SOS là gì? Giải nghĩa những điều bạn chưa biết về SOS

9 Tháng Tám, 2022 106 HienNguyen

Trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok có một trào lưu mang tên ẹt ô ẹt (S.O.S) với thông điệp là giải cứu một cái gì đó. Vậy thực chất SOS là gì? SOS là trend gì? Dưới đây là những khái niệm về SOS mà bạn không nên bỏ qua.

SOS là gì? SOS là ký hiệu gì?

SOS là viết tắt của từ gì?

sos-la-gi

SOS – xuất hiện lần đầu trong lĩnh vực hàng hải

Rất nhiều người đã nghĩ rằng tín hiệu SOS chính là viết tắt của từ “save our souls”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “cứu lấy linh hồn của chúng tôi hay SOS là viết tắt của từ “save our ship” có nghĩa là “cứu tàu của chúng tôi”. Nhưng thực tế thì cả hai cụm từ này không thực sự đại diện cho SOS. Vậy SOS là tín hiệu gì?

SOS ban đầu được dùng giống như một mã Morse hàng hải khẩn cấp để báo hiệu sự cố và do người Đức nghĩ ra. Sự kết hợp này đã được chọn vì đây là mã Morse 9 chữ số dễ nhớ nhất và hiện nó được sử dụng làm tín hiệu. Đại đa số thì mọi người tin rằng nó mang ý nghĩa là “save our ship”. Tuy nhiên, không có một mối liên hệ chắc chắn nào với cách giải thích này.

SOS là cái gì?

sos-chuoi-ma-morse

SOS – chuỗi mã Morse

SOS thực chất không có nghĩa và nó không được xem là 3 ký tự riêng lẻ. Nó chỉ là một chuỗi mã Morse liên tục bao gồm ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và ba dấu chấm, tất cả chúng chạy cùng nhau mà không có khoảng trắng hoặc điểm dừng. Do đó mà một thông điệp mã SOS trong mã Morse chỉ đơn giản là “. . . / – – – /. . .”

Tuy nhiên, do có ba dấu chấm có thể tạo thành chữ “S” và ba dấu gạch ngang có thể tạo thành một chữ “O” trong mã Morse quốc tế vì vậy tín hiệu này được gọi là “SOS” để tạo sự thuận tiện hơn. Chính bởi sự thuận tiện này mà SOS đã dần trở thành một cụm từ đại diện cho sự cầu cứu dù là ở đất liền, ở trên tàu hay là trên không.

Sự ra đời của SOS là sao?

Vào khoảng đầu thế ký XX, khi máy đô vô tuyến không dây lần đầu tiên được đưa lên tàu, những người đi biển nếu như gặp nguy hiểm thì cần khẩn cấp báo động ngay và từ đó người ta đã sáng tạo ra cách báo tín hiệu bằng SOS.

Trước đây có nhiều tổ chức, đoàn tàu và mỗi tổ chức sẽ có cách riêng để báo tín hiệu khẩn cấp. Tuy nhiên vì các tín hiệu đều có vẻ khá giống nhau nên rất dễ gây ra sự nhầm lẫn. Chính vì vậy mà người ta lựa chọn tín hiệu SOS dùng để báo động gặp nguy trên biển.

Vào tháng 8 năm 1909, trải qua rất nhiều năm cải tiến tín hiệu cũng như thảo luận, SOS đã được công nhận như là một tín hiệu cấp cứu, đặc biệt dùng cho các tàu trên biển.

Cách sử dụng tín hiệu SOS

bao-hieu-sos-qua-am-thanh

Báo hiệu SOS qua âm thanh

– Âm thanh: Tín hiệu âm thanh cầu cứu trên biển này sẽ phát tín hiệu cầu cứu khi gặp nguy hiểm thông qua các thiết bị có thể phát ra âm thanh.

– Tín hiệu đèn pin: Bạn có thể phát tín hiệu cầu cứu bằng cách phát một đoạn mã hóa gồm: 3 lần nháy đèn ngắn, 3 lần nháy đèn dài và cuối cùng là 3 lần ngắn giống như mã Morse vậy.

– Hình ảnh: Bạn cũng có thể truyền tín hiệu SOS cho người khác thông qua hình ảnh bằng cách vẽ lên mặt đất hay bất kỳ bề mặt nào đó kí hiệu SOS để có thể phát đi tín hiệu cầu cứu. Điểm đặc biệt khi sử dụng cách này là khi bạn viết SOS trên bất kỳ bề mặt nào đi chăng nữa thì khi xoay ngược lại nó vẫn là tín hiệu SOS.

Vì sao SOS lại trở nên thông dụng như vậy?

– Trong tình huống căng thẳng cao độ – khi mà bạn thực sự cần gửi tín hiệu SOS thì tín hiệu này rất dễ nhớ, thay vì phải sử dụng mã giúp đỡ trong Morse là “. . . . /. /. -. . /. – -.”

– Ngay cả khi bạn không biết bất kỳ mã Morse nào khác thì bạn vẫn có thể nhớ được mật mã này.

– Âm thanh beep-beep của tín hiệu SOS rất đặc biệt và gần như là không thể nhầm lẫn với bất kỳ tin nhắn nào khác.

