Resolution là gì? Cách thay đổi độ phân giải màn hình

16 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Resolution chính là một trong những kiến thức cũng như khái niệm quan trọng mà hiện nay có rất nhiều nhà nhiếp ảnh gia quan tâm tới bởi nó giúp hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chụp ảnh và in ấn của họ.  Do đó, hãy cùng tìm hiểu đôi chút về Resolution là gì và cách thay đổi độ phân giải màn hình như thế nào thông qua bài viết sau đây nhé!

Resolution là gì?

Resolution là gì?

Resolution là gì?

Resolution chính là độ phân giải ảnh được dùng để chỉ một lượng thông tin nhất định được chứa đựng trong một số tập tin ảnh kỹ thuật số đã được hiển thị trên các thiết bị hay có thể khi in ra và được đo bằng đơn vị pixel. Có thể nói một cách tổng quát hơn, nếu như độ phân giải của bức ảnh càng cao thì nó sẽ giúp cho việc hiển thị hình ảnh trên website hay các trang in càng chi tiết và mượt mà nhất. Do đó, với những bức ảnh có độ phân giải cao nó sẽ có thể chứa nhiều pixel hơn mức bình thường mà mắt thường nhìn thấy được.

Cách thay đổi độ phân giải màn hình của bạn

Cách thay đổi độ phân giải màn hình của bạn

Cách thay đổi độ phân giải màn hình của bạn

Xem thêm: Màn hình LCD là gì?

  • – Để mở độ phân giải màn hình thì thường người dùng cần bấm vào nút bắt đầu hình ảnh nút Bắt đầu, sau đó bấm tiếp vào Panel Điều khiển dưới phần Giao diện và Cá nhân hóa và cuối cùng là bấm vào Điều chỉnh độ phân giải màn hình.
  • – Tiếp theo đó, bấm vào danh sách thả xuống được nằm ngay bên cạnh Độ phân giải và di chuyển thanh trượt tới độ phân giải mà người dùng muốn rồi nhấn vào Áp dụng.
  • – Nhấn Giữ lại để có thể sử dụng độ phân giải mới hay có thể bấm Hoàn nguyên để giúp quay lại độ phân giải trước.

Độ phân giải gốc

Độ phân giải gốc

Độ phân giải gốc

Xem thêm: Màn hình OLED là gì? Cấu tạo của màn hình OLED

Màn hình LCD bao gồm có màn hình máy tính xách tay, đây là bộ phận thường chạy tốt nhất ở độ phân giải gốc. Do đó, người dùng sẽ không cần phải đặt màn hình để giúp chạy ở độ phân giải này. Tuy nhiên, thông thường thì việc này sẽ được khuyến nghị để có thể đảm bảo vấn đề văn bản cùng các hình ảnh sắc nét nhất có thể. Hơn nữa, màn hình LCD thường có 2 hình dạng đó là: tỷ lệ chuẩn của chiều rộng so với tỷ lệ chuẩn của chiều cao là 4:3 hay thậm chí tỷ lệ màn hình rộng là 16:9 hoặc 16:10. Ngoài ra, màn hình rộng còn sở hữu hình dạng cũng như độ phân giải rộng hơn rất nhiều so với màn hình tỷ lệ chuẩn.

Nếu như bạn vẫn không chắc chắn về độ phân giải gốc của màn hình sử dụng thì hãy kiểm tra cũng như tham khảo sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm của mình hoặc có thể truy cập vào trang web của nhà sản xuất đã ghi chú trên đó. Dưới đây là những độ phân giải điển hình dành cho một số kích thước chuẩn màn hình phổ biến:

  • Màn hình 19 inch (tỷ lệ chuẩn): 1280 x 1024 pixel
  • Màn hình 20 inch (tỷ lệ chuẩn): 1600 x 1200 pixel
  • Màn hình 22 inch (màn hình rộng): 1680 x 1050 pixel
  • Màn hình 24 inch (màn hình rộng): 1900 x 1200 pixel

Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ phân giải ảnh và kích cỡ file

Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ phân giải ảnh và kích cỡ file

Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ phân giải ảnh và kích cỡ file

Nhìn chung có thể thấy nếu như các hình ảnh càng nhiều megapixel thì càng cần phải sử dụng đến nhiều bộ nhớ trên ổ cứng hay các website lưu trữ. Tuy nhiên, các định dạng ảnh mà bạn đã chọn để lưu ảnh thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kích cỡ của nó.

Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ phân giải với kích thước của ảnh

Thông thường, nếu ảnh càng lớn thì nó sẽ không chỉ chiếm dụng nhiều không gian lưu trữ mà ngoài ra còn hiển thị rất lớn trên màn hình máy tính hay khi in ra.

Tìm độ phân giải tự nhiên màn hình của bạn

Tìm độ phân giải tự nhiên màn hình của bạn

Tìm độ phân giải tự nhiên màn hình của bạn

Việc nắm rõ được các độ phân giải tự nhiên của màn hình sẽ có thể giúp cho bạn nhanh chóng điều chỉnh được hình ảnh rõ nét nhất. Đối với Windows 7, 8, hay hầu hết các phiên bản OS X thì độ phân giải đã được đề xuất đều được ghi rõ. Sau đây là một số độ phân giải phổ biến mà người dùng cần nắm được:

Với độ phân giải của màn hình rộng máy tính để bàn thường có kích thước là 1920 x 1080. Hơn nữa, 1600 x 900 và 2560 x 1440 cũng rất phổ biến. Còn đối với màn hình phẳng 4:3 cũ hơn thì sở hữu độ phân giải 1024 x 768.

Hơn nữa, độ phân giải của màn hình laptop thường có là 1366 x 768, đặc biệt, 1280 x 800, 1600 x 900, và 1920 x 1080 cũng phổ biến rất nhiều.

Ngoài ra còn có một số loại laptop mới hơn cũng sở hữu màn hình cao cấp hơn rất nhiều so với độ phân giải lần lượt là 2560 x 1440, 3200 x 1800, hay thậm chí có thể là 3840 x 2160 (“4K”).

Điểm đặc biệt là màn hình máy tính để bàn cao cấp thường có độ phân giải khá cao, ví dụ như 3840 x 2160 (“4K”) hay có thể 5120 x 2880 (“5K”), và Dell cũng đã vừa ra mắt màn hình có giá 100 triệu đồng với độ phân giải lên tới 7680 x 4320 (“8K”).

Như vậy, trên đây là một số thông tin về Resolution là gì và cách thay đổi độ phân giải màn hình như thế nào. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc thêm phần hiểu rõ hơn và có thể thay đổi được độ phân giải màn hình được tốt hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bài viết liên quan