Phi dị tính là gì? Những điều bạn chưa biết về phi dị tính

15 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Phi dị tính là thuật ngữ được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về cộng động LGBT+. Vậy phi dị tính là gì? Cùng sieusach.info tìm hiểu rõ hơn về các thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.

Phi dị tính là gì?

Nếu xét về mặt sinh học tự nhiên thì con người chia 2 loại giới tính là tính đực và cái. Còn nếu xét về mặt cảm xúc, tinh thần thì con người có rất nhiều thiên hướng tính.

Phi dị tính là mối quan hệ đồng giới

Phi dị tính là mối quan hệ đồng giới

Trong xã hội đang ngày càng phát triển, con người sống cởi mở hơn, bộc lộ nhiều thiên hướng tính khác nhau. Tuy nhiên, tùy theo nền văn hóa, thì sự bộ lộ này nhận đã nhận được sự kỳ thị của không ít người có tư duy bảo thủ, cổ hủ.

Đối với những mối quan hệ nam và nữ được gọi là dị tính (mối quan hệ giữa 2 người khác giới tính). Còn phi dị tính hay đồng tính là mối quan hệ cùng giới với nhau. Đây được xem là mối quan hệ trái về mặt tự nhiên, sinh học nhưng lại hoàn toàn bình thường về mặt cảm xúc, xu hướng thiên tính.

Những điều bạn còn chưa biết về phi dị tính

Các thuật ngữ cơ bản trong phi dị tính

Để hiểu hơn về phi định tính là gì cũng như cộng đồng LGBT+, bạn có thể tham khảo danh sách các từ ngữ, khái niệm dưới đây:

  • Giới tính sinh học

Trong sinh học đó là các đặc điểm giới tình như: nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục, dùng để phân loại giới tính. Dựa vào đó giới tính sinh học gồm: Giới tính nam, giới tính nữ, và liên giới tính (những người có đặc điểm giới tính sinh học không đặc trưng như nam hay nữ).

  • Bản dạng giới (Gender identity)

Trong khi giới tính được xác định thông qua những đặc điểm về di truyền học thì bản dạng giới ở đây được định nghĩa qua văn hóa, xã hội, trải nghiệm cá nhân. Bản dạng giới của một người không nhất định phải xác định dựa trên giới tính sinh học hay xu hướng tình dục của người đó. Đó là “giới” mà cá nhân đó cảm nhận, khi đó việc định danh là “nam” hay “nữ” không còn phù hợp với họ.

Bản dạng giới là cá nhân đó cảm nhận và xác định

Bản dạng giới là cá nhân đó cảm nhận và xác định

  • Xu hướng tính d.ụ.c (Sexual orientation)

Bao gồm xu hướng t.ì.n.h d.ụ.c và tình cảm, chỉ sự hấp dẫn về mặt t.ì.n.h d.ụ.c hay tình cảm một cách lâu dài với một hay nhiều giới khác nhau. Ví dụ: Người phi dị giới thường có sức hấp dẫn về mặt t.ì.n.h d.ụ.c và tình cảm với người đồng giới.

  • Queer và Questioning

Queer dùng để chỉ các cá nhân trong cộng đồng phi dị tính. Trong lịch sử  chỉ các cá nhân trong cộng đồng LGBT+. Trong lịch sử, queer được dùng mang theo hàm ý miệt thị. Tuy nhiên, ngày nay trong cộng đồng LGBT+ đã cố gắng “cải tạo” và sử dụng từ này để chống sự lại kỳ thị đó.

Questioning để chỉ những người đang trong giai đoạn khám phá, tìm hiểu về tính d.ụ.c của mình. Ở giai đoạn này họ chưa chắc về  bản dạng giới, xu hướng tính d.ụ.c nên chưa chắc chắn mình thuộc thể loại tính giới nào trong cộng đồng LGBT+

  • Ally (Đồng minh)

Ally được gọi là nhãn tính d.ụ.c hay nhãn giới như genderfluid, để chỉ những người ủng hộ, tôn trọng và đồng hành cùng cộng đồng  LGBT+.

Ally để chỉ những người đồng minh, ủng hộ tôn trọng phi dị tính

Ally để chỉ những người đồng minh, ủng hộ tôn trọng phi dị tính

Một số hiểu lầm phổ biến trong phi dị tính

Hiểu lầm 1: Xu hướng tính d.ụ.c là một lựa chọn

Xu hướng tính dục thường có tính bền vững không phải là một lựa chọn và không thay đổi. Một người khi sinh ra với giới tính sinh học là nam sẽ không lựa chọn làm người đồng tính nam khi lớn lên. Mà qua một thời gian trải nghiệm, khám phá họ nhận thấy mình thu hút, có tình cảm với người có giới tính nam.

Khi giáo dục về giới ở nước ta còn hạn chế thì đây cũng là một chủ đề mà nhiều người né tránh, e dè. Do đó, rất nhiều người mất hàng năm trời để nhận ra được bản dạng giới cũng như xu hướng tính d.ụ.c mà học thuộc về.

Hiểu lầm 2: Người phi dị tính là người có vấn đề về tâm lý

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 17/5/21990 chính thức loại bỏ “đồng tính” ra khỏi bảng thống kê quốc tế về bệnh và vấn đề sức khỏe. Cũng kể từ đó ngày 17/5 hàng năm trở thành ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính và chuyển giới.

Tại Việt Nam, tháng 8/2022, Công văn của bộ Y Tế số 4132/BYT-PC đã yêu cầu không can thiệp, ép buộc hay điều trị với người đồng tính, loại bỏ các dịch vụ “chữa bệnh đồng tính”, các hành vi phân biệt, kỳ thị với người đồng tính. Các dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho người trong cộng đồng LGBT+ cần được thực hiện do người có hiểu biết về bản dạng giới và cộng đồng thực hiện.

Người phi dị tính không phải là bệnh, không có vấn đề về tâm lý

Người phi dị tính không phải là bệnh, không có vấn đề về tâm lý

Từ các thông tin được đưa ở trên có thể thấy các tổ chức về sức khỏe tâm lý đã công nhận đồng tính không phải là bệnh, và người trong cộng đồng LGBT+ không phải “chữa trị” hay bị ép buộc thay đổi xu hướng tính dục, bản dạng giới.

Hiểu lầm 3: Tiếp xúc với người trong cộng đồng phi giới tính có thể bị “lây” đồng tính

Như đã nói trên, đồng tính không phải là bệnh nên việc tiếp xúc, gặp gỡ những người phi dị tính không làm thay đổi xu hướng tính dục của bạn. Những người trong cộng đồng LGBT+ không sống độc lập, riêng rẽ họ có thể ở bất cứ độ tuổi nào, dân tộc, màu da, làm nhiều ngành nghề đa dạng trên khắp thế giới. Do đó, có một người bạn, người hàng xóm nằm trong cộng đồng LGBT+ sẽ giúp bạn hiểu thêm về cộng đồng này, từ đó mở rộng cơ hội khám phá thêm về bản thân, cuộc sống nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin về phi dị tính là gì và một số thông tin liên quan về phi dị tính để bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Dù bạn thuộc dạng nào thì vấn đề quan trọng đó là hãy sống thật với chính mình, đừng lo sợ đánh giá của người khác. Và nếu xung quanh bạn có người phi dị tính thì hãy chia sẻ, lắng nghe, tôn trọng họ, bởi mỗi cá nhân là một cá thể đặc biệt cần được thấu hiểu và trân trọng.

Bài viết liên quan