các nhu cầu chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa video từ nghiệp cho tới chuyên nghiệp:

Vài lựa chọn về các loại màn hình

Vài lựa chọn về các loại màn hình

Hầu hết các web browser hiện tại làm việc với sRGB nên nếu chúng ta upload một ảnh với hệ màu Adobe RGB thì ảnh đó sẽ được convert sang sRGB để hiển thị

Khác biệt khi web browser convert AdobeRGB sang sRGB

Khác biệt khi web browser convert AdobeRGB sang sRGB

Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng hệ màu Adobe RGB sẽ lên đậm và sâu hơn so với màu của với hệ màu sRGB trong khi hệ màu sRGB cho cảm giác hơi bợt.

Tuy nhiên, nếu bạn làm việc với công việc in ấn hình ảnh và high-end commercial thì AdobeRGB là hệ màu nên sử dụng. Ngày nay, các máy in đã bắt đầu dần dần hỗ trợ không gian màu AdobeRGB (mặc dù đắt), kết quả là các bản in sẽ trở nên rực rỡ và bắt mắt hơn, độ sâu màu cao hơn…nói chung là đẹp hơn

Vì vậy nếu như hình ảnh của chúng ta hay được sử dụng trong công việc in ấn, quảng cáo hay in catalog thì hệ màu Adobe RGB là loại hệ mà được sử dụng, còn nếu hình ảnh hay đăng trên facebook, digital media…thì hệ màu sRGB là lựa chọn chính xác.

Như vậy, chúng ta sẽ có một sự lựa chọn như sau:

– Xuất các file từ RAW chúng ta sử dụng dải màu Adobe RGB, các công việc phải tinh chỉnh, và hậu kì cũng được thực hiện trên hệ màu Adobe RGB.

– Xuất file hoàn thiện

+ Nếu file xuất ra in ấn: Adobe RGB

+ Nếu như file xuất ra trên digital media, MXH facebook, Internet: sRGB.

Tiếp theo, chúng ta sẽ chọn phần Setting cho Lightroom và Photoshop để có được giải màu như mong muốn. Như rất nhiều các process về để xử lý ảnh, các bức ảnh sẽ được xử lý RAW bằng Lightroom và sau đó export qua Photoshop để tinh chỉnh. Với Lightroom, chúng sẽ ta set color space ở mục: Edit>>Preferences>>External Editing

Cài đặt color space trong Lightroom

Cài đặt color space trong Lightroom

Sau khi tinh chỉnh xong trong phần mềm Photoshop, chúng ta sẽ xuất file theo các khoảng màu tương ứng với các mục đích sử dụng khác. Trong phần mềm Photoshop, chúng ta sẽ convert profile thông qua bước sau: Edit>>Convert To Profile

Edit>>Convert To Profile

Edit>>Convert To Profile

Như vậy thông qua bài viết này, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của sRGB là gì? Adobe RGB là gì? trong quá trình sáng tạo của những nhiếp ảnh gia, đặc biệt là khi hình ảnh được sử dụng với các mục đích thương mại như việc in ấn. Hy vọng chúng ta sẽ có được những cài đặt tốt để có chất lượng công việc được nâng cao.

Bài viết liên quan