Chúa Chổm là ai? Tóm tắt câu chuyện nợ như chúa Chổm

1 Tháng Sáu, 2023 106 Tuyentb

Nợ như chúa Chổm” là câu nói truyền miệng quen thuộc trong dân gian, vậy chúa Chổm là ai? Nợ như chúa Chổm là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nợ như chúa Chổm là gì?

“Nợ như chúa Chổm” được dùng để chỉ những người nợ rất nhiều, nợ người này chưa kịp trả đã đi vay người khác và cứ như thế số nợ ngày một tăng cao.

Chúa Chổm là ai? Tóm tắt câu chuyện nợ như chúa Chổm

Nếu như hay đọc truyện cổ tích, bạn sẽ dễ dàng biết được nguồn gốc của câu nợ như chúa chổm xuất phát từ sự tích “Nợ như chúa Chổm”. Đây là câu chuyện cổ tích dân gian Việt Nam dựa trên một nhân vật lịch sử có thật, người này chính là Lê Trang Tông, vị vua đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng.

Ngày xưa, khi vua Lê Chiêu Tông bị kẻ xấu hãm hại để cướp ngôi. Trước khi qua đời, Lê Chiêu Tông đã nương nhờ nhà một người phụ nữ trong dân gian và có con với người này. Đứa bé sinh ra được mẹ đặt tên là Chổm.

Chúa Chổm

Chúa Chổm

Cậu bé Chổm càng lớn càng thông minh và lanh lẹ hơn người, nhưng nhà cậu khá khó khăn. Dù Chổm và mẹ cật lực kiếm sống nhưng vẫn khó lòng dư dả. Gia đình cậu thường hay mua thiếu, mua nợ các hàng quán, rồi hứa hẹn khi nào ăn nên làm ra, sẽ trả cho họ cả gốc lẫn lãi. Trộm vía, dù có ăn thiếu nhưng cứ hàng quán nào Chổm ngồi thì hàng đó đắt khách, người người ra vào nườm nượp. Thế nên, các hàng quán không những cho Chổm nợ mà còn mời cậu vào ăn để lấy “vía” buôn bán đắt hơn.

Về sau Chổm gặp lúc Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên đã lập ông lên làm vua.

Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở về lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ ngày xưa, một số người bán chịu cho ông ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Chổm làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc chắn rằng ông đã thành đạt, nên họ nhắc lại lời hứa xưa. Có nhiều người dù không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại yêu cầu, đòi hỏi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ chỏ vào vua mà đòi nợ cũ.

Nhà vua không nhớ mình nợ những ai và cũng không biết làm sao mà trả cho hết nên đã truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ. Mặt khác, triều đình đã ra lệnh cấm những người đòi nợ được chỉ tay xúc phạm đến vua, cho nên sau này đã có con đường nhỏ ở Thăng Long mang tên Cấm Chỉ.

Chúa Chổm về kinh

Chúa Chổm về kinh

Dù khá kịch tính nhưng câu chuyện trên vẫn mang những sắc thái dân gian, được lưu truyền qua miệng chứ chưa có tài liệu chính xác trên văn bản. Và câu ví von “nợ như Chúa Chổm” cũng xuất phát từ đây ra.

Ngày nay người đời có câu ca dao:

Vua Ngô ba mươi sáu tán vàng

Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì

Chúa Chổm mắc nợ tì tì

Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô.

Cách để không “nợ như chúa Chổm”

Ngày nay có rất nhiều người không thể quản lý tài chính của mình dẫn đến cảnh “nợ như chúa Chổm”. Vậy làm thế nào để thoát khỏi cảnh nợ nần như chúa Chổm đây? Đừng quá lo lắng bạn nhé, chúng tôi sẽ mách bạn một số cách dưới đây:

Không tiêu tiền phung phí

Một trong những nguyên nhân nợ nần triền miên đó là bạn tiêu tiền một cách rất phung phí, mua sắm quá nhiều. Bạn nên tập cách kiểm soát các nhu cầu, đồ nào cần thiết mới mua, những món đồ không cần thiết đừng nên mua, đặc biệt là quần áo, bạn chỉ nên mua ở mức độ vừa phải, đủ dùng.

Không tiêu tiền một cách phung phí

Không tiêu tiền một cách phung phí

Thống kê tiền tiêu mỗi ngày

Bạn nên có một cuốn sổ nhỏ để thống kê số tiền đã chi tiêu mỗi ngày. Như vậy bạn sẽ nắm được một ngày bạn đã tiêu những khoản tiền gì? Có chính đáng hay không? Và bạn nên để ra một khoản tiền nhỏ để có thể chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ cần phải sử dụng tiền gấp.

Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

Để có được một kế hoạch chi tiêu hợp lý, bạn cần phải viết ra những khoản sẽ chi tiêu trong tháng, trong ngày và xếp chúng theo thứ tự quan trọng. Những món đồ không cần thiết thì bạn không cần phải chi tiền ra để mua chúng nữa. Chỉ nên tập trung vào những món đồ và khoản chi quan trọng mà bạn bắt buộc phải chi tiêu.

Dừng vay nợ

Bạn hãy dừng ngay những khoản nợ mới để dành tiền chi trả cho các món nợ cũ, khi bạn có ý định mượn tiền ai đó thì hãy chắc chắn rằng bạn có khả năng trả họ trong một khoảng thời gian nào đó. Dừng ngay thói quen mượn tiền một cách vô tội vạ rồi không có khả năng chi trả.

Bỏ thói quen tiêu dùng đắt tiền

Khi bạn đang gồng gánh một khoản nợ trong người thì cách tốt nhất là hãy sống thật tiết kiệm để dành tiền trả nợ. Khi nào trả hết nợ thì mới mua sắm những món đồ xa xỉ và đảm bảo rằng món đồ đó cần thiết cho cuộc sống của bạn.

Tìm kiếm thêm công việc phụ

Tìm kiếm thêm các công việc phụ

Tìm kiếm thêm các công việc phụ

Nếu công việc chính vẫn không giúp bạn chi trả được các khoản tiền mua sắm, sinh sống thì hãy tìm thêm một công việc phụ như bán hàng, cộng tác viên viết bài… những công việc này bạn có thể làm sau giờ làm chính và làm một cách chủ động. Nếu sau mỗi ca làm hàng ngày bạn đều chăm chỉ làm thêm công việc phụ này thì nó sẽ giúp bạn có thêm một khoản thu nhập đáng kể.

Nâng cấp bản thân

Bạn hãy cố gắng học tập, làm việc thật nhiều để trau dồi thêm kiến thức, có như vậy thì bản thân bạn mới có thể thăng tiến trong công việc và có thêm nhiều cơ hội mới để kiếm tiền. Đừng bao giờ đặt ra giới hạn cho bản thân, bạn hãy cố gắng mỗi ngày thay vì than vãn không đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu trong cuộc sống.

Trên đây là những thông tin về điển cố nợ như chúa Chổm, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ chúa Chổm là ai và nợ như Chúa chổm là gì. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi sieusach.info, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ chúng tôi nhé!

Bài viết liên quan