Từ mượn là gì? Khái niệm, ví dụ về tự mượn trong tiếng Việt

29 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Khái niệm từ mượn là gì chúng ta đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6 và được nhắc lại ở ngữ văn lớp 9. Trong bài viết này sieusach.info sẽ tổng hợp lại những kiến thức về thế nào là từ mượn để các bạn học sinh có thể nắm chắc hơn phần kiến thức này, theo dõi nhé!

Từ mượn là gì?

Từ mượn là gì lớp 6? Định nghĩa từ mượn trong chương trình Ngữ Văn 6 đã như sau: “Từ mượn là từ được vay mượn từ của nước ngoài để diễn đạt, biểu thị các hiện tượng, đặc điểm, sự vật,… mà trong tiếng Việt chưa có hoặc không có từ nào thích hợp để biểu thị điều đó”.

Từ mượn là từ được vay mượn từ nước ngoài để làm đa dạng tiếng Việt

Từ mượn là từ được vay mượn từ nước ngoài để làm đa dạng tiếng Việt

Từ mượn giúp tạo ra sự đa dạng, phong phú cho ngôn ngữ tiếng Việt. Từ mượn xuất hiện đó là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập các nền văn hóa, kinh tế, xã hội trên thế giới. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn khác nhau có nguồn gốc từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh….Do đó, từ mượn còn được gọi với cái tên khác là từ ngoại lai, từ vay mượn.

Nguồn gốc và vai trò của từ mượn trong tiếng Việt

Nguồn gốc

Trong tiếng Việt rất nhiều từ mượn được sử dụng từ các ngôn ngữ khác nhau, nhưng chủ yếu từ mượn được sử dụng từ 4 quốc gia là: từ mượn tiếng Hán (tiếng Trung), từ mượn tiếng Pháp, từ mượn tiếng Anh, từ mượn tiếng Nga…

Vai trò

Bổ sung thêm những từ còn thiếu: Trong giai đoạn đầu khi bắt đầu hình thành ngôn ngữ tiếng Việt còn thiếu rất nhiều. Do vậy, chúng ta đã vay mượn từ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ đa dạng, phong phú hơn.

Từ mượn có vai trò quan trọng đối với ngôn ngữ tiếng Việt

Từ mượn có vai trò quan trọng đối với ngôn ngữ tiếng Việt

Tạo ra nhiều lớp sắc thái nghĩa khác nhau: Trên thực tế có nhiều từ thuần Việt khi sử dụng mang lại cảm giác cho người nghe thấy ghê sợ, thô tục, gây ra đau đớn hay quá dài dòng. Do đó, sử dụng từ mượn để thay thế lại tạo cảm giác lịch sự, trang trọng, trung hòa hơn rất nhiều.

Ví dụ: Từ thuần Việt là: ch.ết sử dụng từ mượn thay thế là t.ừ tr.ần, qua đời khi nghe sẽ bớt đau đớn, bi thương mà còn có cảm giác trang trọng hơn.

Xem thêm:

Các loại từ mượn trong tiếng Việt phổ biến hiện nay

Dựa trên nguồn gốc của từ thì từ mượn được chia thành các loại phổ biến như:

Từ mượn tiếng Hán

Các từ mượn tiếng Hán hay Hán Việt được sử dụng nhiều nhất trong từ mượn tiếng Việt, đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng nhất. Với lịch sử đô hộ 1000 năm, nên Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng  về văn hóa, vì vậy việc sử dụng ngôn ngữ vay mượn từ là điều chắc chắn.

Theo thống kê có đến 60% từ vựng tiếng Việt đều có nguồn gốc từ tiếng Hán. Tuy nhiên, quá trình sử dụng đã được Việt hóa để phù hợp hơn với hệ thống  ngữ âm của tiếng Việt.

Ví dụ từ mượn tiếng Hán:

