Dành hay Giành? Để dành hay giành là đúng? Quy tắc phân biệt d/gi

11 Tháng Năm, 2024 106 Tuyentb

Sự phong phú của tiếng Việt là điều không thể phủ nhận cả về cách viết và ngữ nghĩa. Dành hay giành là một trong những cặp từ thường bị nhầm lẫn khi viết sai chính tả nhiều nhất. Nếu bạn cũng đang thắc mắc không biết viết từ nào đúng chính tả thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Dành hay Giành đúng chính tả?

Trong tiếng Việt có nhiều từ đồng âm nên đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta thường gặp lỗi về chính tả. Không giống như những cặp từ khác dành và giành đều là động từ và có nghĩa nên rất khó để có thể phân biệt chính xác. Để viết đúng chính tả của cặp từ này chúng ta cần phải đặt vào từng ngữ cảnh khác nhau.

Dành và giành từ nào là từ viết đúng chính tả

Dành và giành từ nào là từ viết đúng chính tả

Dành là gì? Dành nghĩa là gì?

Dành là động từ có nghĩa là sở hữu, cất trữ, lưu giữ, để lại một thứ gì đó, cái gì đó cho bản thân của mình hay cho người nào đó.

Ví dụ: dành dụm, dỗ dành, dành tình cảm, dành thời gian, dành riêng, dành cho, để dành…

Giành là gì? Giành nghĩa là gì?

Giành cũng là một động từ được sử dụng để chỉ sự tranh giành, lấy đi vật nào đó, thứ gì đó của người khác về cho mình. Thông thường, giành được sử dụng trong trường hợp đó là cố gắng đoạt lấy, hay cố chiếm lấy một thứ gì đó với ý nghĩa là lấy về.

Ví dụ: tranh giành, giành nhau, giành quyền, giành độc lập, giành phần thắng…

Ngoài ra, giành còn là một danh từ để chỉ một số loại đồ vật làm từ thân nứa, tre, hoặc loại bằng nhựa có đáy phẳng được sử dụng để đựng đồ thường thấy ở các vùng nông thôn nước ta thời xa xưa.

Như vậy:

  • Dành: là để lại thứ gì đó cho mình hoặc ai đó.
  • Giành: được sử dụng với ý nghĩa là đoạt lấy, lấy về thứ gì đó.

Phân biệt từ dành hay giành qua các trường hợp cụ thể

Giành hay dành là đúng? Để hiểu và sử dụng chính xác hơn trong từng trường hợp cụ thể với những cụm từ thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Để dành hay để giành

Để dành hay để giành từ nào đúng chính tả? Để dành có nghĩa là cất giữ, lưu giữ, lưu trữ thứ gì đó khi cần có thể mang ra sử dụng. Còn để giành là từ sai chính tả và không nằm trong từ điển Tiếng Việt, là từ vô nghĩa.

Để giành hay dành từ nào viết đúng chính tả trong tiếng Việt

Để giành hay dành từ nào viết đúng chính tả trong tiếng Việt

Vậy để dành và để giành thì để dành là từ viết đúng chính tả.

Dành thời gian hay giành thời gian

  • Dành thời gian: là sử dụng thời gian để làm việc nào đó.
  • Giành thời gian: là từ sai chính tả vì không có ý nghĩa gì

Vậy dành thời gian là đúng chính tả.

Tranh giành hay tranh dành

  • Tranh giành: là hành động đoạt lấy, sự tranh chấp khi cố lấy về một thứ gì đó cho mình.
  • Tranh dành: không có ý nghĩa, không có trong hệ thống từ điển tiếng Việt.

Vây tranh giành là từ viết đúng chính tả.

Dành cho hay giành cho

  • Dành cho: được dùng khi chỉ tâm nguyện, ý muốn của người sở hữu muốn dành tặng cho ai đó. Vật dành tặng đó có thể là vật chất cũng có thể là tinh thần.
  • Giành cho: là từ sai chính tả, bởi giành mang nghĩa là giành lấy, giành giật để chỉ mục đích sở hữu của bản thân.

