Chuẩn mực xã hội là gì? Ví dụ, ý nghĩa chuẩn mực xã hội

18 Tháng Mười Hai, 2023 106 Tuyentb

Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc đòi hỏi, yêu cầu mỗi cá nhân hay nhóm xã hội cần xác định được mức độ, tính chất, giới hạn của nó. Để hiểu rõ hơn về chuẩn mực xã hội là gì? Ý nghĩa của chuẩn mực xã hội như thế nào? Hãy cùng sieusach.info đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Chuẩn mực xã hội là gì? Ví dụ

Mỗi cá nhân sống trong xã hội là một thực thể cấu thành nên xã hội đó. Mỗi người luôn có mối liên hệ với nhau với cấu trúc phức tạp.

Ví dụ về chuẩn mực xã hội:

Một người bình thường sẽ luôn có ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè… và giữa họ sẽ luôn có mối liên hệ với nhau. Trong đó, mỗi cá nhân sẽ thực hiện các hành vi để thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình theo các hành vi ứng xử khác nhau.

Chuẩn mực xã hội là hệ thống quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội

Chuẩn mực xã hội là hệ thống quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội

Mặc dù, con người luôn có xu hướng mong muốn được thực hiện theo các hành vi theo ý muốn của cá nhân, nhưng họ sẽ luôn đặt mình yêu cầu, quy tắc, đòi hỏi của quan hệ đó ở các nhóm hay xã hội nói chung. Do đó, những hành vi mà họ thực hiện sẽ phải phù hợp với người xung quanh, rộng hơn nữa là phù hợp với cộng đồng xã hội.

Ví dụ:

Ơ nơi công sở mặc quần áo gọn gàng, lịch sự, hay khi tham gia các buổi lễ tôn giáo trang trọng thì người tham dự không được mặc váy quá ngắn, áo hai dây…Một số ví dụ khác về các chuẩn mực xã hội như đi bên phải vỉa hè, nhai thức ăn thì ngậm miệng, không vừa ăn vừa nói, xả nước nhà wc sau khi sử dụng xong, không nói chuyện quá to khi ở nơi công cộng, không đứng quá gần mọi người, tôn trọng pháp luật, không xả rác bừa bãi…

Vứt rác đúng nơi quy định

Vứt rác đúng nơi quy định

Như vậy, khái niệm chuẩn mực xã hội là hệ thống những quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân, nhóm xã hội. Trong đó, xác định ít nhiều đến tính chất, mức độ, giới hạn, phạm vi của cái có thể, cái được phép hay không được phép, bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người để củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn cho xã hội.

Các đặc trưng chuẩn mực xã hội cơ bản

Tính tất yếu xã hội

Đây là những chuẩn mực ra đời từ thực tiễn trong đời sống xã hội và hình thành từ những nhu cầu thiết yếu của xã hội đó. Các chuẩn mực xã hội được tạo nên từ ý chí chung của các các nhân, các giai cấp có cùng nhóm xã hội, để củng cố và bảo vệ, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của họ.

Các chuẩn mực xã hội có nội dung phản ánh những mối quan hệ xã hội, có chứa các quy tắc, yêu cầu với chính hành vi của con người. Do đó, sự xuất hiện, hình thành, tồn tại và phát huy vai trò của chuẩn mực xã hội ngày càng được coi là có tính khách quan, mang tính tất yếu của xã hội.

Tính định hướng

Đặc trưng này được thể hiện theo không gian và thời gian. Theo không gian thì các chuẩn mực sẽ được xác định dựa trên các giá trị, hiệu lực trong phạm vi không gian xã hội hay một khu vực địa lý nhất định nào đó. Nếu vượt ra khỏi các phạm vi này thì chúng sẽ không có vai trò và tác dụng nào nữa. Do vậy, cần có sự định hướng chuẩn mực xã hội sao cho thích hợp với các đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa cũng như phong tục tập quán của mỗi khu vực cụ thể.

Tính định hướng của chuẩn mực trong xã hội

Tính định hướng của chuẩn mực trong xã hội

Còn theo thời gian, trong mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có những thời kỳ phát triển, với những vai trò chuẩn mực có biểu hiện khác nhau. Sự định hướng chuẩn mực xã hội theo cách này sẽ đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và gắn với thực tiễn trong quá trình phát triển là điều rất cần thiết.

