Mạch tạo xung là gì? Ví dụ, sơ đồ, ứng dụng của mạch tạo xung

12 Tháng Sáu, 2023 106 Tuyentb

Mạch tạo xung ngày càng được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử, các vật dụng gia đình. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết mạch tạo xung là gì, chức năng của mạch tạo xung là gì? Hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn nghiên cứu!

Mạch tạo xung là gì?

Chức năng của mạch tạo xung đó là biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu. Mạch tạo xung chính là mạch điện tử nhằm phối hợp các linh kiện điện tử để biến đổi dòng điện thành năng lượng xoay chiều có tần số và hình dạng theo yêu cầu. 

Nguyên lí làm việc của mạch tạo xung

Sơ đồ mạch tạo xung đa hài tự kích dùng Tranzito ghép Colecto-bazo

Sơ đồ mạch tạo xung đa hài

Sơ đồ mạch tạo xung đa hài

Nguyên lí làm việc:

Khi đóng điện, ngẫu nhiên một Tranzito mở còn một Tranzito tắt. Nhưng chỉ sau thời gian Tranzito đang mở lại tắt, còn Tranzito đang tắt lại mở.

Chính quá trình phóng nạp của hai tụ điện đã làm thay đổi điện áp tắt mở của hai Tranzito.

Quá trình cứ theo một chu kỳ như vậy để tạo xung.

– Trong khoảng 0 đến t1

+ Tranzito T1 mở, T2 khoá

+ Tụ C1  phóng điện từ +C1 qua T1 xuống mát, -C1  qua T2 về mát.

+ Tụ C2 nạp điện từ +EC qua R1 tới  +C2 . Từ -EC qua T1 đến – C2

→ Có xung ra Ura2

– Trong khoảng t1 đến t2

+ Tranzito T1 khoá, T2 mở

+ Tụ C2  phóng điện từ +C2 qua T2  xuống mát (-Ec), Từ – C2 qua T1 về mát (-Ec).

+ Tụ C1 nạp điện từ +EC qua R1 tới  +C1. Từ – Ec qua T2 đến – C1

→ Có xung ra Ura1

– Quá trình lặp đi lặp lại tạo xung ra hình chữ nhật như hình vẽ:

Dạng xung ra lý tưởng tại Colecto của các Tranzito trong mạch tạo xung đa hài đối xứng

Dạng xung ra lý tưởng tại Colecto của các Tranzito trong mạch tạo xung đa hài đối xứng

Trường hợp đặc biệt T1 và T2 giống nhau R1=R2;R3=R4=R;C1=C2=C thì ta sẽ được xung đa hài đối xứng với độ rộng xung là  τ=0,7RC và chu kì  xung TX=2=1,4RC.

Ứng dụng của mạch tạo xung

Các ứng dụng của mạch tạo xung đó là:

–   Là thiết bị tạo xung chính xác

–  Máy phát xung

–  Điều chế được độ rộng xung (PWM)

–  Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại).

Bài tập về mạch tạo xung

Bài 1: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, nếu thay các điện trở R1 và R2 bằng các đèn LED thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

  1. Các đèn LED sẽ luân phiên chớp tắt.
  2. Mạch sẽ không còn hoạt động được nữa.
  3. Xung ra sẽ không còn đối xứng nữa.
  4. Các tranzito sẽ bị hỏng.

Lời giải: Chọn đáp án A. Các đèn LED sẽ luân phiên chớp tắt.

Bài tập về mạch tạo xung  

Bài tập về mạch tạo xung

Bài 2: Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

  1. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).
  2. Thay đổi tần số của điện áp vào.
  3. Thay đổi biên độ của điện áp vào.
  4. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.

Lời giải: Chọn đáp án A. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).

Bài 3: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

  1. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha.
  2. Tín hiệu vào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1.
  3. Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất)
  4. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào.

Lời giải: Chọn đáp án A. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha.

Câu 4: Làm thế nào để đổi xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng?

Trả lời: Để đổi xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng chúng ta thay trị số điện dung của một trong hai tụ điện C1 và C2. Từ đó sẽ tạo ra được xung đa hài không đối xứng.

Trên đây là các thông tin về mạch tạo xung, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ mạch tạo xung là gì và các thông tin liên quan. Đừng quên truy cập sieusach.info thường xuyên để cập nhật thêm thật nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

Bài viết liên quan