Các nước đang phát triển là gì? Thuận lợi, khó khăn

11 Tháng Bảy, 2023 106 Tuyentb

Trên thế giới, các quốc gia được phân chia thành các nước phát triển và nước đang phát triển. Việc phân chia, đánh giá này dựa theo một số tiêu chuẩn, đặc điểm riêng biệt. Vậy các nước đang phát triển là gì? Đặc điểm của nước đang phát triển ra sao? Cùng sieusach.info tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

Các nước đang phát triển là gì?

Nhóm các nước đang phát triển hiện nay chiếm khoảng 80% dân số thế giới. Theo Wikipedia thì nước đang phát triển là quốc gia có bình quân mức sống còn khiêm tốn, ngành công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn, chỉ số phát triển con người (HDI), mức thu nhập bình quân đầu người không cao.

Các nước đang phát triển có mức GDP và HDI đều thấp

Các nước đang phát triển có mức GDP và HDI đều thấp

Ở những quốc gia này, ngoại trừ nhóm thiểu số (các nước công nghiệp mới) sẽ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người ở mức khá hoặc cao, phần lớn còn lại chỉ ở mức trung bình.

Các nước đang phát triển ổn định và thuận lợi trong một thời gian dài nhưng nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp bao gồm có: Việt Nam,  phần lớn Nam Á (Ấn Độ, Pakistan,…), phần lớn Trung Mỹ, phần lớn Bắc Phi, một số nước Nam Mỹ như: Ecuador, Colombia, Peru, Bolivia… phần lớn Trung Á (Mông Cổ, Uzbekistan,…), một số ít quốc gia châu  u từng tham gia Hiệp ước Warsaw…

Đặc điểm của các nước đang phát triển là gì?

Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng của các nước đang phát triển:

Thu nhập bình quân đầu người thấp

Mức thu nhập bình quân đầu người ở các nước đang phát triển thấp. Tuy nhiên, trên thực tế mức độ nghèo của dân cư phổ biến ở các nước đang phát triển sẽ không phản ánh được chính xác, đầy đủ. Bởi bình quân đầu người này bao gồm cả những người giàu. Phần lớn dân số của các quốc gia đang phát triển phải sống dưới mức nghèo khổ.

Dân số quá đông

Các nước đang phát triển thường có dân số cao quá mức nên gây ra các tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống của người dân. Do dân số quá đông kéo theo lượng lớn sức lao động; trong khi nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu về việc làm. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao hơn, gây nên các gánh nặng về tài chính.

Dân số quá đông gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống của xã hội

Dân số quá đông gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống của xã hội

Phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp

Các nước đang phát triển thường có ngành nông nghiệp được chú trọng hơn so với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có đến khoảng 60% – 75% dân số làm nông nghiệp hay các hoạt động liên quan để kiếm sống. Hơn nữa, 30%- 50% thu nhập của các quốc gia này đến từ ngành nông nghiệp.

Nguồn nhân lực trình độ thấp

Con người là tài nguyên tốt nhất của mỗi quốc gia. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là điều mà nhiều nước phát triển cần phải quan tâm. Nếu không đầu tư vào phát triển nguồn lực trong nước sẽ khiến các quốc gia đang phát triển không thể tăng trưởng kinh tế, không thể đầu tư. Đặc biệt đối với những ngành kinh tế đòi hỏi nguồn nhân lực cao như các ngành công nghiệp nhẹ, khoa học công nghệ thì nguồn nhân lực trình độ thấp sẽ không để đáp ứng được yêu cầu.

Mức vốn con người thấp

Vốn con người đó chính là giáo dục, sức khỏe và kỹ năng – có tầm quan trọng mang tính thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế. Ở các nước đang phát triển thiếu vốn con người là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, vốn trong nước thấp.

Tỷ lệ được đi học và đào tạo giáo dục, kỹ năng còn thấp

Tỷ lệ được đi học và đào tạo giáo dục, kỹ năng còn thấp

Về giáo dục thể hiện qua tỷ lệ nhập học thấp, khiến trình độ giáo dục, kỹ năng thấp. Điều này sẽ không có lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp mới. Bên cạnh đó, việc tiếp thu công nghệ mới cũng khó khăn hơn để đạt đến  trình độ sản xuất cao.

Cũng như vậy, sức khỏe là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả hay năng suất làm việc của con người. Những người hay ốm đau thường xuyên, suy dinh dưỡng, thì không thể làm việc hiệu quả. Do đó, sẽ không đóng góp nhiều vào việc tăng năng suất.

