Tứ đại danh tác văn học Trung Quốc: Nội dung, ý nghĩa từng tác phẩm

16 Tháng Một, 2024 106 Tuyentb

Trung Quốc được coi là cái nôi của văn hóa thế giới với kho tàng văn học khổng lồ, đa dạng và phong phú. Trong đó, tứ đại danh tác của Trung Quốc nổi tiếng là minh chứng sinh động nhất cho lịch sử văn học nước này. Vậy tứ đại danh tác là gì? Cùng sieusach.info tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tứ đại danh tác của Trung Quốc là gì?

Tứ đại danh tác Trung Quốc còn được gọi là Tứ đại ngôn tác để chỉ 4 tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng của Trung Quốc. Các tác phẩm này được sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện đó là:

Tứ đại danh tác đình đám của Trung Quốc

Tứ đại danh tác đình đám của Trung Quốc

  1. Tam Quốc Diễn Nghĩa – La Quán Trung
  2. Thủy Hử – Thi Nại Am
  3. Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân
  4. Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần

Các tác phẩm này đều dựa trên các sự kiện có thật trong lịch sử và diễn ra trong triều đại phong kiến ở Trung Quốc. Dưới ngòi bút điêu luyện và cách khắc họa nhân vật của mỗi tác giả đã đem đến những giá trị tư tưởng sâu sắc, định hướng giá trị của con người ở đất nước này.

Có thể nói, tứ đại danh tác không chỉ là báu vật của người Trung Hoa mà còn lai di sản văn hóa thế giới, được đánh giá cao về trình độ văn học và những thành tựu về nghệ thuật xuất sắc.

Xem thêm:

Giới thiệu tứ đại danh tác của Trung Quốc và Ý nghĩa của tác phẩm 

Tam Quốc Diễn Nghĩa

 Bối cảnh: 

Tam Quốc Diễn Nghĩa còn có tên khác là Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa, được bậc thầy văn học La Quán trung viết vào thế kỷ 14. Câu chuyện được tác giả viết theo phương thức 7 phần thực, 3 phần hư cấu chứ không hoàn toàn giống như lịch sử. Đây được đánh giá là 1 trong 4 tác phẩm tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc xuất sắc nhất.

 Tóm tắt nội dung:

Tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa chủ yếu nói về tham vọng giành quyền thống trị vào cuối thời Đông Hán. Truyện đan xen giữa 3 nước Thục, Ngô, Ngụy, tác giả khi viết đứng về nước Thục, lên án Tào Ngụy.

Tam Quốc Diễn Nghĩa ra đời sớm nhất trong tứ đại danh tác Trung Quốc

Tam Quốc Diễn Nghĩa ra đời sớm nhất trong tứ đại danh tác Trung Quốc

Các nhân vật không thể bỏ qua trong tác phẩm phải nói đến đó là: Gia Cát Lượng – một kỳ tài thiên hạ, Lưu Bị – vị tướng có tài cầm quân, Tào Tháo – đa mưu túc trí.

Tác phẩm đã phản ánh được nguyện vọng cấp bách và tha thiết của người dân khi đó. Một vị vua anh minh muốn xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất với lòng yêu nước thương dân tha thiết. Đặc biệt khi đó đất nước đang chịu sự thống trị của người Mông Cổ. Qua đó thể hiện khát vọng của người Hán muốn lật đổ triều Nguyên để xây dựng nên vương triều mới do người Hán cai trị.

Triết lý nhân sinh

Câu chuyện có rất nhiều triết lý nhân sinh được đưa ra nhưng câu triết lý được nhiều người tâm đắc là “Đối mặt với nghịch cảnh, chiến đấu đến cùng mới cơ cơ hội thắng”

Chúng ta sinh ra không phải ai cũng giống như Gia Cát Lượng là một tài năng thiên bẩm được ông trời phú cho hay cũng không thể giống như Tôn Quyền khi sinh ra đã được ngậm thìa vàng. Nhưng chúng ta có thể giống như Lưu Bị, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng luôn có tinh thần thép, luôn giữ mình, không lùi bước trước nghịch cảnh. Chỉ có thể tiếp tục chiến đấu thì mới có cơ hội giành được chiến thắng.

Thủy Hử

  • Bối cảnh

Tác phẩm tứ đại danh tác của Trung Hoa tiếp theo đó là tác phẩm Thủy Hử. Câu chuyện lấy cảm hứng từ những vị anh hùng thời xưa để ca ngợi cuộc nổi dậy của người nông dân, thân phận bị chèn ép trong xã hội thời đó. Đồng thời, tác giả cũng khai thác triệt để những tính cách đặc trưng của người Trung Hoa.

  • Tóm tắt nội dung

Thi Nại Am đã viết 70 hồi để diễn giải quá trình tập hợp của 108 vị anh hùng lên Lương Sơn Bạc khởi nghĩa. Mỗi anh hùng có một hoàn cảnh, một xuất thân khác nhau nhưng đều có điểm chung là bất bình trước sự bóc lột, đàn áp của chính quyền tàn bạo và thối nát thời Bắc Tống.

108 vị anh hùng trong tác phẩm Thủy Hử của Trung Hoa

108 vị anh hùng trong tác phẩm Thủy Hử của Trung Hoa

Họ cùng nhau ra tay cứu giúp cho những người hoạn nạn cũng là từ cứu bản thân mình. Đồng thời qua đó phơi bầy gay gắt hiện thực tàn khốc của những kẻ quan lại thời bấy giờ.

