Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh : Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa

7 Tháng Sáu, 2023 106 Tuyentb

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh là sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của phong trào cách mạng 30 – 31. Vậy, Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh vào năm nào? Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa như thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung thông tin bài viết dưới đây của sieusach.info.

Nguyên nhân phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng đã tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, tiêu biểu nhất đó là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

Xô viết Nghệ Tĩnh là tên gọi của phong trào đấu tranh chống Pháp của công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931. Tên gọi Xô viết bắt nguồn từ việc nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã, nhân dân đã đứng lên phụ trách đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa ở địa phương với tư cách thực hiện chức năng của chính quyền.

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh là phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh là phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân

Từ năm 1930, tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, đời sống nhân dân lầm than, mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc. Trong đó, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc) và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chỉ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp) được coi là mâu thuẫn cơ bản nhất. Chính vì thế, những năm cuối thế kỷ 20, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của rất nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

Diễn biến phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh bắt đầu vào ngày 1/5/1930 bằng cuộc biểu tình của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân ở 5 xã ven thành phố Vinh. Cuộc biểu tình diễn ra với mục đích đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm thuế, chống khủng bố, đòi bồi thường các gia đình bị thảm sát trong cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân ở nhà máy sợi Nam Định, ủng hộ Liên Xô.

Từ tháng 6 đến tháng 8, công nhân nhà máy diêm, xưởng cưa, bốc vác Bến Thủy; công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi,…liên tục đình công. Tính từ tháng 5 -8/1930 ở vùng Nghệ – Tĩnh đã có 97 cuộc bãi công và biểu tình của nông dân, công nhân.

Ngày 1/8/1930, công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tổng bãi công, đánh dấu thời kỳ mới – thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã tới. Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ – Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình vũ trang tự vệ kéo đến các huyện Can Lộc (ngày 4/8), Nam Đàn (ngày 6/8 và 30/8), Thanh Chương (ngày 12/8), Nghi Lộc (ngày 29/8) và sau đó đã lan rộng khắp các huyện ở 2 tỉnh.

Cuộc bãi công của công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy

Cuộc bãi công của công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy

Tuy nhiên, phải đến tháng 9 thì phong trào đấu tranh Xô viết Nghệ Tĩnh mới lên đến đỉnh cao. Ngày 1/9, khoảng 20.000 nông dân huyện Thanh Chương đã tổ chức cuộc biểu tình đòi bỏ thuế, thả tù chính trị. Mặc dù quân lính Pháp nổ súng nhưng người dân biểu tình vẫn tiến vào huyện đường, phá nhà giam, thả tù chính trị, đốt hồ sơ, sổ sách và dinh trị huyện.

Trước sự tấn công của nhân dân, bọn hào lý địa phương đã phải bỏ chạy. Hầu hết các thôn ở huyện Thanh Chương rơi vào thế không có chính quyền quản lý. Lúc này, nhân dân xã Võ Liệt dã đứng ra tổ chức, điều hành công việc trong xã.

Ngày 5/9, nông dân huyện Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân ở huyện Thanh Chương với khẩu hiệu “bãi bỏ thuế thân”, “chia lại ruộng đất”, “thả tù chính trị”. Trong 2 ngày (5/9 và 7/9) nông dân ở 2 huyện Diễn Châu, Can Lộc đã đốt phá nhà giam. Từ ngày 8-11/9 hàng chục nghìn nông dân ở Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc,…nổi dậy.

Điển hình nhất là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên vào ngày 12/9. Nông dân đổ về huyện lỵ với khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc”, “Đả đảo Nam triều”, “Đả đảo công xưởng”,…Đoàn biểu tình xếp hàng dài hơn 1km hướng về thành phố Vinh. Dòng người ngày càng đông, khi đến vần thành phố Vinh dòng người đã lên tới 30.000 người, xếp hàng dài tới 4km.

Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom, xả súng vào đoàn biểu tình khiến cho 217 người chết, 125 người bị thương, đốt 277 nóc nhà,…Lộc Châu và Lộc Hải bị tàn phá hoàn toàn. Mặc dù thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng vẫn không ngăn được phong trào đấu tranh của nhân dân.

Kết quả của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh

Sau 7 tháng đấu tranh, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh thất bại nhưng đã:

–   Làm cho chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều làng, xã

–   Chi bộ và Nông dân hội đỏ đã quản lý, điều hành mọi hoạt động trong thông, thực hiện chức năng chính quyền.

–   Chính quyền Xô viết được thành lập ở nhiều nơi.

Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh

Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh

Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn, cụ thể:

–   Đề nghị của Đảng là đúng đắn, mở ra thời kỳ cách mạng đi theo đường lối sáng tạo dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

–   Phát huy sức mạnh đoàn kết của 2 giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh cách mạng.

–   Là cuộc tập dượt đầu tiên cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám

–   Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một chi bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công – nông dân, mặt trận dân tộc thống nhất cũng như tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng 1930-1931 được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng bộ và quần chúng cách mạng chuẩn bị cho khởi nghĩa tháng 8/1945.

Trên đây là tóm tắt phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Dù đã lùi xa nhiều năm nhưng phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn còn nguyên giá trị, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

Bài viết liên quan