Vấn đề của các nước đang phát triển dẫn đến sự kém phát triển

Xã hội

Tỷ lệ người mang thai, sinh nở cao khiến xã hội phải đáp ứng nhiều yếu tố liên quan đến việc làm, cải thiện đời sống, thực phẩm, lương thực…Bên cạnh đó, việc cơ cấu, các định chế pháp luật chưa phù hợp với điều kiện, tiềm năng của quốc gia; nên khó có thể khai thác triệt để được nguồn lực có sẵn.

Luật pháp khi thi hành pháp luật không thực thi nghiêm minh, có sự tham ô, tha hóa của giới công chức khiến cho các hành vi phạm pháp tăng cao, gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Kinh tế và chính trị

Bất ổn, xung đột về chính trị, kinh tế kéo dài

Bất ổn, xung đột về chính trị, kinh tế kéo dài

Sự bất ổn về chính trị, xung đột trong xã hội kéo dài khiến cho việc thực hiện kế hoạch phát triển đời sống, kinh tế gặp khó khăn. Chính phủ thiếu những biện pháp bảo vệ quyền lợi cho các ngành công nghiệp non trẻ, không để đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nền kinh tế của các nước đang phát triển thiếu sự mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài. Cùng với đó việc quản lý nhà nước ngặt nghèo, thuế má nặng nề, không có sự khuyến khích đầu tư nên nền kinh tế đất nước trở nên lạc hậu, kém phát triển.

Thuận lợi và khó khăn của các nước đang phát triển hiện nay

Những năm gần đây, sự phát triển của các nước đặt ra càng nhiều khó khăn, thách thức mới cho các nước đang phát triển và mới nổi. Một số yếu tố đã không còn thuận lợi như trước đây, số khác lại tương đối bất định.

Trong khi đó, những yếu tố thuận lợi đã đóng góp lớn cho các nước phát triển và mới nổi trong nhiều thập kỷ qua; và dường như chưa thể trở lại trong tương lai gần. Do đó, sự tăng trưởng tiềm năng giảm dần ở các nước đang phát triển và gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Một số phức tạp mới nổi lên gần đây đó là rủi ro bắt nguồn từ xu hướng bảo hộ ở một số nước phát triển và hội nhập. Các hạn chế này có thể sẽ được bù đắp bằng cách thúc đẩy nhu cầu của các nước đang phát triển và mới nổi với nhau,  phù hợp với triển vọng kinh tế của các nhóm quốc gia trung hạn.

Trong xu hướng đó, nhà đầu tư sẽ cân nhắc, đánh giá đầu tư vào những nước đang phát triển, có nền tảng vững chắc. Với ngữ cảnh như vậy, các nước đang phát triển và mới nổi sẽ cần phải chủ động hơn trước môi trường quốc tế không thuận lợi. Thay vào đó, cần khai thác các tiềm năng phát triển trong nước, đặc biệt là về chính sách phát triển; cũng như có các biện pháp tái cơ cấu kinh tế. Qua đó, có thể các nước phát triển sẽ đạt được mức tăng trưởng cao và thuận lợi hơn.

So sánh các nước phát triển và các nước đang phát triển

Nước phát triển và đang phát triển có những đặc điểm khác biệt, giúp chúng ta có thể phân loại rõ quốc gia nào phát triển và quốc gia nào đang trong quá trình củng cố, xây dựng để vươn tới quốc gia phát triển.

– Về thu nhập bình quân đầu người GDP: Ở các nước phát triển thu nhập bình quân đầu người và GDP cao so với các nước đang phát triển.

– Tạo ra doanh thu: Nước phát triển tạo ra doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp cao hơn, còn nước đang phát triển tọa doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ.

– Về cơ sở hạ tầng: Các nước phát triển cơ sở hạ tầng tốt, môi trường làm việc tốt, sức khỏe được đảm bảo an toàn hơn so với các nước đang phát triển.

Cơ sở hạ tầng có sự chênh lệch giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển

Cơ sở hạ tầng có sự chênh lệch giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển

– Về tỷ lệ biết chữ: Tỷ lệ mù chữ ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.

– Tỷ lệ sinh và tử vong: Tỷ lệ này ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển..

– Sử dụng tài nguyên: Tài nguyên được sử dụng hiệu quả, hợp lý ở các nước phát triển và ngược lại ở nước đang phát triển.

– Mức sống của người dân: Các nước đang phát triển có mức sống vừa phải so với các nước phát triển ở mức cao hơn.

Hy vọng rằng những nội dung trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc, giải đáp cho câu hỏi các nước đang phát triển là gì, những đặc điểm, khó khăn, thuận lợi của các nước này.

Bài viết liên quan