Turbocharger là gì? Sự khác biệt giữa Supercharger và Turbocharger

17 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Turbocharger chắc hẳn là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với rất nhiều người dùng Việt Nam trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, để nắm rõ hơn về Turbocharger thì lại là một vấn đề cần nhiều về mặt thời gian. Do đó, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn Turbocharger là gì và so sánh sự khác biệt giữa Supercharger và Turbocharger qua bài viết sau đây nhé!

Turbocharger là gì?

Turbocharger hay còn có tên gọi khác đó là hệ thống tăng áp Turbo, là một trong những thiết bị vận hành cực tốt bởi khí thải nhằm mục đích là làm tăng sức mạnh của động cơ thông qua việc bơm không khí vào các buồng đốt chính. 

Turbocharger là gì?

Turbocharger là gì?

Xem thêm: Catalytic converter là gì? Bộ lọc khí thải trên xe hơi hoạt động như nào?

Hay có thể nói cách khác dễ hiểu hơn thì Turbocharger sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ nén khí vào bên trong của các động cơ. Sau đó, lượng không khí được nén vào bên trong xi lanh nếu càng nhiều thì lượng nhiên liệu được đưa vào động cơ sẽ càng lớn. Nếu khi nhiên liệu lớn thì mỗi kỳ nổ ở xi lanh sẽ giúp cho  công suất sinh ra được nhiều hơn.

Cấu tạo của Turbo tăng áp

Cấu tạo của Turbo tăng áp

Cấu tạo của Turbo tăng áp

Xem thêm: Turbo là gì? Những điều cần biết về bộ tăng áp động cơ

Turbocharger thường được bao gồm 2 phần chính đó là tuabin và bộ nén, chính là 2 cánh quạt được gắn trên một trục, mỗi quạt chính là một đầu trục. Khi đó, khí xả của động cơ sẽ được dẫn tới một quạt và được gọi là turbine. Mục đích của việc quay trục và xoay quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại thường được gọi là bộ nén. Do đó, bộ nén này sẽ có nhiệm vụ giúp nén khí vào khoang nạp khí của động cơ.

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp

Bộ tăng áp được hoạt động dựa vào luồng khí thải được tạo ra khi động cơ được hoạt động. Nếu khí thải được dẫn qua bộ tăng áp và làm quay một tua bin thì tuabin này sẽ quay máy nén khí. Khi đó, tuabin quay với tốc độ rất cao thậm chí lên đến 150.000 vòng/phút. Bộ tăng áp được gắn với họng xả động cơ do đó nhiệt độ làm việc của tuabin sẽ rất cao.

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp

Bộ tăng áp giúp cho động cơ đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn bằng cách đơn giản đó là nén thêm nhiên liệu vào xylanh trong mỗi một chu kỳ nổ. Bên cạnh đó, một bộ tăng áp có thể tăng áp suất lên hút nhiên liệu từ 6 đến 8 psi. Bởi áp suất không khí khoảng từ 14,7 psi do đó động cơ sẽ được nạp thêm 50% nhiên liệu và công suất động cơ sẽ tăng khoảng 30-40%.

Ưu và nhược điểm của Turbo tăng áp

Ưu điểm

Turbo có ưu điểm nổi bật nhất chính là làm tăng thêm sức mạnh cho động cơ, trong khi đó không tăng số lượng xi lanh cũng như dung tích lên. Điều này dẫn đến việc ít tiêu hao nhiên liệu hơn. Ví dụ như hãng Ford của Mỹ đã sử dụng động cơ EcoBoost 1.0lit 3 xi lanh để tăng áp đã thay thế cho động cơ 1.6lit cũ trên một số các dòng xe của họ. Bởi nó đem lại cùng một hiệu suất tuy nhiên lại ít tốn nhiên liệu hơn.

Nhược điểm

Turbo có nhược điểm lớn nhất chính là có tăng áp lại là âm thanh ống xả của động cơ tăng áp và thường ít lực hơn động cơ hút khí tự nhiên rất nhiều. Chính vì vậy mà độ “gầm rú” không bằng và mang lại ít cảm giác phấn khích hơn cho những người mê tốc độ.

Một nhược điểm khác của Turbo tăng áp đó là tạo ra một áp suất ngược trong hệ thống xả. Không chỉ vậy, còn tạo ra áp suất nạp thấp hơn rất nhiều cho tới khi động cơ vẫn hoạt động ở tốc độ tua cao. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc động cơ lắp turbocharger lúc ban đầu không “bốc” hay có thể gọi là “trễ”.

So sánh sự khác biệt giữa Supercharger và Turbocharger 

Để có thể phân biệt được hai hệ thống siêu nạp cũng như tăng áp này thì việc đầu tiên bạn đọc cần phải tìm ra những điểm khác biệt của cả hai, sự khác biệt được so sánh qua bảng sau đây:

Tiêu chí đánh giá Turbocharger Supercharger
Định nghĩa Turbocharger là một hệ thống đốt cháy cưỡng bức được sử dụng năng lượng từ nguồn khí thải để giúp nén khí nạp vào động cơ. Supercharger cũng là một hệ thống đốt cháy cưỡng bức tuy nhiên lại nén khí trực tiếp vào động cơ được truyền năng lượng thông qua trục khuỷu của động cơ.
Nguyên lý Thường sử dụng dòng khí thải để nhằm tạo ra năng lượng. Giúp kết nối với trục khuỷu để làm quay máy nén và tạo ra năng lượng.
Khả năng kết nối động cơ Không được kết nối trực tiếp với động cơ Trực tiếp kết nối với động cơ thông qua dây đai.
Tốc độ vòng quay Vòng quay động cơ có thể lên đến 150.000 vòng/phút. Quay tối đa 50.000 vòng/phút.
Độ “xanh” Giúp giảm tải lượng khí thải carbon ra bên ngoài môi trường. Khí thải được xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài do không có bộ giảm khí thải.
Độ êm ái khi vận hành Vận hành rất êm ái, ổn định. Hoạt động không êm do lắp ngay trên động cơ.
Bảo dưỡng Rất khó khăn trong việc bảo dưỡng và sửa chữa. Sửa chữa vô cùng dễ dàng.
Vị trí đạt hiệu suất cao Tại dải vòng tua cao. Tại vòng tua thấp.
Hiệu quả làm việc Cao Thấp
Bộ làm mát Cần phải có bộ làm mát khí nén. Không cần đến bộ làm mát.
Cấu tạo Phức tạp. Đơn giản.
Độ trễ Có độ trễ do đường truyền hay bị gián đoạn giữa chừng. Kết cấu trực tiếp với trục khuỷu do đó không có độ trễ.
Khả năng quay Máy được quay bởi chính cánh quạt tua bin. Được quay bởi trục khuỷu thông qua dây đai.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về Turbocharger là gì và so sánh sự khác biệt giữa Supercharger và Turbocharger. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những thông tin hữu ích này để có thể rút ra những bài học sâu sắc cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bài viết liên quan