Truyện cười Tam đại con gà: Nội dung, ý nghĩa, bài học

3 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Tam đại con gà là câu chuyện cười dân gian Việt Nam nhằm phê phán những kẻ dốt nhưng lại tìm cách biện minh, giấu dốt. Để tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa cũng như bài học về truyện cười ngụ ngôn này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nội dung truyện cười tam đại con gà

Xưa kia có một anh học trò học hành dốt nát nhưng lại “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, nên đi đâu cũng lên mặt nói rằng mình là người văn hay chữ tốt. Có người gặp anh ta tưởng thật nên mới đón về để dạy trẻ trong nhà.

Hình ảnh minh họa truyện cười tam đại con gà

Hình ảnh minh họa truyện cười tam đại con gà

Một hôm, anh học trò nọ dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, nhìn thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối nên không biết là chữ gì, học trò lại hỏi, thầy liền nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Nhưng sợ sai, có người khác biết lại xấu hổ nên bảo học trò đọc khẽ và trong lòng vẫn thấp thỏm.

Thế rồi, anh học trò thấy trong nhà có bàn thờ thổ công, mới xin khấn ba đài âm dương để xem chữ đó có thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài đều được cả 3 nên anh học trò đắc chí lắm. Hôm sau, khi dạy trẻ anh ngồi trên giường và bảo trẻ đọc thật to. Sau đó, trò vâng lời thầy và gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

Nội dung truyện tam đại con gà

Lúc đó, bố của học trò đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng con học thì ngạc nhiên ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, rồi giở sách ra xem và hỏi anh học trò:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà mà sao thầy lại dạy là “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ anh học trò mới thầm nghĩ: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng sau đó rất nhanh trí anh học trò vội nói đỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia.

Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

Ý nghĩa và bài học truyện cười tam đại con gà

Truyện “Tam đại con gà” là truyện cười dân gian, được truyền miệng vừa mang tính giải trí cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, phê phán những mâu thuẫn trong xã hội, phê phán cao những kẻ giấu dốt, không dám dũng cảm đối diện với cái dốt để mình trở nên tốt hơn. Qua câu chuyện “Tam đại con gà” không chỉ tạo nên tiếng cười mà còn làm nhiều độc giả phải suy nghĩ về lối sống đúng đắn cũng như cách đối nhân xử thế.

Tác giả đã khéo léo tạo ra 2 tình huống để phác họa sự dốt nát cũng như lòng tham của một số bộ phận trong xã hội. Đầu tiên, người đọc được chứng kiến “ông thầy” đi dạy học nhưng lại không biết chữ. Nhưng thay vì thừa nhận sự dốt của mình lại chọn nói dối, nói liều khiến cho sự hài hước đó càng trở nên mỉa mai hơn. Tình huống thứ hai mang tính trào phúng mạnh hơn đó là thầy đồ đã tự bào chữa sự dốt nát cũng như thái độ che giấu tình trạng thật của bản thân.

Ý nghĩa của truyện không chỉ tạo ra tiếng cười mà còn chứa đựng thông điệp sâu sắc về cuộc sống xã hội, châm biếm về vấn đề giáo dục và tư duy. Với hành vi dạy học nhưng không biết chữ là một thực tế đang lo ngại trong hệ thống giáo dục cũng như nhấn mạnh về trách nhiệm và đạo đức của người làm nghề này.

Câu chuyện mang đến nhiều tiếng cười nhưng chứa đựng nhiều sự phê phán

Câu chuyện mang đến nhiều tiếng cười nhưng chứa đựng nhiều sự phê phán

Mặc dù họ theo đuổi công việc dạy học và mục tiêu là truyền đạt kiến thức, hướng dẫn học trò nhưng trường hợp của “ông thầy” trong chuyện thì mục tiêu chính có vẻ là “miếng cơm manh áo”. Điều này khiến cho nhân vật trong truyện mất đi đạo đức nghề nghiệp, nhất là không biết chữ nhưng vẫn đảm nhận công việc dạy học.

Mâu thuẫn thứ hai đó là sự kết hợp giữa cái dốt và thái độ tự phụ của thầy đồ. Thay vì nhận thức sự yếu kém và cố gắng học hỏi thì anh ta tỏ ra liều lĩnh, tự tin và thậm chí nói dối, nói liều để che giấu chuyện đó.

Từ mâu thuẫn và tình huống này, “ông thầy” đã tự đẩy mình vào tình thế không thuận lợi, buộc phải bộc lộ sự dốt này của mình. Mặc dù rất cố gắng để che giấu nhưng sự thật vẫn bị phát hiện, càng làm tôn lên sự trắc trở và vô lý trong thái độ của nhân vật này. Cái dốt của người học trò không chỉ đáng cười mà đã dốt còn ra vẻ sĩ diện hão, giấu dốt mới đáng cười. Khi càng ra sức che đậy thì bản chất của sự dốt nát càng phơi bày và tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.

Câu chuyện là lời phê phán sâu sắc về hành vi tự cao, tự phụ của người không có tài năng, kiến thức nhưng vẫn muốn tỏ ra vượt trội. Thay vì che đậy sự dốt nát thì chúng ta nên tập trung vào việc cải thiện bản thân, học hỏi và không nên sợ bị chê cười, để hoàn thiện chính mình đi vào con đường đúng đắn.

Như vậy, truyện “Tam đại con gà” mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện cười dân gian này. Để không bị bỏ lỡ các bài viết phân tích về văn học khác hãy truy cập sieusach.info thường xuyên nhé!

Bài viết liên quan