Cảm giác tủi thân là gì? Tại sao lại tủi thân?

21 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Tủi thân là gì? Cảm giác tủi thân là như thế nào? Tại sao con người lại cảm thấy tủi thân? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Trong bài viết này, sieusach.info sẽ chia sẻ những thông tin liên quan chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Cảm giác tủi thân là gì?

“Tủi thân” là một cụm từ dùng để diễn đạt những cảm xúc về sự buồn bã, thất vọng hay thất bại. Khi bạn cảm thấy tủi thân thì có thể do bạn đang cảm thấy thất vọng hay không đạt được điều gì đó. Cảm giác này thường đi kèm với sự tự ti, tự ái, không cảm thấy tự tin.

Có thể cảm giác tủi thân đến khi họ làm một nhiệm vụ nào đó quan trọng nhưng lại thất bại, hoặc khi cảm thấy không đủ tài năng, không xứng với điều nào đó.

Tủi thân là cảm xúc buồn bã, thất vọng khi không đạt được điều nào đó

Tủi thân là cảm xúc buồn bã, thất vọng khi không đạt được điều nào đó

Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi bạn cảm thấy luôn bị mắc kẹt trong cảm giác tủi thân và điều đó lặp lại mỗi khi phải đối mặt với các khó khăn. Sự tủi thân đó có thể khiến chúng ta gặp phải sai lầm, khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt.  Nó cũng làm bạn mất đi sức mạnh, mất đi khả năng tìm kiếm những giải pháp tốt hơn để đạt được mục tiêu lâu dài.

Việc cảm thấy tủi thân thường xuyên, lặp đi lặp lại và kéo dài có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đáng lưu ý, tủi thân đó không chỉ là cảm xúc đơn thuần mà đó là một trạng thái tâm lý. Nó xuất hiện khi chúng ta quá tập trung vào những vấn đề của bản thân và cảm thấy mình trở thành nạn nhân của những vấn đề đó. Trạng thái này tạo ra những cảm xúc như lo âu, buồn bã, cảm thấy bị tổn thương và gây ra cảm giác bất lực.

Tủi thân tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh tủi thân được dịch là “Alas”(/əˈlæs/) hoặc “Regrettably”(/rɪˈɡretəbli/). Những từ này được sử dụng khi cần diễn đạt sự thất vọng, đau buồn, hay hối tiếc về tình huống, sự kiện nào đó.

Ví dụ: There was, alas, no more money

Tạm dịch: Thật là tủi thân vì không còn chút tiền nào nữa.

Xem thêm:

Tại sao con người lại tủi thân?

Con người có thể cảm thấy “tủi thân” bởi một số lý do khác nhau như:

  • Thất bại hoặc không thành công: Khi gặp thất bại, không đạt được mục tiêu mà mình muốn, mình mong đợi, kỳ vọng thì con người thường cảm thấy tủi thân.
  • So sánh bản thân với người khác: Thường xuyên so sánh bản thân với người khác, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này có thể gây ra cảm giác tự tin, cảm thấy bản thân mình không đủ tài năng hay thành công như người khác nên sinh ra tủi thân.
So sánh bản thân mình với người khác làm tăng tự ti dẫn đến tủi thân

So sánh bản thân mình với người khác làm tăng tự ti dẫn đến tủi thân

  • Thất vọng trong mối quan hệ: Mất đi tình bạn, tình yêu, thất vọng với mối quan hệ mình đang có khiến cho bản thân dễ cảm thấy tủi thân và cô đơn.
  • Áp lực từ xã hội: Những áp lực từ xã hội hay sự kỳ vọng của gia đình để đạt được 1 tiêu chuẩn nhất định nào đó có thể khiến cho một người cảm thấy không tự tin, sinh ra sự tủi thân.
  • Sự tự ti và tự ái: Thiếu tự tin, dễ tự ái trong cuộc sống dẫn đến sự tủi thân khi cảm thấy bản thân không xứng đáng với thành công hay hạnh phúc đó..
  • Stress và trầm cảm: Trạng thái tâm lý không ổn định, hay lo lắng, căng thẳng, lo âu, trầm cảm cũng khiến cho con người dễ dẫn đến trạng thái tủi thân..

