Văn miêu tả là gì? Phân loại, tác dụng và các bước làm bài chuẩn nhất

9 Tháng Một, 2023 106 HienNguyen

Miêu tả là một phương thức biểu đạt trong văn học và là nội dung học tập quan trọng. Vậy văn miêu tả là gì? Yếu tố miêu tả là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về văn miêu tả nhé!

Văn miêu tả là gì?

Miêu tả là loại văn giúp cho người đọc, người nghe hình dung được những tính chất, đặc điểm nổi bật của con người, sự vật, sự việc hoặc phong cảnh,… làm cho những cái đó như hiển hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người nói, người viết thường được bộc lộ rõ nhất.

Tác dụng chính của văn miêu tả là giúp người đọc và người nghe hình dung một cách chân thực nhất các đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, sự vật, con người hoặc phong cảnh… khiến cho đối tượng được miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. 

mieu-ta-la-gi

Văn miêu tả giúp người đọc, người nghe hình dung ra các đặc điểm của sự vật, sự việc…

Những năng lực chúng ta cần phải có khi làm bài văn miêu tả đó là quan sát và ví von:

  • Quan sát: Là biết nhìn nhận, xem xét sự việc, sự vật. Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật được đặt trong sự tương quan với các sự vật xung quanh.
  • Ví von so sánh: Thể hiện lên sự liên tưởng độc đáo, mang cá riêng của người viết và cảm nhận về sự vật, hiện tượng cần miêu tả.

Câu miêu tả là gì?

Câu miêu tả là câu dùng để miêu tả hành động, đặc điểm, trạng thái,… của sự vật nêu ở chủ ngữ. Trong câu miêu tả, chủ ngữ thường được đứng trước vị ngữ. 

Ví dụ: Bé con chập chững bước từng bước một về phía mẹ nó.

Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả

Văn miêu tả là loại văn mang tính thẩm mỹ cao, đòi hỏi người viết phải thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát và cách cảm nhận.

Văn miêu tả luôn có sự chân thật, bởi trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng cần phải gắn với cái chân thật.

Ngôn ngữ trong văn miêu tả thường giàu hình ảnh, giàu cảm xúc và giàu nhịp điệu, âm thanh.

cam-xuc-ve-mot-bai-tho

Văn miêu tả thường giàu cảm xúc, giàu hình ảnh

Muốn miêu tả được, trước hết chúng ta người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, tưởng tượng, liên tưởng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên các đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

Những năng lực cần có khi viết văn miêu tả

Người viết văn miêu tả muốn câu văn diễn tả được đúng những gì mà bản thân mong muốn cần có các kĩ năng:

Quan sát: Xem xét, nhìn nhận sự vật. Nhận xét và liên tưởng về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.

So sánh, ví von: Thể hiện các tư duy liên tưởng độc đáo riêng của người viết để hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

Các dạng văn miêu tả và các bước làm bài chuẩn nhất

Văn miêu tả được phân thành 3 loại, mỗi loại sẽ đòi hỏi các kĩ năng miêu tả tinh tế khác nhau. Cụ thể như sau:

Văn tả cảnh

Văn tả cảnh là những bài văn gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hoặc cảnh sinh hoạt. Nó như gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. 

mieu-ta-canh-dep

Văn tả cảnh gợi ra cho người đọc những nét riêng của cảnh

Yêu cầu văn tả cảnh là phải quan sát và lựa chọn ra được những hình ảnh tiêu biểu nhất. Trình bày những điều đã quan sát được theo 1 trình tự nhất định.

Bố cục bài văn miêu tả cảnh:

Mở bài: Giới thiệu vào cảnh sẽ được tả.

Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể theo một số trường hợp sau:

  • Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).
  • Không gian tả từ ngoài vào trong (hoặc ngược lại).
  • Không gian tả dưới lên trên (hoặc ngược lại).

Kết bài: Cuối bài văn tả cảnh, người viết hãy phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

Văn tả người

Văn tả người là những gợi tả về các nét ngoại hình, hành động, tính cách hay lời nói… của một nhân vật cụ thể được miêu tả.

Phân biệt đối tượng miêu tả theo từng yêu cầu: 

  • Tả chân dung của nhân vật (miêu tả về ngoại hình, tính cách,…)
  • Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý đến các chi tiết thể hiện trạng thái cảm xúc, cử chỉ,…)

Bố cục bài văn tả người

Mở bài: Giới thiệu đôi nét về người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được miêu tả, giới tính, tên và ấn tượng chung về người đó).

Thân bài:

Miêu tả khái quát về nghề nghiệp, vóc dáng, tuổi tác,…

Tả chi tiết về ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động… Nếu là bài văn tả người đang làm việc thì bạn cần quan sát vào các động tác của từng bộ phận, như khuôn mặt thay đổi ra sao, ánh mắt, trạng thái cảm xúc như thế nào… 

bai-van-ta-nguoi-me

Bài văn tả người

Thông qua miêu tả để khơi gợi lên các tính cách của nhân vật: Qua việc tả các chi tiết mà người đọc có thể cảm nhận được và hình dung được nét tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.

Kết bài: Nhận xét hoặc là nêu cảm nghĩ của chính người viết về người được miêu tả.

Miêu tả sáng tạo

Đối tượng miêu tả sáng tạo thường được xuất hiện trong hình dung tưởng tượng của người viết, bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó như người hay cảnh vật.

Khi miêu tả sáng tạo bạn cần đảm bảo các yêu cầu sao:

– Tả cảnh tưởng tượng: Cần phải bám vào một số nét thực tế trong đời sống.

Ví dụ, khi miêu tả một phiên chợ trong tưởng tượng; bạn cần dựa trên những đặc điểm vốn thường xảy ra của cảnh ấy để làm cơ sở tưởng tượng. Như:

  • Không khí của quang cảnh,  lượng người, lứa tuổi, tầng lớp đến chợ…  
  • Chợ sẽ diễn ra ở địa điểm nào?
  • Thời tiết khí hậu lúc đó ra sao?

Những cơ sở đó chính là thực tế để bạn tưởng tượng thêm theo ý định của mình.

– Tả người trong tưởng tượng: Thường là những người có các đặc điểm khác biệt như ông Tiên, ông Bụt, anh hùng trong truyền thuyết. Tuy nhiên vẫn cần phải dựa vào một số đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng ra những nét ngoại hình cho phù hợp. 

Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào hoặc đối tượng nào thì chúng ta cũng cần chú ý vận dụng phương pháp so sánh vào để bài văn miêu tả dễ hình dung, sinh động hơn. 

Trên đây là các thông tin về văn miêu tả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu văn bản miêu tả là gì, phân loại và tác dụng của văn miêu tả. 

Bài viết liên quan