  • Triết lý nhân sinh

Trong tác phẩm Thủy Hử triết lý nhân sinh rút ra từ câu chuyện chính là “Biết cách làm người mới nên nghiệp lớn”. Trong đó, nhân vật Tống Giang là một trong những người rất biết cách làm người, luôn giúp đỡ những người nghèo khó, đối xử với anh em luôn có tình nghĩa và rất hào phóng. Trong cuộc sống làm người càng lương thiện, biết nhu biết cương bao nhiêu thì càng rộng mở bấy nhiêu.

Trải qua nhiều năm lịch sử, cho đến nay, tác phẩm Thủy Hử vẫn luôn nhận được đánh giá cao của nhiều nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc. Và hình ảnh 108 vị anh hùng Lương Sơn luôn trở thành biểu tượng đẹp, sống mãi trong lòng người dân nước này.

Tây Du Ký

  • Bối cảnh

Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa  Ân hoàn thành khi ông đã ngoài 70 tuổi vào khoảng những năm Gia Tinh Vạn Lịch triều Minh, khoảng thế kỷ 16. Ngoài Tây Du Ký thì ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ khác nhưng cho đến nay đã bị thất lạc khá nhiều và chỉ còn lại tác phẩm duy nhất là bộ Tây Du Ký.

  • Tóm tắt nội dung

Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình của nhà sư tên Trần Huyền Trang đến thỉnh kinh ở Tây Thiên. Đi theo nhà sư là 3 đệ tử với nhiều phép thần thông biến hóa. Đại biểu là Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông biến hóa, nhị đệ là Trư Bát Giới với 48 phép thần tông, và tam đệ là Sa Ngộ Tĩnh có 36 phép. Bên cạnh đó, ngựa mà Trần Huyền Trang cưỡi chính là hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã) biến hóa thành.

Tây Du Ký - tác phẩm đặc sắc mang nhiều dấu ấn cho người xem

Tây Du Ký – tác phẩm đặc sắc mang nhiều dấu ấn cho người xem

Câu chuyện kể về những thử thách, cam go mà thầy trò Đường Tam Tạng gặp khi đi trên đường thỉnh kinh. Trong suốt quá trình đó, họ đã phải trải qua 82 kiếp nạn mới hoàn thành nhiệm vụ và thỉnh được chân kinh.

Một điểm đặc sắc của tác phẩm này đó là trí tưởng tượng sáng tạo đỉnh cao của tác giả để miêu tả hàng loạt những câu chuyện hấp dẫn, li kỳ. Bên cạnh đó Tây Du Ký cũng chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc trong cuộc sống. Thông qua câu chuyện giữa thần và quỷ để vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội phong kiến và sự thối nát của giai cấp thống trị khi đó.

  • Triết lý nhân sinh

Tây Du Ký không chỉ là cuốn tiểu thuyết đình đám của nền văn học Trung Quốc mà nó còn thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc đó là “Khó khăn là trạng thái bình thường của cuộc sống”.

Mỗi một đời người đều phải trải qua nhiều khó khăn thử thách, thiên biến vạn hóa. Nhưng những điều đó không có nghĩa đó là sự bất hạnh mà chẳng qua chỉ là bài kiểm tra số phận mà thôi.

Hồng Lâu Mộng

  • Bối cảnh

Tác phẩm cuối cùng trong bộ tứ đại danh tác Trung Quốc là tác phẩm Hồng Lâu Mộng được sáng tác vào giữa thế kỉ 18. Lúc này triều đại phong kiến đã bắt đầu suy tàn. Tác phẩm do tác giả Tào Tuyết Cần viết 80 hồi đầu và 40 hồi sau là do  Cao Ngạc viết.

  • Tóm tắt nội dung

Nội dung tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình cảm trắc trở của 2 anh em con cô con cậu là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Họ là biểu tượng của thế hệ trẻ phản kháng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Dám đứng lên để dành lấy hạnh phúc cho bản thân.

Hồng Lâu Mộng - tác phẩm đầy kịch tính, mâu thuẫn và sâu sắc

Hồng Lâu Mộng – tác phẩm đầy kịch tính, mâu thuẫn và sâu sắc

Tác giả đã lột trần sự nông cạn của giới thượng lưu, tư tưởng bảo thủ và cuộc sống xa hoa của chế độ cũ. Qua đó, mô tả cuộc sống nhiều mặt sáng tối của một đại gia đình quyền quý từ lúc thịnh vượng cho đến khi suy tàn trong vòng 8 năm.

  • Triết lý nhân sinh

“Luôn biết ơn, sống bao dung thì cuộc đời đâu đâu cũng là ánh sáng Mặt trời”

Trong lúc hoạn nạn, khó khăn mà người ta giúp mình thì sau này phải “ăn khế trả vàng”, đó là đạo lý thường tình. Chính nhờ tấm lòng bao dung đó mà Lưu lão lão đã nhìn ra được mình không phải đang bị người khác trêu đùa mà người đó cũng không cố ý làm như vậy.

Có thể nói tứ đại danh tác với 4 tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc không chỉ nổi danh ở quê nhà mà còn lan rộng toàn thế giới. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn nắm rõ tứ đại danh tác Trung Quốc là gì cũng như có thể chiêm nghiệm được các giá trị nghệ thuật và tư tưởng qua các tác phẩm này.

Bài viết liên quan