  • Độc giả: Đây là 2 từ Hán Việt trong đó “độc” nghĩa là đọc còn giả có nghĩa là “người”.
  • Yếu điểm: Là từ tạo thành 2 chữ với “yếu” nghĩa là quan trọng còn điểm  nói về điểm quan trọng.
  • 300 từ mượn Hán Việt:
Tồn = Còn Ca = Hát Giảm = Bớt Nộ = Giận
Tử = Con Phiến = Quạt Phi = Bay Cung = Kính
Tôn = Cháu Thu = Mùa Thu Tĩnh = Lặng Khiết = Sạch
Lục = Sáu Hạ = Mùa Hạ Vong = Quên Chiêm = Cầm
Tam = Ba Băng = Giá Ký = Nhớ Quân = Vua
Gia = Nhà Vũ = Mưa Thê = Vợ Dược = Thuốc
Quốc = Nước Tiễn = Đưa Thiếp = Hầu Quảng = Rộng
Tiền = Trước Nghinh = Rước Hư = Không Loại = Loài
Hậu = Sau Thuỷ = Nước Thực = Thật Noãn = Trứng
Ngưu = Trâu Liên = Sen Thiết = Sắt Bào = Nhau
Mã = Ngựa Danh = Tên Bình = Bằng Tinh = Sao
Nha = Răng Tánh = Họ Mễ = Gạo Điện = Chớp
Vô = Chẳng Xích = Thước Lộc = Hươu Hấp = Hớp
Hữu = Có Báo = Beo Hoài = Cưu Mang Xuất = Ra
Khuyển = Chó Miêu = Mèo Trượng = Gậy Khai = Mở
Dương = Dê Tràng = Ruột Viễn = Xa Quái = Gở
Quy = Về Lâm = Rừng Nghệ = Nghề Nhuyễn = Mềm
Tẩu = Chạy Hải = Bể Tài = Của Cương = Cứng
Bái = Lạy Kỳ = Cờ Khuyết = Cửa Mão = Mẹo
Khứ = Đi Trắc = Nghiêng Dựng = Chửa Ẩn = Giấu
Nữ = Gái Thuyết = Nói Thơ = Sách Quả = Trái
Nam = Trai Hô = Gọi Đổ = Vách Bình = Cái Bình
Đa = Nhiều Triệu = Vời Đắc = Được Bát = Cái Bát
Ái = Yêu Chưng = Nấu Vi = Làm Xướng = Hát
Thức = Biết Duệ = Gấu (Áo) Dục = Muốn Sĩ = Làm Quan
Mộc = Cây Khâm = Tay (Áo) Kỷ = Ghế Nông = Làm Ruộng
Nan = Khôn (Khó) Sư = Thầy Mẫu = Mẹ Hắc = Đen
Trụ = Cột Hữu = Bạn Nhi = Con Ly = Con Cầy
Sàng = Giường My = Mày Viên = Tròn Nhẫn = Nhịn
Tịch = Chiếu Mục = Mắt Tụng = Kiện Ý = Lòng
Khiếm = Thiếu Diện = Mặt Minh = Kêu Nguỵ = Dối
Dư = Thừa Oán = Hờn Hạ = Thấp Ngư = Đánh Cá
Đăng = Đèn Lan = Hoa Lan Phì = Béo Khiếu = Kêu
Thăng = Lên Huệ = Hoa Huệ Cảnh = Cõi Cầm = Chim
Giáng = Xuống Mại = Bán Vấn = Hỏi Lịch = Trải
Điền = Ruộng Thiên = Nghìn Kiếm = Gươm Du = Qua
Trạch = Nhà Ngu = Ngây Liêm = Liềm Hào = Kêu
Lão = Già Tuyến = Sợi Quỹ = Cũi (Hòm) Nhiễu = Quấy
Đồng = Trẻ Tân = Mới Mạo = Mặt Giáo = Dạy
Tước = Sẻ (Chim Sẻ) Thâm = Sâu Bộc = Min (Tôi) Nhiễm = Con Trăn
Kê = Gà Thiển = Cạn Sung = Đầy Căn = Gót
Bá = Bác Quan = Xem Khinh = Nhẹ Mỹ = Tốt
Di = Dì Can = Gan Thính = Nghe Vinh = Sang
Phật = Bụt Thận = Cật Nhân = Hạt Thổ = Đất
Mặc = Mực Cân = Gân Nùng = Nồng Ân = Ơn
Chu = Son Chỉ = Ngón Chân Ước = Mong Mục = Chăn
Tử = Tây Quăng = Cánh Tay Tưởng = Nhớ Tiều = Hái Củi
Mộ = Mến Quyền = Tay Quyền Trái = Nợ Vũ = Lông
Chí = Đến Phú = Giàu Tiên = Giấy Hạch = Hạt
Hồi = Về Tẩu = Chị Dâu Nhĩ = Tai Sài = Củi
Hương = Quê Long = Rồng Bồn = Chậu Hoán = Đổi
Thị = Chợ Nhục = Thịt Cựu = Cậu Thiên = Dời
Phụ = Vợ Thảo = Cỏ Xuyên = Sông Xưng = Xưng
Phu = Chồng Bình = Bèo Ngôn = Nói Phụ = Giúp
Nội = Trong Diêm = Muối Thủ = Giữ Vị = Mùi
Trung = Giữa Tửu = Rượu Tựu = Tới Chiêm = Xem
Môn = Cửa Sinh = Sênh Cải = Đổi Đạc = Đo
Bạch = Trắng Huyền = Đen Di = Dời Tuyệt = Dứt
Khổ = Đắng Đỉnh = Vạc Tản = Tán Giả = Dối
Thạch = Đá Tiếu = Cười Đông = Mùa Đông Phục = Mặc
Kim = Vàng Sân = Giận Lạp = Tháng Chạp Thư = Khoan
Hạng = Ngõ Thiền = Ve Hợp = Hạp Phách = Vía
Đạc = Mõ Hà = Sông Ngộ = Biết Thanh = Xanh
Trực = Thẳng Lãnh = Núi Bao = Bọc Hảo = Tốt
Sát = Xét Đại = Cả Luân = Bánh Xe Thiêu = Đốt
Muội = Em Tôn = Cao Nho = Đạo Nho Bồi = Vùi
Tỷ = Chị Trì = Ao Thích = Đạo Phật Ngữ = Nói
Chinh = Chiêng Tỉnh = Giếng Miến = Bột Tráng = Khoẻ
Khuynh = Nghiêng Khẩu = Miệng Di = Đường Tuân = Hỏi
Bán = Nửa Vân = Mây Bần = Khó Ngoại = Ngoài
Song = Đôi Hoả = Lửa Mão = Mũ Trư = Lợn
Hầu = Khỉ Dục = Nuôi Nhập = Vào Mạch = Lúa Chiêm
Hổ = Hùm Vĩ = Đuôi Cư = Ở Đàm = Nói
Trường = Dài Nguyệt = Tháng Cốt = Xương Trá = Dối
Đoản = Ngắn Minh = Sáng Cẩu = Chó Phụ = Cha
Xà = Rắn Tín = Tin Tộc = Họ Giang = Sông
Tượng = Voi Chi = Cành Sơn = Núi Điệp = Bướm
Vị = Ngôi Diệp = Lá Yên = Khói. Phức = Thơm

