Giải thích: Ý nghĩa câu mượn gió bẻ măng là gì? Bài học rút ra

20 Tháng Tư, 2023 106 Tuyentb

Mượn gió bẻ măng là gì? Câu nói này được dùng để chỉ những kẻ cơ hội, lợi dụng tình huống để trục lợi cá nhân. Vậy thì hãy cùng sieusach.info tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa của chúng qua bài viết dưới đây nhé!

Mượn gió bẻ măng là thành ngữ hay tục ngữ?

Mượn gió bẻ măng là một câu thành ngữ, được xuất pháp từ một điển cố xưa. Theo đó, vào một buổi sáng, chủ nhà ra xem bụi tre ở góc vườn thì thấy những chiếc măng mập đã “không cánh mà bay”. Anh ta đoán rằng lão hàng xóm xấu tính đã chặt trộm đêm qua. Nhưng vốn là người tử tế, không muốn làm mất hòa khí hàng xóm nên chỉ nói bóng gió.

Lão hàng xóm có tật giật mình, sợ bị vu họa nên đã vội lý giải, cho rằng đêm qua có trận gió to, mấy cái măng bị gãy và bị gió thổi đi mất rồi. Cách giải thích này vô lý hết sức và từ đó câu thành ngữ “mượn gió bẻ măng” được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

Câu chuyện mượn gió bẻ măng

Câu chuyện mượn gió bẻ măng

Ý nghĩa mượn gió bẻ măng là gì?

Câu thành ngữ Mượn gió bẻ măng mang hàm ý chỉ những hành động cơ hội, lợi dụng tình thế để trục lợi cá nhân của những kẻ tham lam.

Như trong câu chuyện Mượn gió bẻ măng mà chúng tôi vừa trên, kẻ xấu đã lợi dụng trời mưa to gió lớn, mọi người không ra ngoài để đi bẻ trộm măng nhà hàng xóm về để sử dụng.

  • Mượn gió bẻ măng tiếng Trung là: 顺手牵羊, phiên âm: Shùnshǒuqiānyáng
  • Mượn gió bẻ măng tiếng Trung tiếng anh là: taking advantage of the wind to pick bamboo shoots
Mượn gió bẻ măng trong tiếng trung

Mượn gió bẻ măng trong tiếng trung

Mượn gió bẻ măng – Chiến lược kinh doanh đáng học hỏi

Về bản chất, câu thành ngữ mượn gió bẻ măng mang ý nghĩa khá tiêu cực. Bởi khi một người lợi dụng tình thế để mưu lợi cá nhân thì không tốt. Tuy nhiên, để bàn luận về sự tốt hay xấu của Mượn gió bẻ măng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là hoàn cảnh.

Ví dụ trong môi trường công sơ, một cô thực tập mới giao tiếp khéo léo nên được mọi người yêu quý. Lợi dụng điều đó, có ta luôn lấy cớ mình phải làm luận văn tốt nghiệp mà nài nỉ đồng nghiệp làm giúp báo cáo. Lấy cớ mình là người lương thấp nên mỗi lần đi ăn với đồng nghiệp, cô ta luôn nói vài câu để không phải góp tiền. Hành động mượn gió bẻ măng này rất xấu và đáng được lên án.

Tuy nhiên, nếu đặt Mượn gió bẻ măng vào môi trường kinh doanh thì chưa chắc nó đã xấu đâu! Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn mới hơn về câu thành ngữ này.

Kế sách mượn gió bẻ măng được áp dụng phổ biến trong kinh doanh

Kế sách mượn gió bẻ măng được áp dụng phổ biến trong kinh doanh

Một nhà máy sản xuất đồ đóng hộp A đang rất phát triển với nguồn doanh thu cao. Thị trường tiêu thụ ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi họ phải mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, công ty A ngại bỏ ra một khoản vốn lớn như vậy. Vì vậy, họ đã quyết định thôn tính công ty B (làm cùng lĩnh vực).

Công ty B có số lượng công nhân lớn nhưng do cơ chế kinh doanh lỏng lẻo nên họ gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm tồn đọng nhiều, nhiều năm liền rơi vào cảnh lỗ vốn. Công ty A đã lợi dụng điều này đến đàm phán với công ty B để hợp nhất 2 công ty lại với nhau.

Cuộc đàm phán diễn ra khá suôn sẻ do công ty B đang rơi vào tình cảnh khủng hoảng. Không lâu sau đó, tập đoàn hợp nhất của công ty A và B nhanh chóng trở nên nổi tiếng, lợi nhuận ngày càng tăng cao.

Nhìn vào câu chuyện này, có thể thấy rằng công ty A đang “mượn gió bẻ măng” để thôn tính công ty B. Trong kinh doanh, người ta gọi đây là kế mượn gió bẻ măng. Thị trường kinh doanh vô cùng hỗn loạn, khi đối thủ của ta gặp khó khăn hoặc thị trường biến động thì đây chính là cơ hội kinh doanh tốt để bạn chiếm lĩnh thị trường, tự phát triển chính mình.

Những nhà kinh doanh giỏi luôn biết cách nắm bắt cơ hội, khéo léo lợi dụng mọi điều kiện để mở ra cơ hội cho chính mình và gặt hái thành công.

Ngoài ra, còn rất nhiều câu chuyện liên quan đến kế sách mượn gió bẻ măng khác. Ví dụ như nhiều người đã lợi dụng cơn sốt phim ảnh hay sự nổi tiếng của một nghệ sĩ nào để tung ra sản phẩm mới, thu lợi nhuận cho mình.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp kinh doanh dùng kế mượn gió bẻ măng cần phải lên án. Điển hình như khi dịch covid-19 mới xuất hiện ở nước ta, nhiều nhà thuốc đã lợi dụng điều này để tăng giá khẩu trang lên đến hàng trăm nghìn dù giá bán thường ngày chỉ vài chục nghìn. Đây là lại là một hành vi xấu, liên quan nhiều đến vấn đề đạo đức.

Bởi vậy, để đánh giá câu chuyện mượn gió bẻ măng tốt hay xấu, ta cần nhìn nhận nó trong một hoàn cảnh cụ thể và các ứng xử của những người tham gia trong câu chuyện đó.

Mong rằng qua bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu thành ngữ mượn gió bẻ măng là gì nhé!

Bài viết liên quan