Danh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì? Ví dụ dễ hiểu nhất

10 Tháng Hai, 2023 106 HienNguyen

Trong từ vựng Tiếng Việt bên cạnh động từ, tính từ… thì danh từ là một trong những loại tử được sử dụng rất phổ biến. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ danh từ là gì không? Hay danh từ riêng và danh từ chung là gì? Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về từ loại này nhé!

Danh từ là gì?

danh-tu-la-gi

Ví dụ về danh từ trong Tiếng Việt

Danh từ là những từ được dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm. Danh từ thường đóng vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc cũng có thể là tân ngữ cho ngoại động từ ở trong câu. 

Bởi danh từ là một bộ phận của ngôn ngữ  nên nó sẽ có những sự biến đổi không ngừng và phát triển hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người trong việc giao tiếp cũng như ghi chép.

Ví dụ về danh từ:

– Danh từ chỉ các loại sự vật như: Bàn, ghế, xe đạp, xe máy, ô tô, con gà…

– Danh từ chỉ các hiện tượng như: Mưa, gió, chớp, bão, sấm, hạn hán, sóng thần…

– Danh từ chỉ các khái niệm như: Bệnh án, con người, thực vật, động vật…

Danh từ chung và danh từ riêng là gì?

Trong Tiếng Việt thì danh từ được phân loại ra thành danh từ chung và danh từ riêng. Cụ thể như sau:

cac-loai-danh-tu-la-gi

Danh từ chung – Danh từ riêng

Danh từ chung là gì?

Danh từ chung là danh từ được dùng để chỉ những sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan của mình. Ví dụ như: sông, núi, sách báo, quần áo…

Danh từ chung lại được phân loại thành các loại như sau:

Danh từ chỉ khái niệm

Đây là loại danh từ có ý nghĩa trừu tượng hay danh từ chỉ sự vật mà chúng ta không thể nhận biết được bằng các giác quan. Những danh từ này không chỉ những đối tượng, chất liệu hay là sự vật cụ thể mà còn biểu thị những khái niệm như: tính chất, quan hệ, ý thức, thước đo, mục đích, tình bạn, tình yêu… Khái niệm này chỉ tồn tại trong tri giác, trong ý thức của con người chứ không thể cụ thể hóa được thành những thứ hữu hình. 

Nói một cách dễ hiểu thì đây là những khái niệm không có hình thức và không được các giác quan của cơ thể cảm nhận trực tiếp.

Danh từ chỉ hiện tượng

Đây là loại danh từ  dùng để chỉ các hiện tượng là sự vật xảy ra trong không gian và thời gian mà con người nhận thức được. Cụ thể:

danh-tu-chung-la-gi

Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

 

– Hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, chớp… Các hiện tượng này tự sinh ra trong tự nhiên mà không chịu bất kỳ tác động nào từ ngoại lực.

– Hiện tượng xã hội như đói nghèo, áp bức, chiến tranh… Nó là những hiện tượng xã hội, hành động, sự việc do chính con người tạo ra.

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ đơn vị là danh từ chỉ đơn vị của sự vật, có thể được định lượng hoặc ước lượng.

Căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng thì chúng ta có thể chia chúng thành các loại như sau:

– Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Đơn vị tự nhiên ở đây hiểu một cách đơn giản chính là đơn vị thường dùng trong giao tiếp để biểu thị số lượng của sự vật, con vật. Ví dụ: mảnh, tấm, cái, hòn… 

– Danh từ đơn vị chính xác: Đây là những đơn vị có thể xác định được trọng lượng, kích thước cũng như khối lượng hoàn toàn chính xác. Ví dụ: tấn, tạ, yến, kg,…

– Danh từ chỉ thời gian: Là những danh từ được dùng để chỉ khoảng thời gian. Ví dụ: thế kỷ, thập kỷ, năm, tháng, giờ, phút, giây…

– Danh từ đơn vị ước lượng: Loại danh từ này không chỉ về số lượng cố định mà nó được sử dụng để đếm những thứ xuất hiện ở trong các tổ hợp như: nhóm, tổ, bầy, đàn…

– Danh từ tổ chức: Đây là loại danh từ dùng để chỉ các tổ chức, đơn vị hành chính như: huyện, ấp, xã, quận, huyện, thành phố…

Danh từ riêng là gì?

Danh từ riêng là những từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, sự vật, sự việc cụ thể, xác định và có tính duy nhất.

danh-tu-rieng-la-gi

Danh từ chỉ địa điểm – Tháp Rùa (hồ Hoàn Kiếm)

Ví dụ:

– Tên người: Lan, Mai, Nhung, Ngọc, Hiền…

– Địa điểm: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Lào Cai, Hải Dương, Lạng Sơn…

Ngoài ra thì danh từ riêng còn có thể là từ thuần Việt, từ Hán Việt hoặc là tên phiên âm từ tiếng nước ngoài như: Anh, Pháp. Ví dụ: Alex, Anna, Marcus, Jane…

Các danh từ chỉ tên người, địa danh, vùng lãnh thổ… về nguyên tắc thì phải viết hoa để có thể phân biệt với các từ khác trong câu. Quy tắc này được thể hiện cụ thể như sau:

– Viết hoa các chữ cái đầu của danh từ riêng và không sử dụng gạch nối đối với danh từ riêng thuần Việt và từ Hán Việt.

– Với những danh từ riêng là từ mượn từ các tiếng nước ngoài thì thường sẽ được phiên âm trực tiếp hoặc là phiên âm sang tiếng Việt và sử dụng dấu gạch nối giữa các tiếng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến danh từ riêng và danh từ chung là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về từ loại này và sử dụng chúng sao cho phù hợp. Nếu bạn có thắc mắc về từ loại nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

 

Bài viết liên quan