Tín chỉ là gì? 1 tín chỉ bao nhiêu tiết? 1 tín chỉ bao nhiêu tiền?

15 Tháng Một, 2024 106 Tuyentb

Khi tìm hiểu các thông tin đào tạo, học phí của các trường Cao đẳng, Đại học chúng ta sẽ bắt gặp các cụm từ như tín chỉ, môn học theo tín chỉ, đào tạo theo tín chỉ. Vậy, tín chỉ là gì? 1 tín chỉ bao nhiêu tiết, bao nhiêu tiền? Mời bạn đọc cùng sieusach.info đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Tín chỉ là gì? 1 tín chỉ bao nhiêu tiết?

Tín chỉ được xem là một đơn vị để xác định lượng kiến thức cũng như kỹ năng mà sinh viên tiếp thu được. Tín chỉ là đơn vị của hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu  u ECTS – European Credit Transfer and Accumulation System.

Tín chỉ là đơn vị để sinh viên xác định được lượng kiến thức, kỹ năng tiếp thu

Tín chỉ là đơn vị để sinh viên xác định được lượng kiến thức, kỹ năng tiếp thu

Theo đó, với câu hỏi một tín chỉ bao nhiêu tiết thì được quy định như sau: 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết thực hành, thảo luận, thí nghiệm; 45 – 90 giờ thực tập; 45 – 60 giờ làm bài tập, tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận….

Tùy theo từng quy định riêng cả trường Đại học thì 1 tín chỉ sẽ tương đương với  với 1,42 – 3 tín chỉ của hệ thống ECTS.

Thế nào là học theo tín chỉ?

Theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ở Việt Nam hiện nay có 2 phương thức tổ chức đào tạo: Tín chỉ và niên chế.

Trong đó, đào tạo theo tín chỉ là tổ chức đào tạo theo từng học phần, cho phép sinh viên có thể tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình học theo kế hoạch học tập cá nhân, kết hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo.

Ngoài ra, khi sinh viên học theo tín chỉ thì phải đăng ký lớp của các học phần dự định học trong học kỳ gồm:

  • Học phần mới;
  • Một số học phần chưa đạt phải đăng ký để học lại;
  • Một số học phần đã đạt để cải thiện điểm số (nếu có).

Tuy nhiên việc đăng ký thường sẽ căn cứ vào danh sách học phần được mở và các điều kiện đăng ký của mỗi học phần đưa ra.

Xem thêm:

1 tín chỉ bao nhiêu tiền?

Một tín chỉ bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về tín chỉ. Hiện nay, không có giá chung thống nhất về số học phí/tín chỉ cho tất cả các trường và chương trình đào tạo.

Học phí/tín chỉ sẽ khác nhau giữa: trường công/trường công lập tự chủ tài chính/ trường tư/ trường quốc tế. Bên cạnh đó cũng có sự khác nhau giữa chương trình chuẩn/ chương trình liên kết quốc tế/ chương trình chất lượng cao.

Thông thường, học phí của 1 tín chỉ môn thực hành sẽ cao hơn so với 1 tín chỉ lý thuyết. Học phí/tín chỉ của khối ngành xã hội, kinh tế, nhân văn thấp hơn so với khối ngành kỹ thuật, công nghệ.

