Bật mí cách làm tỏi đen tại nhà ngon, dễ làm nhất

20 Tháng Tám, 2022 106 HienNguyen

Tỏi đen được coi là một loại “thần dược” rất tốt cho sức khỏe và Nhật Bản chính là cái nôi của tỏi đen. Vậy tỏi đen là gì và cách làm tỏi đen tại nhà như thế nào? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!

Tỏi đen là gì?

toi-den-rat-tot-cho-suc-khoe

Tỏi đen rất tốt cho sức khỏe

Tỏi đen là sản phẩm từ củ tỏi đã trải qua quá trình chế biến chứ không hề có sẵn trong tự nhiên. Để có được tỏi đen thì củ tỏi thông thường sẽ phải trải qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ cũng như độ ẩm hết sức nghiêm ngặt, khắt khe. Rất nhiều  nghiên cứu đã chỉ ra rằng, so với tỏi trắng thì tỏi được lên men (tỏi đen) có lượng hoạt chất tăng lên gấp nhiều lần. 

Cũng chính nhờ có sự tăng lên vượt trội của các hoạt chất có trong tỏi được lên men như: S-allyl-L-cysteine (SAC), đường Fructose, polyphenol hay hợp chất sulfur hữu cơ đã khiến tỏi đen có rất nhiều công dụng với sức khỏe. 

Công dụng của tỏi đen là gì?

  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư

toi-den-giup-ngan-ngua-benh-ung-thuTỏi đen giúp ngăn ngừa bệnh ung thư

Một trong những công dụng tuyệt vời khác của tỏi đen đó chính là có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư. Cụ thể là nhờ vào hợp chất S-allylcysteine có trong tỏi được lên men có khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng, trực tràng hay ung thư vú… 

Bên cạnh việc giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh ung thư thì loại thực phẩm này cũng đồng thời có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư một cách hiệu quả. 

  • Tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch

Chưa nói đến tỏi được lên men (tỏi đen), chỉ riêng nói đến tỏi tươi thông thường thì chúng đã được biết đến với khả năng ngăn ngừa nhiễm khuẩn, kháng nấm hay kháng virus… rất hiệu quả. 

Do đó, tỏi sau khi trải qua quá trình lên men sẽ làm gia tăng hoạt tính của các dược chất. Allicin chính là một loại axit amin trong tỏi đen có khả năng tiêu diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn khác nhau ngay cả khi đã được pha loãng. 

Loại tỏi này có hiệu quả cao trong việc giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Đặc biệt là với những trường hợp bị suy giảm miễn dịch do chiếu xạ hay sử dụng hóa chất. 

  • Làm giảm mỡ máu và hàm lượng cholesterol trong máu

toi-den-giup-lam-giam-cholesterol-trong-mau

Tỏi đen giúp giảm cholesterol trong máu

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, mỡ máu hay tiểu đường… đó chính là sự dư thừa lượng cholesterol trong cơ thể. Việc ăn tỏi đen thường xuyên và đúng cách sẽ giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu và giúp duy trì chúng ở mức hợp lý nhất. Đồng thời nó còn làm tăng HDL – Cholesterol có ích cho cơ thể của bạn. 

Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người trong nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh như thừa cân, béo phì, người cao tuổi… 

  • Thu dọn gốc tự do

Nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh lý khác nhau trong cơ thể đó chính là các gốc tự do. Do đó, để có thể ngăn ngừa hiệu quả các loại bệnh lý thì việc thu dọn các gốc tự do này là đặc biệt cần thiết. 

Điều này có thể được thực hiện một cách hiệu quả thông qua việc ăn tỏi đen bởi các hợp chất sulfur hữu cơ cùng dẫn chất tetrahydro carboline có trong loại thực phẩm này có thể giúp thu dọn gốc tự do trong cơ thể bạn một cách triệt để. Không sai khi nói tỏi đen chính là loại dược liệu có công dụng tuyệt vời trong công tác phòng và chữa bệnh. 

  • Chống oxy hóa

So với những loại tỏi thông thường khác thì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cũng như khẳng định khả năng chống oxy hóa của tỏi đen cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà loại thực phẩm này rất hữu ích đối với những trường hợp lão hóa, da nhăn nheo hay là người bị viêm da. 

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch

toi-den-tot-cho-he-tim-mach

Tỏi đen tốt cho hệ tim mạch

Đối với những người mắc các bệnh về tim mạch thì tỏi đen chính là một trong những loại dược liệu tuyệt vời. Cùng với tác dụng giảm cholesterol trong máu thì tỏi lên men còn giúp bảo vệ thành mạch cũng như thúc đẩy quá trình lưu thông của máu. Từ đó, hỗ trợ việc điều trị các bệnh về tim mạch diễn ra một cách hiệu quả hơn cũng như hạn chế được tối đa những biến chứng có thể xảy ra. 