Từ mượn Tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới và được coi là ngôn ngữ thứ 2 sau ngôn ngữ chính ở nhiều quốc gia. Tiếng Anh cũng là môn học chính bắt buộc trong các chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, từ mượn tiếng Anh được sử dụng khá nhiều trong tiếng Việt.

Ví dụ từ mượn tiếng Anh:

Ví dụ từ mượn tiếng Anh:

Ví dụ từ mượn tiếng Anh:

  • Đô la: Từ gốc là từ “dollar”, phiên âm là /ˈdɒlə/ là đơn vị tiền tệ.
  • In – tơ – net: Với từ gốc là “internet” có phiên âm là /ˈɪntərnet/.
  • Ngoài ra còn một số từ mượn phổ biến khác có thể kể đến như: 
camera = Ca-mê-ra, Ca-me-ra laptop = láp-tóp, láp tóp shorts = quần soóc, quần soọc
clip = cờ-líp, líp lesbian = lét same = xêm
damage = đam (sát thương) one two three = oẳn tù tì, oẳn tù xì. radar = rađa
depot = đê-pô, đề-pâu, đì-pâu PC = pi-xi (Maria) Schell = sến
developer = đép PR = pi-a show = sô
dollar = đô-la robot = rô-bốt smartphone = sờ-mát-phôn, mát phôn
font = phông, phông chữ rock = nhạc rốc tablet = táp-lét
gay = gay sandwich = xăng-guých tiny = tí nị
internet = in-tơ-nét scag = xì ke (phương ngữ miền Nam) TV = tivi
jeans = quần jin sex = Sếch fan = fan
jeep = xe gíp selfie = seo-phi

Từ mượn tiếng Pháp là gì?

Dưới thời Pháp thuộc, tiếng Pháp được đưa vào để giảng dạy trong các trường học ở Việt Nam. Do đó, ngôn ngữ tiếng Pháp cũng được vay mượn trong tiếng Việt khá nhiều. Trong quá trình giao lưu thì người Việt thường mượn nhiều từ gốc Pháp để nói về các khái niệm mà các từ trong tiếng Việt chưa thể diễn đạt được hết ý hay không có. Tuy nhiên, khi sử dụng các từ mượn tiếng Pháp có sự thay đổi về cả cách đọc, chữ viết để giữ gìn nét đẹp trong Tiếng Việt.

