Chi tiết máy là gì? Phân loại & dấu hiệu nhận biết chi tiết máy

13 Tháng Sáu, 2023 106 Tuyentb

Chi tiết máy chính là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ nhất định trong máy. Mỗi loại máy, mỗi thiết bị đều có các công dụng, cấu tạo và hình dạng riêng nhưng đều do nhiều phần tử hợp thành. Dưới đây là những nội dung đúng về chi tiết máy, bạn đừng bỏ qua nhé!

Chi tiết máy là gì?

Chúng ta đã được học về chi tiết máy là gì trong môn Công nghệ lớp 8. Chi tiết máy chính là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ nhất định trong máy.

Mỗi loại máy, mỗi thiết bị sẽ có công dụng, cấu tạo và hình dạng riêng nhưng đều do nhiều phần tử hợp thành. Các phần tử trên đều có đặc điểm chung là có cấu tạo hoàn chỉnh và có những chức năng nhất định trong máy.

Để hiểu rõ hơn khái niệm chi tiết máy chúng ta hãy tìm hiểu một số ví dụ cụ thể về chi tiết máy dưới đây:

– Xích xe đạp và ổ bi là chi tiết máy theo cách tương đối bởi vì nếu xét trong nhà máy sản xuất xích xe đạp thì xích và vòng bi không thể là chi tiết máy được.

– Không thể tháo rời vít, đai ốc hoặc bánh răng ra vì chúng là những chi tiết máy.

Các chi tiết máy

Các chi tiết máy

Phần tử nào không phải là chi tiết máy? Phần tử không phải chi tiết máy là những mảnh vỡ máy, bởi vì chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa.

Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy

Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy đó là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa.

– Các chi tiết máy sau khi gia công xong cần phải lắp ghép với nhau theo một cách nào đó để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

– Các chi tiết máy được lắp ghép lại với nhau như sau: Các chi tiết máy sẽ được ghép lại với nhau bằng một mối ghép cố định và mối ghép động.

+ Mối ghép cố định chính là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Mối ghép cố định gồm có hai loại là mối ghép tháo được như ghép bằng vít, then, ren, chốt… và các mối ghép không tháo được như ghép bằng cách hàn, đinh tán.

Mối ghép bằng đinh tán thường được dùng mỗi khi vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc là khó hàn. Tuy nhiên mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao, chịu lực lớn và lực chấn động mạnh. Thường được ứng dụng để ghép xoong, nồi, giàn cần trục,…

+ Mối ghép động chính là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, lăn, trượt và ăn khớp với nhau, các chi tiết đều có chuyển động tương đối với nhau.

Phân loại chi tiết máy

Bạn có biết chi tiết máy gồm những loại nào? Theo công dụng, chi tiết máy sẽ được chia làm hai nhóm như sau:

Nhóm có công dụng chung

Nhóm có công dụng chung

– Nhóm chi tiết máy có công dụng chung: Lò xo, bu lông, đai ốc, bánh răng… được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau và các chi tiết đều có công dụng chung.

– Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng: Khung xe đạp, trục khuỷu, kim máy khâu. Chỉ được dùng trong một loại máy nhất định, các chi tiết có công dụng riêng.

Nhóm có công dụng riêng

Nhóm có công dụng riêng

Ngày nay hầu hết các chi tiết máy đều được tiêu chuẩn hóa để có thể đảm bảo sự đồng nhất và khả năng lắp lẫn cho nhau, thuận lợi cho việc chế tạo và sử dụng hàng loạt.

Các bước thiết kế một chi tiết máy

Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào không phải ai cũng biết. Trước khi thực hiện thiết kế chi tiết máy, ta cần phải biết các số liệu liên quan đến chi tiết máy như sau:

– Các tải trọng tác dụng lên chi tiết máy: Cường độ, chiều, phương, điểm đặt và đặc tính của nó.

– Tuổi thọ của chi tiết máy. Thông thường, tuổi thọ của chi tiết máy sẽ bằng tuổi thọ của máy, cũng có những trường hợp nó chỉ bằng một phần tuổi thọ của máy.

– Điều kiện làm việc của chi tiết máy.

– Các yêu cầu về vật liệu, kích thước, khối lượng.

– Khả năng gia công của cơ sở cơ khí chế tạo chi tiết máy.

Các bước thiết kế chi tiết máy

Các bước thiết kế chi tiết máy

Thiết kế một chi tiết máy thường tiến hành qua 7 bước sau:

–  Bước 1: Lập sơ đồ tính toán chi tiết máy và sơ đồ hóa kết cấu chi tiết máy.

–  Bước 2: Đặt các tải trọng lên sơ đồ tính toán của chi tiết máy.

–  Bước 3: Chọn vật liệu chế tạo nên chi tiết máy.

–  Bước 4: Tính toán các kích thước chính của chi tiết máy theo điều kiện cứng hoặc là điều kiện bền.

–  Bước 5: Chọn các kích thước khác và vẽ lại kết cấu của chi tiết máy.

–  Bước 6: Kiểm nghiệm chi tiết máy theo độ cứng, độ bền, tính chịu nhiệt và tính chịu dao động. Nếu như không đảm bảo thì phải tăng kích thước, nếu như quá dư thì phải giảm kích thước của chi tiết máy.

–  Bước 7: Lập bản vẽ chế tạo chi tiết máy. Trên đó cần thể hiện đầy đủ hình dạng, dung sai, kích thước, vật liệu, chất lượng bề mặt, phương pháp nhiệt luyện và các yêu cầu kỹ thuật về việc lắp ráp, gia công.

Lập bản vẽ chế tạo chi tiết máy

Lập bản vẽ chế tạo chi tiết máy

– Khi thiết kế các chi tiết máy bạn cần phải chú ý kiểm tra và đánh giá theo các tiêu chí trên để tạo ra được những sản phẩm chất lượng nhất. Việc tính toán các chi tiết máy vừa có thể sử dụng công thức lý thuyết, vừa có thể dùng các hệ số thực nghiệm thông qua các đồ thị, hình vẽ hoặc bảng hiệu cụ thể.

– Trong tính toán chi tiết máy thì các ẩn số thường nhiều hơn số các phương trình. Do vậy ta cần phải căn cứ vào các quan hệ giữa lực, biến dạng hoặc quan hệ kết cấu, kết hợp với vẽ hình để có thể giải quyết.

– Có rất nhiều giải pháp cho cùng một mục tiêu thiết kế ra các chi tiết máy, do đó trước khi tiến hành thiết kế ta cần lựa chọn một phương án tối ưu nhất. Các vấn đề này chỉ được giải quyết tối ưu khi sử dụng các phương trình tối ưu hóa và tự động hóa các chi tiết máy.

– Độ bền của chi tiết máy chính là khả năng để tiếp nhận trọng tải của các chi tiết máy mà không bị phá hủy hoặc biến dạng quá mức cho phép. Độ bền của chi tiết máy gồm có độ bền tĩnh, độ bề mặt, độ bền mỏi, độ bền thể tích.

Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ chi tiết máy là gì và các thông tin liên quan đến chi tiết máy. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin nhé!

Bài viết liên quan