Thơ lục bát là gì lớp 6? Đặc điểm cách gieo vần & ngắt nhịp thơ lục bát

30 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 có đề cập đến các luật thơ và một số thể thơ tiêu biểu, trong đó có thơ lục bát. Vậy thơ lục bát là gì, đặc điểm thơ lục bát như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, theo dõi nhé.

Thơ lục bát là gì?

Thơ lục bát là thể thơ độc đáo nằm trong thể loại thơ dân gian của văn học Việt Nam. Thơ lục bát rất thông dụng trong đời sống cũng như trong văn chương, được sử dụng chủ yếu trong ca dao, dân ca. Đúng như tên gọi, thơ lục bát thường có câu đầu 6 chữ, câu sau 8 chữ, phối vần với nhau và nối tiếp nhau cho tới khi hết bài.

Thơ lục bát là thể thơ dân gian của văn học Việt Nam

Thơ lục bát là thể thơ dân gian của văn học Việt Nam

Nguồn gốc thể thơ lục bát

Thơ lục bát có nguồn gốc từ rất lâu đời, cho đến nay nó vẫn đang giữ vị trí quan trọng trong văn học dân gian của dân tộc. Thơ lục bát tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, xuất phát từ những lời nói dưới hình thức ca dao tục ngữ rồi được lưu truyền lại bằng chữ viết vào thế kỉ XV. 

Bằng cách nói ví von theo các vần điệu của người Việt cổ tại miền Bắc, nguồn gốc của thơ lục bát được thể hiện qua các câu ca dao, ẩn chứa lời răn đe, dạy dỗ hoặc sự quan sát về thời cuộc, kinh nghiệm của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.

Thơ lục bát có từ rất lâu đời 

Thơ lục bát có từ rất lâu đời

Cho đến khi bắt đầu có sự xuất hiện của chữ viết, thì thể thơ lục bát mới bắt đầu thoát ly và trở thành một thể thơ mang tính lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong đại chúng. Cũng từ đây, các cách gieo vần thơ lục bát mới được phổ cập dần và trở thành một thể thơ, thay vì lối nói thông dụng trước kia.

Đặc điểm thơ lục bát như thế nào?

Cách gieo vần thơ lục bát

Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, để tạo thành các âm điệu trong thơ. Trong thơ ca thường có 2 cách gieo vần là gieo vần giữa câu và gieo vần cuối câu. Trong đó, thể thơ lục bát là thể thơ đặc biệt có thể kết hợp hài hòa cả 2 cách gieo vần trên. 

Bên cạnh đó, ngôn ngữ của tiếng Việt rất phong phú, giàu ngữ nghĩa, với 6 thanh sắc cơ bản là: nặng, bằng, sắc, hỏi ngã, không, và được chia làm hai nhóm: thanh trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) và thanh bằng (bằng, không).

Thông thường, luật bằng trắc trong thơ lục bát luôn gieo vần ở thanh bằng và được sắp xếp theo mô hình sau:

luật bằng trắc trong thơ lục bát

Luật bằng trắc trong thơ lục bát

Nhịp điệu / cách ngắt nhịp

Trong mỗi thể thơ sẽ có một nhịp điệu thơ phổ biến để thể hiện các sắc thái tình cảm của tác giả. Nhịp điệu sẽ được biến hóa trong tình dòng, đoạn, hay bài thơ với độ dài ngắn khác nhau, có thể cân xứng hoặc không cân xứng. 

Nhịp điệu trong thơ lục bát có 2 cách ngắt nhịp

Nhịp điệu trong thơ lục bát có 2 cách ngắt nhịp

Về cơ bản một cặp thơ lục bát sẽ bao gồm 14 chữ, tùy ngữ cảnh mà ngắt nhịp theo tiết tấu khác nhau của từ vựng. Trong đó, một số cách ngắt nhịp mà ta thường thấy trong cách ngắt nhịp thơ lục bát là:

  • Thứ nhất ngắt theo nhịp chẵn, đặc biệt là cách ngắt nhịp đôi( 2/2/2 hoặc 2/6; 6/2 ở câu lục và 2/2/2/2 hoặc 4/4 ở câu bát

Ví dụ:

Rủ nhau/ xuống biển/ mò cua

Đem về/ nấu quả/ mơ chua/ trên rừng

Ai ơi/ chua ngọt/ đã từng

Gừng cay/ muối mặn/ xin đừng /quên nhau.

  • Thứ hai là cách ngắt nhịp ba, thường thấy ngắt nhịp nhiều ở các câu lục, và ở giữa 2 vế thường có dấu phẩy ngăn cách.

Ví dụ:

Cây đa cũ,/ bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ 

Như vậy, việc ngắt nhịp chẵn sẽ làm cho câu thơ cân đối, nhịp nhàng, nhưng nếu sử dụng xuyên suốt trong bài sẽ dễ đẩy câu thơ, bài thơ trở nên đơn điệu. Vì vậy, để bài thơ trở nên uyển chuyển, tùy theo tiết tấu, ngữ điệu cụ thể mà có thể sử dụng cách ngắt nhịp chẵn, lẻ cho phù hợp.

Các biến thể của thơ lục bát

Thơ lục bát thường có các quy định rõ ràng về niêm luật, cấu trúc. Nhưng thực tế, khi sử dụng lại được biến hóa rất linh hoạt, uyển chuyển và sinh động.

  • Biến thể về cách gieo vần

Thơ lục bát thường gieo vần lưng và vần chân ở chữ 6 của dòng lục hiệp vần với chữ 6 của dòng bát, chữ 8 của dòng bát hiệp vần với chữ 6 của dòng lục, thường gieo vần ở thanh bằng cho đến hết bài. Đôi khi có một vài trường hợp gieo vần ở thanh trắc.

  • Biến thể trong cấu trúc câu thơ

Cấu trúc thơ lục bát thông thường mỗi cặp sẽ có 2 dòng, câu trên là dòng lục 6 chữ và câu dưới là dòng bát 8 chữ. Nhưng hiện nay ta có thể thấy có một số dạng khác của thơ lục bát trong các câu ca dao và thơ lục bát hiện đại.

Ví dụ:

Mèo khen mèo dài đuôi

Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo 

Trên đây là những kiến thức về thơ lục bát là gì và một số đặc điểm của thơ lục bát mà chúng tôi đã chia sẻ. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và nắm vững hơn để đạt được kết quả tốt trong học tập.

Bài viết liên quan