Trường Học phí/tín chỉ (vnđ)
ĐH Thăng Long (TLU) ( 2023 -2024) – 440.000 – 500.000 VNĐ / tín chỉ
ĐH Kinh tế quốc dân (2023-2024)
– Đại học chính quy: 500.000đ – 667.000 VNĐ / 1 tín chỉ ~ 15 -20 triệu đồng/ năm
– Đào tạo liên thông đại học, đào tạo từ xa: 470.000 VNĐ / tín chỉ
– Học phí chương trình chất lượng cao (CLC): 4.200.000 VNĐ / tháng
– Chương trình CLC Ngành Tài chính, Ngành Kế toán, Ngành Kinh doanh Quốc Tế, Ngành Phân tích kinh doanh: Học phí là 6000.000 VNĐ / tháng
– Học phí chương trình đào tạo POHE: 4.200.000 VNĐ / tháng.
Đại học Thương Mại (TMU) (2023-2024) – 496.000 VNĐ/tín chỉ.
Đại học Hàng hải (VMU) (2023 – 2024) – 360.000 – 1.080.000 VNĐ/tín chỉ tùy theo từng hệ đào tạo.
ĐH HUTECH (Chương trình đại trà năm học 2023-2024) – 1.130.000 VNĐ / 1 tín chỉ ~ 12 -13 triệu đồng /1 kỳ
– Ngành dược: 1.400.000 VNĐ / tín ~ 16 – 17 triệu đồng /1 kỳ
ĐH HUTECH (Chương trình chuẩn Quốc tế năm học 2023-2024) – Đào tạo bằng tiếng Anh: 1.700.000 VNĐ /1 tín chỉ.
– Đào tạo bằng tiếng Nhật hoặc Hàn: 1.250.000 VNĐ /1 tín chỉ.
ĐH Văn Lang (2023 – 2024) – 1.060.000VNĐ/ tín chỉ. Cụ thể:
– Các ngành khác: 20 đến 30 triệu đồng/học kỳ
– Ngành y khoa, răng hàm mặt: 80 – 100 triệu đồng/ kỳ
ĐH Kinh tế – Tài chính TP. HCM (UEF) (2023 – 2024) – 1.700.000VNĐ/ tín chỉ

–  Khoảng 18 -20 triệu đồng/ kỳ

Đại học Hoa Sen ( 2023 -2024) – 1.200.000 – 1.500.000 VNĐ/ tín chỉ
Đại học Phenikaa ( 2023 – 2024)
– Khoảng 1.000.000 VNĐ/ tín chỉ. Cụ thể:
– Ngành Y Khoa và Răng – Hàm – Mặt: 75 triệu đồng/ năm
– Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm, Kinh Doanh Quốc Tế, Logistic và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng: 42 triệu đồng/ năm
– Ngành Còn Lại: 24 – 32 triệu đồng/ năm
ĐH Cần Thơ CTU ( 2023 – 2024) – 441.000 VNĐ / tín chỉ
ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh ( 2023 – 2024) – 520.000VNĐ / tín chỉ
Đại học Công nghiệp Hà Nội ( 2023 – 2024) – 350.000 VNĐ / tín chỉ
Đại học Công nghiệp Việt Hung( 2023 – 2024) – Khối kĩ thuật: 327.000 VNĐ/ tín chỉ
– Khối ngành kinh tế: 270.000 VNĐ/ 1 tín
ĐH Y Phạm Ngọc Thạch (2023 – 2024)
–Sinh viên chính quy năm 1 và năm 2: ngành y khoa, dược học và răng – hàm – mặt: 55,2 triệu đồng/năm.
–Các khối ngành cử nhân: 31,64 triệu đồng/năm.
– Sinh viên chính quy từ năm 3 trở lên: 27,685 triệu đồng/năm đối với tất cả các ngành đào tạo đại học.
– Sinh viên khoa y Việt Đức: 209 triệu đồng/năm.
ĐH Bách khoa (2023 -2024)
– Chương trình chuẩn học phí 23 – 29 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành).
– Chương trình chất lượng cao dao động 33 – 42 triệu đồng/năm học
– Ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, logistics và quản lý chuỗi cung ứng: 57 – 58 triệu đồng/năm học.
– Chương trình song bằng tiếng Anh quốc tế do Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Plymouth Marjon – Vương quốc Anh cấp bằng: 45 triệu đồng/năm học.
– Chương trình quốc tế và liên kết đào tạo quốc tế khác: 25 – 30 triệu đồng/học kỳ
– Chương trình do Đại học Troy, Hoa Kỳ một năm học có 3 học kỳ: 90 triệu đồng/năm
ĐH Ngoại Thương (2023 -2024)
– Chương trình đại trà: 25 triệu đồng/năm.
– Chương trình Chất lượng cao: 45 triệu đồng/năm.
– Chương trình Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, Truyền thông Marketing: 60 triệu đồng/năm.

1 học kỳ bao nhiêu tín chỉ?

