Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại , bài tập ví dụ về từ đồng nghĩa

28 Tháng Tư, 2023 106 Tuyentb

Từ đồng nghĩa được chúng ta sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp thường ngày. Vậy từ đồng nghĩa là gì? Chúng được phân loại và có tác dụng gì? Hãy cùng sieusach.info tìm hiểu chi tiết hơn về từ loại này qua bài viết dưới đây nhé!

Từ đồng nghĩa là gì? Cho ví dụ

Từ đồng nghĩa là một nhóm từ mang ý nghĩa giống nhau hoặc tương tự nhau (gần giống nhau). Khi ta thay đổi một từ trong câu bằng các từ đồng nghĩa thì ý nghĩa truyền tải của câu nói đó vẫn được giữ nguyên mà không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cần chú ý đến sắc thái ý nghĩa của từ để dùng đúng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, tránh những hiểu lầm không đáng có xảy ra. 

Khái niệm về từ đồng nghĩa

Khái niệm về từ đồng nghĩa

Ví dụ từ đồng nghĩa:

  • Ba, bố, tía, thầy: Chỉ người đã sinh ra mình.
  • Mẹ, má, u, bọ: Dùng để chỉ người mẹ đã sinh ra mình.
  • Tốt, giỏi: Chỉ khả năng cao về trình độ.
  • Cần cù, siêng năng: Chỉ sự chăm chỉ.
  • Con lợn, con heo: Chỉ con vật quen thuộc với người nông dân, được nuôi để giết thịt, phục vụ cho nhu cầu ăn uống và mang lại giá trị kinh tế cho người dân.
  • Các từ đồng nghĩa với mập: to, béo, bự, đầy đặn, phúc hậu, chubby,…
  • Từ đồng nghĩa với từ “biết ơn”: giữ gìn, che chắn, ngăn cản, phòng vệ,…
  • Từ đồng nghĩa với từ “chết”: hy sinh, mất, băng hà, qua đời,…
  • Trái thơm, trái dứa: Đều chỉ chung một loại trái cây.

Phân loại từ đồng nghĩa

Khái niệm về từ đồng nghĩa là gì đã được mình giải thích chi tiết ở trên. Còn về cách phân loại, từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại là:

Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Có tên gọi khác là từ đồng nghĩa tuyệt đối. Chúng là những từ có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể dùng thay thế cho nhau trong mọi hoàn cảnh.

Ví dụ: Má – mẹ, bố – ba, siêng năng – cần cù,…

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Những từ này tuy mang ý nghĩa giống nhau nhưng có sắc thái biểu cảm khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng ta phải cân nhắc dùng đúng hoàn cảnh và đối tượng.

Ví dụ các từ đồng nghĩa: Chết – hy sinh – qua đời.

  1. – Chú chó đã chết ngày hôm qua vì bị xe đâm. (Chết: Đây là cách nói dân giã, thích hợp sử dụng với con vật).
  2. – Ông ấy đã qua đời được hơn 5 năm rồi! (Qua đời: Giảm bớt cảm giác đau thương khi nói về cái chết)
  3. – Chị Võ Thị Sáu hy sinh khi cô chỉ mới 19 tuổi. (Hy sinh: Mang ý nghĩa thiêng liêng và trang trọng hơn; thích hợp sử dụng với anh hùng, liệt sĩ hoặc những người có hành động cao đẹp).

Tác dụng của từ đồng nghĩa là gì?

  • Đối với văn viết, những từ đồng nghĩa là lựa chọn để chúng ta sử dụng ngôn ngữ phong phú và linh hoạt hơn, tránh lỗi lặp từ. Đồng thời giúp lời văn hiện lên cụ thể và sinh động hơn.
  • Từ đồng nghĩa thể hiện các mức độ, trạng thái và cảm xúc khác nhau của người nói. Ví dụ như cặp từ đồng nghĩa trong tiếng Việt “chết – hi sinh” thì “hi sinh” mang sắc thái trang trọng hơn nhiều.
  • Thể hiện đặc trưng vùng miền của từ khu vực. Ví dụ như cặp từ đồng nghĩa bố mẹ – bọ mạ – ba má thì “bố mẹ” được dùng nhiều bởi bộ phận cư dân miền Bắc; “bọ mạ” là miền Trung và miền Nam là “ba má”.
Thể hiện các trạng thái cảm xúc khác nhau của người nói

Thể hiện các trạng thái cảm xúc khác nhau của người nói

Cách nhận biết từ đồng nghĩa với các từ loại khác

Phân biệt từ trái nghĩa và từ đồng nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau, biểu thị mối quan hệ đối lập.