Làm gì khi cảm thấy tủi thân? Cách để đá bay sự tủi thân

Thương cảm cho bản thân

Khi đối mặt với khó khăn, bạn nên cho phép mình được buồn thay vì ép mình phải trở nên lạc quan. Hãy để người khác ở bên cạnh bạn nếu họ muốn giúp đỡ bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn thực sự kết nối được cảm xúc của mình và cảm thấy được ủng hộ hơn, từ đó tránh được cảm giác tủi thân sau này.

Kết nối với người khác và nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết

Kết nối với người khác và nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết

Nhận thức về ảnh hưởng khi tủi thân

Phân biệt được sự khác biệt giữa cảm xúc buồn và tủi thân là rất quan trọng. Cảm thấy tủi thân sẽ không chỉ làm tổn thương bản thân bạn mà còn làm ảnh hưởng đến người khác. Ít ai muốn ở bên cạnh một người luôn có cảm xúc tiêu cực. Hãy tự nhận thức về cảm xúc của mình để có thể kiểm soát chúng và từ đó đưa ra quyết định để thay đổi.

Đổi cách tiếp cận bằng việc tự đặt câu hỏi

Là con người, chúng ta thường tự đặt ra vô số câu hỏi đó chính là cách chúng ta giao tiếp với bản thân. Tuy nhiên, chất lượng của câu hỏi có thể gây nên những ảnh hưởng đến chất lượng của câu trả lời mà ta nhận được.

Đối với những người hay cảm thấy tủi thân thì câu hỏi mà họ đưa ra là “Tại sao?”. Tại sao họ lại làm như vậy? Tại sao điều đó lại xảy ra với tôi? Tại sao mọi người lại đối xử với tôi như thế? Những câu hỏi này đều là những câu hỏi không chất lượng, vì tâm trí sẽ tự trả lời theo hướng tiêu cực. Thay vào đó, hãy thay đổi câu hỏi  “Tại sao” bằng “Cái gì”,“Khi nào” và “Như thế nào”.

Ví dụ: “Tôi có thể làm điều gì để thay đổi kết quả này?” “Khi nào tôi nên liên hệ với họ và giải thích về điều đó?” “Như thế nào để có thể thay đổi tình huống?” Khi bạn thay đổi chất lượng câu hỏi thì bạn sẽ thấy mình trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ chối trở thành nạn nhân

Tâm lý của một người trở thành nạn nhân của các câu chuyện thường là nguyên nhân của cảm giác tủi thân. Ban đầu, việc này có vẻ dễ chịu vì cảm giác như bạn đang được che chở, nhưng điều này về lâu dài có thể làm tổn thương mối quan hệ của bạn và gây mất mát cho bản thân. Vì vậy, bạn hãy đứng trên cương vị của mình để xử lý mọi chuyện như một người trưởng thành, có trách nhiệm. Hãy tìm kiếm vai trò của mình trong mọi tình huống để tránh cho bản thân trở thành nạn nhân của tình huống đó.

Từ chối trở thành nạn nhân trong mọi tình huống

Từ chối trở thành nạn nhân trong mọi tình huống

Chịu trách nhiệm về cảm nhận của bạn

Có nhiều cách để nhìn nhận một tình huống nhưng nếu bạn thường xuyên đóng vai nạn nhân thì mọi thứ mà bạn nhìn nhận đó sẽ theo một hướng cố định. Cách chúng ta lọc thông tin sẽ ảnh hưởng đến cách mà chúng ta cảm nhận. Điều này dựa trên những trải nghiệm của bạn trong quá khứ và hiện tại. Nếu bạn liên tục nhìn nhận mọi thứ theo cách tiêu cực thì sẽ tiếp tục khiến bản thân bạn cảm thấy tủi thân trừ khi bạn nhận thức được điều đó.