Một học kỳ có bao nhiêu tín chỉ còn tùy theo việc đăng ký môn hoặc theo năng lực của sinh viên, nên mỗi học kỳ sẽ có từ 10 – 30 tín chỉ. Theo Bộ GD&ĐT quy định khối lượng tín chỉ tối thiểu mà mỗi sinh viên có thể đăng ký trong 1 học kỳ đó là:

  • Sinh viên xếp hạng học lực bình thường đăng ký 14 tín chỉ/học kỳ (trừ kỳ cuối khóa).
  • Sinh viên xếp hạng học lực yếu được đăng ký 10 tín chỉ/học kỳ (trừ kỳ cuối khóa).
  • Đối với những sinh viên ở học kỳ phụ, không có quy định tối thiểu bao nhiêu tín chỉ/học kỳ.
Một học kỳ có bao nhiêu tín chỉ tùy vào năng lực và đăng ký môn của sinh viên

Một học kỳ có bao nhiêu tín chỉ tùy vào năng lực và đăng ký môn của sinh viên

  • Dựa vào khối lượng chương trình thì mỗi sinh viên được đăng ký tối đa tạo các trường học là 30 tín chỉ/ học kỳ.
  • Trong mỗi năm học, sẽ một học kỳ hè sẽ là cơ hội để sinh viên học vượt tín chỉ hoặc học cải thiện lại các môn có thành tích không tốt.

Các câu hỏi thường gặp khác về tín chỉ

Bao nhiêu tín chỉ mới được ra trường?

Theo chương trình đào tạo đại học thì sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 120 tín chỉ, bên cạnh đó là khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng theo quy định hiện hành thì mới được ra trường.

1 năm học bao nhiêu tín chỉ?

Theo quy định hiện hành không có quy định 1 năm có bao nhiêu tín chỉ mà tùy theo quy định của trường đó. Trên thực tế, các trường sẽ quy định số lượng tín chỉ trong 1 học kỳ cho sinh viên đăng ký, căn cứ vào khối lượng kiến thức và chương trình học của mỗi ngành. Trung bình mỗi sinh viên sẽ đăng ký khoảng 30 tín chỉ cho 1 năm học.

Học vượt tín chỉ là gì?

Học vượt tín chỉ là số tín chỉ tối đa cho phép bạn học trong chương trình học. Thường có nhiều sinh viên khi muốn ra trường sớm sẽ học vượt tín chỉ.

1 môn có bao nhiêu tín chỉ?

Tùy theo từng trường, từng ngành thì số tín chỉ 1 môn dao động từ 1 – 11 tín chỉ, đa số các môn có số tín chỉ là 3.

Cách tính điểm tín chỉ ở đại học, cao đẳng chuẩn nhất

Cách tính điểm theo tín chỉ cũng là vấn đề được nhiều sinh viên quan tâm bên cạnh việc tìm hiểu 1 tín chỉ là gì? Theo thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT để đánh giá điểm học phần trong chương trình đào tạo đại học quy định như sau:

Hướng dẫn tính điểm theo tín chỉ đại học

Hướng dẫn tính điểm theo tín chỉ đại học

Cách tính điểm tín chỉ theo thang điểm 10

Điểm theo hình thức tín chỉ xác định dựa trên thang điểm 10 được quy đổi sang thang chữ và thang điểm hệ 4 để xác định, đánh giá bằng của sinh viên khi ra trường.

Đối với mỗi một học phần, các sinh viên sẽ được đánh giá tối thiểu 2 điểm thành phần và tối đa là 3 điểm thành phần, đó là: điểm chuyên cần, điểm bài tập cá nhân/nhóm/bài giữa kỳ và điểm bài cuối học kỳ. Với những môn có số lượng tín chỉ nhỏ hơn 2 thì chỉ có 1 – 2 điểm đánh giá và được đánh giá theo thang điểm 10. Thông thường phương pháp và hình thức đánh giá, trọng số sẽ được quy định trong đề cương chi tiết của các học phần đó.

Cách tính điểm tín chỉ và quy đổi điểm học phần

Điểm học phần sẽ được tính từ tổng các điểm thành phần đem nhân với trọng số tương ứng và làm tròn 1 chữ số thập phân, sau đó xếp loại điểm chữ. Các mức học phần được tính vào điểm trung bình học tập gồm có:

  • A: từ 8,5 đến 10,0;
  • B: từ 7,0 đến 8,4;
  • C: từ 5,5 đến 6,9;
  • D: từ 4,0 đến 5,4;
  • F: dưới 4,0.
Bảng tính quy đổi điểm học phần

Bảng tính quy đổi điểm học phần

Với những môn không tính vào điểm trung bình, thì chỉ yêu cầu Đạt/Không đạt (Ví dụ như môn giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng).