Tương tự dành và giành quan tâm thì dành quan tâm mới là từ đúng chính tả còn giành quan tâm là từ sai chính tả.

Giành giật hay dành giật?

Từ dành thường được sử dụng trong những trường hợp mang ý nghĩa về sự tích cực như dành dụm, để dành. Còn giành thường mang ý nghĩa về sự tranh giành, chiến đấu hơn. Nên trong 2 từ trên giành giật là từ đúng chính tả.

Giành giật và dành giật từ đúng chính tả là giành giật

Giành giật và dành giật từ đúng chính tả là giành giật

Dành ăn hay giành ăn

  • Giành ăn: có nghĩa là cướp lấy, đoạt lấy đồ ăn về phía mình
  • Dành ăn: không mang ý nghĩa gì

Trong 2 từ này thì từ giành ăn là từ đúng chính tả.

Giành dụm hay dành dụm

  • Dành dụm: nghĩa là tích lũy, giữ lại trong 1 khoảng thời gian, hiểu đơn giản có nghĩa là tiết kiệm, tích lũy thứ gì đó.
  • Giành dụm: không mang ý nghĩa gì.

Trong 2 từ giành dụm và dành dụm thì từ đúng chính tả là từ dành dụm.

Một số ví dụ khi dùng từ dành và giành

Những ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, ghi nhớ lâu hơn về cách dùng đúng từ giành hay dành là từ đúng chính tả.

  • Món quà này dành tặng bố mẹ, thầy cô, bạn bè
  • Dành cho em, dành cho anh, dành cho con…
  • Dành tuổi thanh xuân, dành tuổi trẻ.
  • Giành huy chương vàng, giành chiến thắng, giành giải nhất…
  • Giành chủ quyền, giành độc lập, giành chính quyền…
  • Giành quyền nuôi con

Các quy tắc phân biệt chính tả d/gi

Không chỉ riêng từ giành và dành mà phần lớn các phụ âm “gi” và “d” dễ bị nhầm lẫn và mắc sai lỗi chính tả. Dưới đây là một số quy tắc viết chính tả để bạn có thể phân biệt và sử dụng đúng được các phụ âm này nhanh chóng.

Phân biệt và sử dụng đúng quy tắc các âm d và gi

Phân biệt và sử dụng đúng quy tắc các âm d và gi

Đối với việc sử dụng dấu trong từ Hán Việt nếu có dấu ngã (~) hoặc dấu nặng (.) sẽ sử dụng phần lớn là “d”; còn từ mang dấu sắc (/) hoặc dấu hỏi (?) thì thường dùng “gi”. Ví dụ: học giỏi, dễ dàng, dĩ hòa, giảng bài…

“d” và “gi” thường sẽ không xuất hiện trong cùng 1 từ láy. Đối với những từ láy vần ở tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là “l” thì tiếng thứ hai sẽ có phụ âm đầu là d. Ví dụ: lai rai, líu ríu, lò dò, lim dim,…).

Với các từ láy sử dụng để mô phỏng tiếng động đều viết r. Ví dụ: rào rào, rì rào, réo rắt, róc rách, …).

Những từ có phụ âm đầu viết là “gi” thì khi đứng sau nó sẽ là một nguyên âm a, có thể mang dấu huyền (\) và dấu ngang. Ví dụ: gia đình, giang sơn, giai cấp, gia tộc….Có một số trường hợp ngoại lệ như: ca dao, danh dự…

Các từ có dấu ngang, dấu huyền, trong đó âm chính không phải nguyên âm a thì sử dụng d. Ví dụ: dân gian, dinh dưỡng, di truyền, dinh dưỡng, do thái…

Trên đây là bài viết về dành hay giành từ nào đúng chính tả? Bên cạnh đó là một số cách phân biệt từ dành hay giành trong từng trường hợp cụ thể. Mong rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn nắm rõ quy tắc để phân biệt được “gi” và “d” trong nhiều trường hợp.

Bài viết liên quan