  • Bảo vệ tế bào gan

Ăn tỏi đen thường xuyên và đúng cách cũng sẽ giúp bảo vệ tế bào gan một cách hiệu quả. Đặc biệt với các trường hợp bị xơ gan, viêm gan thì tác dụng tuyệt vời của loại thực phẩm này cũng đã được chứng minh. 

  • Giảm đau, viêm khớp

Loại thực phẩm này còn có khả năng giảm đau, tiêu viêm, đồng thời nó còn giúp thúc đẩy quá trình phục hồi cũng như cải thiện chức năng sau tổn thương của các khối cơ, giúp chúng trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn rất nhiều. 

Hướng dẫn cách làm tỏi đen tại nhà ngon

Dưới đây là cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

nguyen-lieu-can-co-de-lam-toi-dne

Nguyên liệu cần có để làm tỏi đen

  • Tỏi Lý Sơn hoặc tỏi cô đơn: 1kg
  • Bia: 1 lon
  • Giấy bạc
  • Nồi cơm điện
  • Màng bọc thực phẩm

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Bạn cần bóc bỏ lớp vỏ mỏng nhất bên ngoài củ tỏi để loại bỏ bụi bẩn. Bên cạnh đó cũng cần cắt bớt phần cuống để củ tỏi gọn gàng hơn, giúp bạn dễ dàng hơn trong công đoạn ủ.

Bước 3: Ủ tỏi

lam-toi-den

Tiến hành ủ tỏi

– Bạn cho tỏi vào thau sạch sau đó rưới bia đều khắp tỏi và ngâm chúng trong khoảng thời gian 30 phút để tỏi ngấm men vi sinh.

Lưu ý: Trong thời gian ngâm tỏi thì cứ 5 phút 1 lần bạn đảo đều tỏi để tỏi nhanh ngấm hơn. Sau 30 phút ngâm trong nước bia thì bạn vớt tỏi ra và để ráo nước.

– Tiếp đến bạn lấy giấy bạc bọc kín xung quanh tỏi, không được để hở để đảm bảo quá trình tỏi ngấm và lên men thành công, giúp tỏi đen và thơm hơn khi hoàn thành.

– Cuối cùng bạn cho tỏi vào nồi cơm điện và đậy nắp lại. Dùng màng bọc thực phẩm bọc phần nắp nồi cơm điện để tạo môi trường kín hơn. Trường hợp nếu bạn dùng nồi cơm điện tử thì không cần bọc. Sau đó bạn nhấn nút bật chế độ nấu (Cook), khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm (Warm) thì bạn để đó ủ liên tục trong khoảng 12 – 14 ngày.

Bước 4: Đợi ủ

Trong khoảng thời gian đợi ủ thì:

– Ngày thứ 2: Bạn sờ ngoài nồi cơm điện thấy nóng ran, mở ra kiểm tra thì sẽ thấy tỏi có mùi thơm như bắp luộc.

– Ngày thứ 4: Lúc này tỏi có mùi thơm dịu, tỏi vẫn trắng và bắt đầu chín dần từ bên trong.

– Ngày thứ 6: Tỏi đã chuyển sang màu xám đen và có mùi thơm dịu hơn.

– Ngày thứ 7: Tỏi có màu đen hơn rất nhiều, một số củ tỏi đã chuyển sang sẫm màu hẳn và có vỏ hơi ướt.

u-toi-den

Tỏi đen trong những ngày ủ đầu

– Ngày thứ 9: Vỏ tỏi có màu nâu, ướt còn bên trong thì có màu đen xám.

– Ngày thứ 12: Bạn bóc vỏ ra sẽ thấy tép tỏi có màu đen, vị ngọt chua và khi ăn thấy tỏi mềm và dẻo.

– Ngày thứ 14: Kết thúc quá trình ủ tỏi. Lúc này vỏ tỏi bên ngoài khô và có màu xám nhẹ, tép tỏi bên trong thì có màu đen và khi ăn thấy dẻo, có vị ngọt như trái cây. Vị ngọt này là do hàm lượng carbohydrate đã tăng từ 28,7% có trong tỏi tươi lên đến 47,9% trong tỏi đen.

Bước 5: Thành phẩm

Tỏi đen sau khi đã ủ xong thì bạn lấy ra để cho nguội rồi đem cất chúng trong các hộp kín để bảo quản sử dụng dần.

Ngoài cách làm tỏi đen tại nhà của người Nhật bằng nồi cơm điện thì bạn cũng có thể sử dụng nồi đa năng, nồi chiên không dầu hay máy làm tỏi đen… Cách làm cũng tương tự như trên.

Có thể thấy rằng không khó để có được món ăn khá ngon miệng mà lại giàu lợi ích cho sức khỏe như tỏi đen. Hy vọng bạn sẽ thành công với cách làm tỏi đen tại nhà được chúng tôi chia sẻ trên đây. 

Bài viết liên quan