SOS trong các lĩnh vực khác

SOS trong lĩnh vực công nghệ

sos-system-of-systems

SOS – System of Systems

SOS trong lĩnh vực công nghệ là viết tắt của cụm từ System of Systems (SoS), tức là tập hợp của nhiều hệ thống độc lập và là một phần của một hệ thống lớn hơn, phức tạp hơn. Các hệ thống độc lập và có thể phân tán này có thể tập hợp các nguồn lực của chúng lại với nhau để cung cấp các chức năng và hiệu suất mà không có hệ thống độc lập nào hoặc các hệ thống cấu thành nào có thể tự hoàn thành.

Ví dụ: Bạn hình dung một chiếc máy bay chính là một hệ thống lớn và vô cùng phức tạp. Để có thể hoạt động được thì nhiều hệ thống và thiết bị khác nhau đều phải làm việc cùng với nhau để vận hành các bộ phận khác của máy bay. Tuy nhiên chúng chỉ có thể hoạt động được khi tất cả các hệ thống thiết yếu đó đều hoạt động cùng nhau.

SOS trong lĩnh vực di động, viễn thông

cuoc-goi-khan-cap-sos

Cuộc gọi khẩn cấp SOS

SOS trong lĩnh vực này thường được biết đến chính là Cuộc gọi SOS. Hiểu một cách đơn giản là cuộc gọi khẩn cấp mà bạn đã cài đặt ở trên điện thoại của mình. Khi bạn sử dụng cuộc gọi SOS thì thông tin về vị trí hiện tại của bạn sẽ được gửi đến các trung tâm giúp đỡ khẩn cấp. SOS ở đây được ghi nhận là một phần mở rộng của tín hiệu cấp cứu cũ trong ngành hàng hải và nó cũng mang nghĩa tương đương đó là cầu cứu.

Một số cuộc gọi khẩn cấp ở nước ta mà bạn nên lưu vào điện thoại của mình như:

  • 112: Cuộc gọi yêu cầu được trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn toàn quốc.
  • 113: Cuộc gọi khẩn cấp nối máy đến với công an, cảnh sát.
  • 114: Cuộc gọi khẩn cấp nối máy tới cơ quan phòng cháy – chữa cháy.
  • 115: Cuộc gọi khẩn cấp đến các cơ sở y tế.

SOS trong lĩnh vực từ thiện

lang-tre-sos

Làng trẻ em SOS

Bạn hẳn đã từng nghe đến làng trẻ em SOS. Vậy làng trẻ em SOS là gì? Làng trẻ em SOS được biết đến là tổ chức hỗ trợ trẻ em, được viết tắt từ cụm Societas Socialis, có nghĩa là một câu lạc bộ xã hội được tổ chức nhằm gây quỹ thiện nguyện để ủng hộ việc chăm sóc những trẻ em mồ côi ở Áo.

SOS có nghĩa là xã hội có trách nhiệm với xã hội (Societas Socialis ở đây là một cụm từ tiếng Latinh và nó được dịch theo nghĩa đen là dịch vụ xã hội). Hermann Gmeiner – người đã sáng lập ra Societas Socialis tin rằng mọi đứa trẻ sinh ra trên đời đều xứng đáng có mẹ cũng như anh chị em, nhà ở và môi trường cộng đồng hỗ trợ. Vào năm 1949, Gmeiner đã tinh chỉnh tên và đổi thành Làng trẻ em SOS để nhấn mạnh lời kêu gọi sự chú ý đến trẻ em cần giúp đỡ trên toàn thế giới.

Tất cả các Làng trẻ em SOS đều sẽ cố gắng cứu trợ mọi trẻ em trên toàn thế giới bằng cách cung cấp cho trẻ một ngôi nhà an toàn, yêu thương và được chăm sóc đủ đầy. Tại Việt Nam cũng có 17 Làng trẻ em SOS ở tại 17 tỉnh thành trên cả nước.

SOS là gì trên Tik Tok, FB?

trend-eos

Trend “ét ô ét”

Dân mạng đang rần rần về trào lưu với cụm từ “ét ô ét” nên chắc hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc không biết tại sao nó lại “hot” đến vậy khi mà cụm từ này có mặt  trong hầu hết các bài đăng trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là trên Tik Tok. Và hẳn là rất nhiều người sẽ bán tín bán nghi rằng liệu nó có liên quan đến cụm từ SOS mà chúng ta vẫn biết hay không?

Thực chất thì 2 từ này chính là một. Ét ô ét hay còn gọi là ét o ét chính là cách phiên âm tiếng Việt của tín hiệu SOS. Chúng thường được Gen Z sử dụng để gây sự chú ý trong các tình huống hài hước, khó đỡ và nó thường mang thông điệp “cứu với” nhưng ở đây là với ý nghĩa trêu đùa, dí dỏm mà thôi.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được SOS là gì cũng như những khái niệm liên quan đến SOS. Từ đó hãy sử dụng cụm từ này một cách đúng nghĩa và vận dụng chúng một cách linh hoạt trong các lĩnh vực khác nhau nhé.

xem thêm :

Bài viết liên quan