Ví dụ từ mượn tiếng Pháp:

  • A – xít: Có nguồn gốc từ “acide” trong tiếng Pháp với  phiên âm là /asid/.
  • Ô tô:  Có nguồn gốc từ “auto” với phiên âm là /oto/.
  • Bờ lu: Nguồn gốc từ “blouse” trong tiếng Pháp phiên âm là /bluz/
  • Ngoài ra còn một số từ mượn tiếng Pháp khác như: 
acide = a-xít compas = com pa dùng để vẽ hình tròn mouchoir = khăn mùi soa Khăn tay
affiche = áp phích complet = com lê trang phục nam giới moutarde = mù tạt
allô = a lô coupe = cúp “Cúp” trong “cúp vô địch” Noël = Nô-en Lễ Giáng sinh
antenne = ăng ten cravate = cà vạt, ca-ra-vát olive = ô liu
auto = ô tô cresson = cải xoong pédé = bê đê, pê đê. Còn gọi là “gay”.
auvent = ô văng crème = kem, cà rem pile = pin
balcon = ban công essence = xăng trước đây còn gọi là “ét-xăng” poupée = búp bê
ballot = ba lô équerre = ê ke radio = ra-đi-ô
béton = bê tông équipe = ê kíp, kíp “Équipe” trong tiếng Pháp có nghĩa là tốp, tổ, nhóm, đội salade = xa lát, xà lách
bière = bia “Bia” trong “bia hơi” film = phim salon = (ghế) xa lông
biscuit = bánh quy fosse septique = (bể) phốt miền Bắc) miền Nam gọi là “hầm cầu”. sauce = (nước) xốt
blockhaus = lô cốt fromage = pho mát (phương ngữ miền Bắc), phô mai (phương ngữ miền Nam) scandale = xì căng đan
blouse = (áo) bờ lu galant = ga lăng série = xê ri
brosse = bót (bàn chải) đánh răng garde = gác “Gác” trong “canh gác”. signal = xi nhan
bus = (xe) buýt gare = (nhà) ga slip = quần xịt, quần sịp, xi líp
cacao = ca cao gaz = ga “Ga” trong “bếp ga”, “nước uống có ga” hay “xe tay ga” talus = ta luy
café = cà phê gâteau = (bánh) ga tô tank = (xe) tăng
calot = (mũ) ca lô gilet = (áo) gi lê taxi = tắc xi
canot = (tàu) ca nô glaïeul = (hoa) lay ơn tôle = tôn “Tôn” trong “mái tôn”
carotte = cà rốt gant = găng (tay) Bao tay, tất tay tube = tuýp “Tuýp” trong “tuýp thuốc đánh răng”.
champagne = (rượu) sâm banh guitare = (đàn) ghi ta turbine = tuốc bin, tua bin
chef = sếp “Chef” jambon = giăm bông hay còn gọi là thịt nguội vaccin = vắc xin
chemise = (áo) sơ mi kiosque = ki ốt valise = va li
chèque = séc Còn gọi là “chi phiếu” lavabo = la-va-bô veine = ven “Ven” trong “tiêm ven”.
chou-fleur = súp lơ lipide = li-pít veston = (áo) vét-tông cũng gọi tắt là vest
chou-rave = su hào maillot = áo may ô vidéo = vi-đê-ô
ciment = xi măng manchette = măng sét violon = vi-ô-lông
cirque = xiếc mandoline = (đàn) măng-đô-lin vitamine = vi-ta-min
clé = cờ lê meeting = mít tinh volant = vô lăng
coffrage = cốt pha, cốp pha molette = mỏ lết yaourt = da-ua (phương ngữ miền Nam) Sữa chua

Từ mượn tiếng Nga

Một số từ mượn tiếng Nga mà chúng ta thường gặp và sử dụng như:

  • Bôn-sê-vích: Là từ gốc tiếng Nga là “Большевик” với phiên âm là Bolshevik được dùng để nói về nhóm người giàu có trong xã hội.
  • Mac-xít: Là từ có nguồn gốc từ “Ленинец” với phiên âm là Marxist, được dùng để chỉ những người đi theo chủ nghĩa Mác.

Nguyên tắc cần biết khi sử dụng từ mượn

Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng từ mượn cần có các quy tắc riêng. Không sử dụng từ mượn quá lạm dụng, tùy tiện, làm tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự trong sáng và vẻ đẹp của tiếng Việt.

Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng từ mượn

Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng từ mượn

Nếu quá lạm dụng từ mượn về lâu dài sẽ khiến ngôn ngữ mẹ đẻ không còn giữ được bản sắc riêng. Do vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người dân trên mỗi quốc gia cần phải làm. Khi vay mượn từ nước ngoài cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Tiếp thu những nét đặc sắc, tinh hoa của văn hóa các dân tộc khác.
  • Sử dụng các từ vay mượn nhưng vẫn phải giữ gìn được bản sắc dân tộc, sử dụng các từ mượn dựa trên nền tảng truyền thống dân tộc để tạo ra những nét riêng biệt.

Qua những thông tin được phân tích ở trên đây chắc hẳn bạn đã biết từ mượn là gì? Từ mượn góp phần làm đa dạng, phong phú cho tiếng Việt nhưng đòi hỏi người dùng không nên lạm dụng, cần sử dụng hợp lý để giữ gìn sự trong sáng, nét đẹp của tiếng Việt.

Bài viết liên quan