Theo nhà tâm lý học Amy Morin khẳng định rằng cách mà chúng ta nhìn nhận thực tế sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của chúng ta ngược lại cảm xúc của chúng ta sinh ra là do cách chúng ta nhìn nhận vào thực tế. Không ai có thể ép buộc bạn nhìn nhận mọi thứ theo cách bạn muốn, và cách bạn nhìn nhận cũng không nhất thiết phản ánh thực tế.

Hãy chịu trách nhiệm về cách bạn nhìn nhận tình huống, thử thách bản thân theo góc độ khác nhau. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với điều nào đó, thì hãy viết ra danh sách các góc độ khác nhau mà bạn có thể nhìn nhận. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên bởi có nhiều lựa chọn như vậy.

Hãy dũng cảm, tử tứ hơn với bản thân

Đôi khi, việc nhìn vào gương, chấp nhận mình trong mỗi tình huống có thể đó là một thách thức với bạn. Nhưng đó chính là cách duy nhất để bạn thực sự thay đổi theo hướng bền vững nhất. Trong mọi tình huống bất kể công việc của bạn có bất đồng với người khác hay bạn không được công nhận. Vậy thì khi bạn nhìn nhận vào điểm đó của mình, bạn sẽ tìm ra được điểm thay đổi và cần cải thiện.

Tử tế với bản thân nhiều hơn sẽ giúp tủi thân giảm dần

Tử tế với bản thân nhiều hơn sẽ giúp tủi thân giảm dần

Đặc biệt trong quá trình này bạn hãy tử tế hơn với bản thân. Quan sát bản thân và đưa ra những lời khuyên như bạn làm với người khác. Khi làm vậy, bạn sẽ thấy cảm giác tủi thân giảm dần đi, cảm giác mạnh mẽ tăng lên. Từ đó, bạn sẽ phát triển và học hỏi được nhiều hơn từ mỗi tình huống xảy ra.

Ghi lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Tư duy tiêu cực khiến nhiều người bỏ qua những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống. Vì vậy, các để nhanh chóng vượt qua được sự tủi thân thì bạn cần phải tập trung nhiều hơn vào những điều tiêu cực. Hãy viết một cuốn nhật ký, mỗi ngày ghi 5-10 điều tốt đẹp trong cuộc đời của bạn. Hãy cố gắng ghi lại những điều khác nhau trong mỗi ngày mà bạn cảm nhận được.  Thay vì bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực thì bạn cần tỉnh táo và dần dần bạn sẽ trở nên tích cực hơn trong cuộc sống của mình.

Hỗ trợ những người kém may mắn hơn

Trên thế giới có rất nhiều người kém may mắn, thiên tai, thảm họa xảy ra liên tục khiến nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, sự thương xót không chỉ là cảm xúc mà bạn nên biến nó thành hành động tích cực. Hãy nhớ rằng, những điều mà bạn đang đối mặt có thể nhỏ bé hơn rất nhiều với những  khó khăn mà người khác đang phải trải qua.

Thay vì bị cuốn vào sự tiêu cực, tuyệt vọng của bản thân thì bạn có thể tìm cách để giúp đỡ nhiều người khác. Đóng góp là một trong những cách nhanh nhất để bạn cảm thấy hạnh phúc và thu hút sự chú ý của bản thân. Đồng thời, điều này cũng kết nối sự tích cực với người khác. Theo cách này, bạn sẽ cảm thấy mình đang làm nhiều điều có ý nghĩa cho thế giới và cho chính mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết liên quan đến vấn đề cảm giác tủi thân là gì? tại sao lại tủi thân, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Đừng quên truy cập sieusach.info để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị khác nhé!

Bài viết liên quan