Như vậy, để đổi điểm trung bình theo thang điểm 4 thì sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10 trước. Sau đó, xếp loại theo điểm chữ và quy đổi tương ứng ra thang điểm 4. Từ đó, sinh viên có thể tính ra được điểm trung bình học kỳ hoặc của năm theo thang điểm 4.

Cách tính theo tín chỉ điểm trung bình tích lũy hệ 4

Điểm trung bình tích lũy là tỉnh tổng điểm của các học kỳ tiếp theo nhân với số tín chỉ của từng môn rồi đem chia cho tổng số tín chỉ đó.

Ví dụ bảng điểm sau:

Môn học Số tín chỉ Điểm hệ 4 Tính
Môn học 1  3 3 3×3=9
Môn học 2 4 4 4×4=16
Môn học 3 2 3 2×3=6
Tổng 9 TC 31 

Như vậy, theo bảng điểm trên ta có điểm trung bình tích lũy: 31/9 = 3.4

Cách tính điểm tín chỉ theo học phần

Mỗi trường Đại học sẽ có quy chế thang điểm, tính điểm theo quy định khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về cách tính điểm học phần thường được áp dụng:

Điểm học phần = Điểm chuyên cần x 10% + Điểm bài tập nhóm x 30% + Điểm bài thi cuối kỳ x 60%

Ví dụ: Điểm chuyên cần là 9, điểm bài tập nhóm là 9, điểm bài thi cuối kỳ là 10, thì ta tính được như sau:

Điểm học phần = 9 x 0,1 + 9 x 0,3 + 10 x 0,6 = 9,6.

Cách tính điểm tín chỉ tốt nghiệp đại học

Khi sinh viên hoàn thành xong số lượng tín chỉ đã đăng ký thì bộ phận công tác sinh viên nhà trường sẽ tính điểm tốt nghiệp trung bình của năm học hoặc  điểm trung bình mà sinh viên tích lũy theo các kỳ rồi quy ra hệ 4.

Ví dụ:

  • Điểm tích lũy trung bình năm nhất là 3.1
  • Điểm tích lũy trung bình năm 2 là 3.5
  • Điểm tích lũy trung bình năm 3 là 3.9
  • Điểm tích lũy trung bình năm 4 là 3.6

Như vậy, điểm tốt nghiệp đại học = (3.1 + 3.5 + 3.9 + 3.6) : 4 = 3.5

Cách tính và xếp loại sinh viên theo thang điểm 4

Cách tính và xếp loại sinh viên theo thang điểm 4

Cách tính điểm học theo tín chỉ xếp loại học lực thang điểm 10

Theo hệ thống tín chỉ khi đánh giá xếp loại học lực ở đại học thì sẽ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Các bài đánh giá được chấm theo thang điểm 10 và được làm tròn một số thập phân. Tương ứng với mỗi mức điểm chữ sẽ được quy đổi sang mức điểm số như sau:

  • A tương ứng với 4.0
  • B+ tương ứng với 3.5
  • B tương ứng với 3.0
  • C+ tương ứng với 2.5
  • C tương ứng với 2.0
  • D+ tương ứng với 1.5
  • D tương ứng với 1.0
  • F tương ứng với 0

Theo đó, xếp loại hạng tốt nghiệp được xác định dựa trên điểm trung bình tích lũy đó là:

  • Từ 3.6 đến 4.0: Loại xuất sắc
  • Từ 3.2 đến 3.59: Loại giỏi
  • Từ 2.5 đến 3.19: Loại khá
  • Từ 2.0 đến 2.49: Loại trung bình

Tùy theo từng trường đại học, cao đẳng sẽ có một số quy định khác nhau về phương thức, cách tính và quy định về điểm số. Do đó, bạn cần đọc kỹ các thông báo của nhà trường mà mình đang theo học để có thể quy đổi, xác định điểm cũng như học lực chính xác.

Trên đây là toàn bộ bài viết về tín chỉ là gì, cách tính điểm theo tín chỉ ở bậc đại học và những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về vấn đề này.

Bài viết liên quan