Tính vận động, biến đổi

Trên thực tế, các chuẩn mực xã hội không mang tính bất biến mà luôn ở trạng thái động. Chúng liên tục biến đổi, phát triển, vận động không ngừng. Với mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà nước hay mỗi nhóm xã hội sẽ có những giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chuẩn mực xã hội không có tính tuyệt đối vì trong mỗi cá nhân không theo chuẩn mực. Có những chuẩn mực được phổ biến, tuân theo giai cấp. dân tộc nhưng lại không được thừa nhận ở một giai cấp, dân tộc khác.

Ý nghĩa chuẩn mực xã hội với đời sống và pháp luật

Đối với đời sống

Chuẩn mực xã hội hình thành dựa trên các mối quan hệ trong xã hội, tùy thuộc vào tính chất của từng quan hệ mà mỗi cá nhân trong quan hệ đó phải thực hiện  theo những chuẩn mực nhất định. Chuẩn mực xã hội đóng vai trò như một hệ thống tương tác giữa cá nhân và nhóm xã hội. Do đó, nó góp phần điều tiết các mối quan hệ xã hội, tạo thành các khuôn mẫu cho hành vi của con người nhằm duy trì sự ổn định, bảo vệ trật tự, hài hòa, cũng như kỷ cương và an toàn xã hội.

Ý nghĩa của chuẩn mực trong xã hội đối với đời sống

Ý nghĩa của chuẩn mực trong xã hội đối với đời sống

Chuẩn mực xã hội đối với đời sống của mỗi người là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động quản lý của các lĩnh vực trong đời sống. Nó là phương tiện giúp điều chỉnh, định hướng những hành vi chuẩn mực xã hội của cá nhân trong các nhóm xã hội dựa trên những điều kiện nhất định. Đồng thời đó cũng là phương tiện để kiểm tra xã hội với các hành vi của họ.

Nhờ các chuẩn mực xã hội mà mỗi cá nhân nên xem xét, suy nghĩ, kiểm nghiệm trước khi thực hiện một hành vi nào đó. Bên cạnh đó, cũng giúp ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi sai trái, hành vi tội phạm, vi phạm pháp luật. Đồng thời nâng cao giá trị xã hội, được tuân theo một cách phổ biến như: giá trị đạo đức, giá trị pháp luật, giá trị thẩm mỹ…

Đối với pháp luật

  • Về chính trị: Nếu không có chuẩn mực thì sự lãnh đạo chính trị của giai cấp cầm quyền khó có thể được mọi người phục tùng và chấp nhận. Chuẩn mực chính trị được thể hiện qua chính sách, đường lối của Đảng được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật khác. Như vậy chuẩn mực chính trị góp phần xây dựng, phát triển hệ thống của một quốc gia còn được thể hiện qua các quy tắc giao tiếp, ứng xử, hiệp ước, hiệp định…
  • Chuẩn mực trong tôn giáo: Đó là những chuẩn mực tốt đẹp, phù hợp với thuần phong mỹ tục, các giá trị đạo đức đem lại tác dụng tích cực với việc thực hiện pháp luật của công dân.
Chuẩn mực xã hội trong tôn giáo đem lại nhiều mặt tích cực

Chuẩn mực xã hội trong tôn giáo đem lại nhiều mặt tích cực

  • Chuẩn mực trong đạo đức: Đó là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Một cá nhân có đạo đức tốt sẽ tuân thủ tối đa các quy định của pháp luật. Ngược lại khi đạo đức kém thì sẽ tìm cách lách luật, không dễ dàng để họ tuân thủ theo quy định.
  • Chuẩn mực phong tục, tập quán: Đó là những phong tục, tập quán tốt đẹp, phù hợp sẽ giúp cho việc thực hiện pháp luật tự giác, dễ dàng hơn. Bên cạnh đó chuẩn mực trong phong tục, tập quán còn thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, giúp nó trùng khớp với pháp luật sẽ có tác dụng quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống xã hội.
  • Chuẩn mực thẩm mỹ: Giúp cho hành vi thẩm mỹ của con người phù hợp với các quan điểm, quan niệm trong xã hội về cái xấu, cái đẹp…khi pháp luật được ban hành sẽ phù hợp chuẩn mực thẩm mỹ thì nhân dân sẽ tự giác thực hiện và tuân theo.

Có thể thấy chuẩn mực xã hội đóng vai trò không nhỏ trong đời sống của mỗi cộng đồng, mỗi địa phương và dân tộc. Những chuẩn mực xã hội có vai trò lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về chuẩn mực xã hội là gì và ý nghĩa của chúng.

Bài viết liên quan