Ví dụ như: hiền lành >< hung dữ, to >< nhỏ, chậm chạp >< nhanh nhẹn, lười biếng >< chăm chỉ,…

Sự khác biệt giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa là gì?

Rất nhiều bạn học sinh không phân biệt được từ đồng âm và từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa thì giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về cách phát âm. Ngược lại, từ đồng âm thường giống nhau về âm nhưng có thể khác hoàn toàn về ý nghĩa.

Ví dụ: (1) tôi đi chợ mua rau (2)

=> Hai từ “” này là cặp từ đồng âm. “Má 1” chỉ người mẹ, còn “má 2” chỉ một loại thực vật có tính hàn (rau má).

– Hai từ “má” này giống nhau về cách phát âm nhưng mang ý nghĩa khác biệt nhau hoàn toàn.

Bài tập về từ đồng nghĩa

Ví dụ 1: Hãy xếp các từ dưới đây thành một nhóm cụ thể:

cùng nhau, cần cù, gan trường, chuyên cần, đùm bọc, tần tảo, can đảm, đầy đặn, hung ác, béo phì, ác độc.

Lời giải:

– Nhóm 1: cùng nhau, đùm bọc => Mang ý nghĩa chỉ sự đoàn kết.

– Nhóm 2: cần cù, chuyên cần, tần tảo => Mang ý nghĩa chỉ sự chăm chỉ, chịu khó

– Nhóm 3: gan trường, can đảm => Chỉ sự dũng cảm

– Nhóm 4: đầy đặn, béo phì => Chỉ những người hoặc sự vật có hình thức to lớn.

– Nhóm 5: hung ác, ác độc => Chỉ tính cách tiêu cực của con người.

Ví dụ 2: So sánh các từ đồng nghĩa được in đậm trong đoạn văn dưới đây?

  1. Sau hơn 80 năm giời làm nô lệ đã làm cho nước ta bị yếu hèn đi, ngày nay chúng ta phải cùng nhau xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại. Hãy làm sao cho chúng ta theo kịp được các nước khác trên toàn cầu này. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà đã luôn mong đợi ở các em rất nhiều.
  2. Màu lúa chín là một màu vàng xuộm trông rất đẹp. Nắng đã nhạt ngã màu thành vàng hoe. Thêm vào đó là những chùm quả xoan vàng lịm và trông giống như những chuỗi tràng hạt bồ đề được treo lơ lửng.

Lời giải:

  1. Giải thích ý nghĩa từ “xây dựng” và “kiến thiết”

– Xây dựng: Tạo ra một công trình kiến trúc (nhà cửa, bể bơi,..) hoặc thành lập một tổ chức kinh tế, văn hóa,…. theo hướng nhất định. Bên cạnh đó, “xây dựng” cũng mang hàm ý chỉ cách tạo ra những giá trị tinh thần hoặc thể hiện thái độ, đánh giá giúp vấn đề trở nên tốt đẹp hơn.

– Kiến thiết: Quá trình xây dựng một công trình với quy mô lớn.

=> Cả ‘xây dựng” và “kiến thiết” đều mang hàm ý tương tự nhau. Nhưng “kiến thiết” thường được sử dụng với quy mô lớn hơn.

      b. Giải thích nghĩa của các từ vàng xuộm, vàng hoevàng lịm

– Vàng xuộm: Chỉ màu vàng đậm được lan tỏa đều khắp mọi nơi.

– Vàng hoe: Đây là màu vàng đã được pha trộn.

– Vàng lịm: Gợi lên sự ngọt ngào; thường được dùng chỉ màu các loại quả đã chín già.

Ví dụ 3: Phân biệt sắc thái của các từ đồng nghĩa trong ví dụ sau:

  1. Khuôn mặt trắc bệnh
  2. Bông hoa lan trắng muốt
  3. Cơn mưa trắng xóa núi rừng.

Lời giải:

  1. Trắng bệnh: Chỉ màu trắng rất nhợt nhạt, trông thiếu sức sống.
  2. Trắng muốt: Đây là màu trắng đều, tinh khiết.
  3. Trắng xóa: Màu trắng bao phủ trên diện rộng, khiến người nhìn lóa cả mắt.

Trên đây là bài viết chia sẻ khái niệm từ đồng nghĩa là gì và một số kiến thức liên quan. Hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập!

Bài viết liên quan