Tân ngữ là gì? Phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp 

11 Tháng Mười Một, 2022 106 HienNguyen

Tân ngữ là một thành phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh. Nó giúp cho câu văn trở nên đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu hơn. Vậy tân ngữ là gì? Có những loại tân ngữ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu và giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Tân ngữ là gì trong tiếng Anh?

Tân ngữ là thành phần thuộc vị ngữ của câu; thường đi sau giới từ, động từ hoặc liên từ để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ. Một câu có thể không có tân ngữ, có một tân ngữ hoặc có nhiều tân ngữ.

Trong tiếng Anh, tân ngữ là Object. 

Ví dụ:

  1. I am eating birthday cake. (Tôi đang ăn bánh sinh nhật)
  2. My parents bought me a new car. (Bố mẹ tôi mua cho tôi một chiếc xe ô tô mới) => Có 2 tân ngữ là “me” và “a new car”. 

Vậy theo sau tân ngữ là gì? Sau tân ngữ có thể là các thông tin liên quan đến hành động như thời gian, lý do, cách thức,…. 

tan-ngu-la-gi

Tân ngữ là gì?

Các tân ngữ trong tiếng Anh

Khi đã hiểu rõ tân ngữ là gì, vậy bạn có biết có bao nhiêu loại tân ngữ không? Trong tiếng Anh, có 3 loại tân ngữ chính, đó là: tân ngữ của giới từ, tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp. Đặc điểm cụ thể của từng loại tân ngữ như sau:

Tân ngữ trực tiếp

  • Tân ngữ trực tiếp tiếng Anh là direct object
  • Thường là các đối tượng đầu tiên nhận tác động của hành động. 
  • Nếu trong câu có một tân ngữ thì chắc chắn tân ngữ đó là tân ngữ trực tiếp

Ví dụ: I like cat. (Tôi thích mèo)

=> “cat” là tân ngữ trực tiếp.

Tân ngữ gián tiếp

  • Tân ngữ gián tiếp tiếng Anh là indirect object
  • Đây là tân ngữ chỉ đối tượng mà hành động xảy ra đối với (hoặc dành cho) đối tượng ấy.
  • Tân ngữ gián tiếp có thể đứng sau tân ngữ trực tiếp và ngăn cách với tân ngữ trực tiếp bởi các giới từ (thường là “to” và “for”). Nếu chúng đứng trước tân ngữ trực tiếp thì không cần giới từ. 

Ví dụ: He gave me a flower bouquet. (Anh ấy tặng tôi một bó hoa).

=> “me” và “flower bouquet” đều là tân ngữ. Trong đó, “me” là tân ngữ gián tiếp, còn “flower bouquet” là tân ngữ trực tiếp. 

Hoặc: My father bought a new car for me.

=> Hai tân ngữ “a new car” và “me” được ngăn cách với nhau bởi giới từ “for”. Trong đó, “me” là tân ngữ gián tiếp; còn “a new car” là tân ngữ trực tiếp. 

Tân ngữ của giới từ

Đó là những từ hoặc cụm từ đứng sau giới từ ở trong câu. 

Ví dụ: 

  1. The pen is on the desk. (Chiếc bút ở trên bàn)
  2. I want to go to the market with my mother. (Tôi muốn đi chợ cùng với mẹ)
cac-loai-tan-ngu-tieng-anh

Các loại tân ngữ tiếng Anh

Các hình thức của tân ngữ trong tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, tân ngữ có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Gồm có:

Danh từ

Đây là hình thức phổ biến nhất của tân ngữ. 

Ví dụ: 

  1. I help my mom do the housework. (Tôi giúp mẹ làm việc nhà)
  2. I went to the supermarket with my friend. (Tôi đi siêu thị với bạn)
  3. I bought a new laptop for my daughter. (Tôi mua chiếc máy tính mới cho em gái)

Đại từ nhân xưng

Dưới đây là bảng các đại từ nhân xưng chỉ làm được tân ngữ, không thể giữ chức vụ làm vị ngữ:

Đại từ làm chủ ngữ Đại từ làm tân ngữ
I me
You you
he him
she her
It It
they them

Ví dụ: Chúng ta có thể nói “She drove me to school (Cô ấy chở tôi đến trường)” chứ không thể nói “She drove I to school.”.

cac-hinh-thuc-cua-tan-ngu

Đại từ nhân xưng làm tân ngữ

Động từ

Nhiều bạn cho rằng động từ chỉ giữ chức vụ làm vị ngữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, động từ cũng đảm nhận nhiệm vụ làm tân ngữ. 

Động từ khi làm tân ngữ có 2 dạng sau:

  • Dạng “to V”
  • Dạng Ving

Ví dụ:

  1. I want to watch TV. => “to watch” là động từ dạng to V và đảm nhận nhiệm vụ làm tân ngữ trong câu.
  2. I imagine traveling to France. (Tôi tưởng tượng đang đi du lịch Pháp) => “traveling” là động từ dạng Ving và đảm nhận vai trò là tân ngữ trong câu. 

Mệnh đề

Ngoài những hình thức trên, tân ngữ tiếng Anh cũng có thể là một mệnh đề, có đầy đủ chủ ngữ + vị ngữ.

Ví dụ:

I can sympathize with what you are feeling now. (Tôi có thể đồng cảm với những gì bạn đang cảm nhận bây giờ). 

Cách dùng tân ngữ trong câu bị động

Chuyển câu bị động thành câu chủ động và ngược lại là phần ngữ pháp khiến nhiều bạn học sinh nhầm lẫn. Nguyên nhân hầu hết là do các bạn không xác định đúng tân ngữ. Vì vậy, việc hiểu rõ và nắm chắc kiến thức tân ngữ là gì sẽ giúp các bạn tự tin hơn và không bị mất điểm oan ở phần bài tập này. 

Dưới đây là các bước chuyển từ câu chủ động thành bị động:

Bước 1: Xác định tân ngữ  trong câu chủ động.

Bước 2: Chuyển tân ngữ đó thành chủ ngữ của câu bị động

Bước 3: Chuyển động từ từ thể chủ động thành bị động.

Bước 4: Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động thành tân ngữ của câu bị động và thêm “by” đằng trước.

cach-dung-tan-ngu-trong-cau-bi-dong

Cách dùng tân ngữ khi chuyển câu chủ động thành bị động và ngược lại

Ví dụ: 

I open the window. (Tôi mở cửa sổ)

=> The window is opened by me. (Chiếc cửa sổ được mở bởi tôi). 

Tân ngữ là gì trong tiếng Trung?

Tương tự như trong tiếng Việt hay tiếng Anh, tân ngữ trong tiếng Trung là đối tượng chịu sự tác động do chủ ngữ gây ra. 

Vị trí của tân ngữ trong tiếng Trung:

  • Vị trí 1: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ

Ví dụ: Wǒ chī miànbāo (Tôi ăn bánh mì). => “miànbāo” là tân ngữ.

  • Vị trí 2: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ 1 + tân ngữ 2

Ví dụ: Wáng lǎoshī jiào wǒ yīngyǔ. (Thầy Vương dạy tôi tiếng Anh) => “wǒ” và “yīngyǔ” là 2 tân ngữ trong câu. 

Trên đây là bài viết chia sẻ tân ngữ là gì và một số kiến thức liên quan. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tân ngữ để sử dụng chúng đúng cách nhé!

xem thêm:

Bài viết liên quan