Từ Hán Việt là gì? Những từ Hán Việt thường gặp và giải nghĩa

10 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Có thể thấy được rằng văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung Quốc, một trong những dẫn chứng cụ thể nhất đó chính là từ Hán Việt. Cùng tìm hiểu từ Hán Việt là gì, đặc điểm, cách sử dụng và ví dụ cụ thể về từ Hán Việt ngay bài viết sau đây.

Từ Hán Việt là gì? Từ ghép Hán Việt là gì?

Khái niệm về từ Hán Việt

Từ Hán Việt là từ ngữ trong tiếng Việt được vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc), nhưng lại được ghi bằng chữ cái La tinh. Âm thanh từ Hán Việt khi phát âm tương tự như với tiếng Trung Quốc. Có thể thấy ở trong từ vựng tiếng Việt thì từ Hán Việt chiếm tỷ lệ khá cao.

Từ Hán Việt là từ mượn có nguồn gốc từ Trung Quốc

Từ Hán Việt là từ mượn có nguồn gốc từ Trung Quốc

Do lịch sử và văn hóa lâu đời, vì thế mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Việc vay mượn giúp cho từ vựng tiếng Việt phong phú hơn. 

Từ ghép Hán Việt là gì? 

Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt được chia làm 2 loại chính như sau: bao gồm từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Trật tự của những yếu tố ở trong từ ghép chính phụ Hán Việt, sẽ có trường hợp gần giống với trật tự từ ghép thuần Việt với yếu tố chính đứng trước, còn yếu tố phụ đứng sau.

Phân loại từ Hán Việt

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, âm Hán Việt được chia thành 3 loại sau: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

Từ Hán Việt cổ

Từ Hán Việt cổ là các từ tiếng Hán được dùng trong tiếng Việt trước thời Nhà Đường.

Ví dụ: 

  • Tươi: âm Hán Việt là “tiên”. 
  • Bố: âm Hán Việt là “phụ”.  
  • Xưa: âm Hán Việt cổ là “sơ”. 
  • Búa: âm Hán Việt là “phủ”. 
  • Buồn: âm Hán Việt là “phiền”.
  • Kén: âm Hán Việt là “giản”. 
  • Chè: âm Hán Việt là “trà”.

Từ Hán Việt

Từ Hán Việt là các từ tiếng Hán được dùng trong tiếng Việt ở giai đoạn thời nhà Đường cho đến khi đất nước Việt Nam trong thời gian đầu của thế kỷ 10.

  • Từ Hán Việt cổ được bắt nguồn bởi tiếng Hán trước Nhà Đường.
  • Từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán ở thời Nhà Đường.

Ví dụ: Lịch sử, gia đình, tự nhiên.

Từ Hán Việt được dùng phổ biến hiện nay

Từ Hán Việt được dùng phổ biến hiện nay

Từ Hán Việt Việt hoá

Đây là các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên khi có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác. Hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn về trường hợp này.

Ví dụ: 

  • Gương âm Hán Việt là “kính”
  • Goá âm Hán Việt là “quả”
  • Cầu trong từ “cầu đường” có âm Hán Việt là “kiều”
  • Vợ với âm Hán Việt là “phụ”
  • Cướp với âm Hán Việt là “kiếp”
  • Trồng, giồng: Có âm Hán Việt của “chúng”
  • Thuê: âm Hán Việt là “thuế”.

Đặc điểm của từ Hán Việt

Nhiều từ Hán Việt được dùng trong từ vựng tiếng Việt, chúng mang nhiều sắc thái, ý nghĩa, biểu cảm, sắc thái khác nhau. Sắc thái ý nghĩa thường mang ý nghĩa khái quát, trừu tượng, ví dụ như: thảo mộc = cây cỏ, thổ huyết = hộc máu,….

Từ Hán Việt dùng để thể hiện sắc thái biểu cảm có nghĩa là thể hiện cảm xúc, ví dụ như chết = băng hà, phu quân = chồng,…

Với các từ Hán Việt mang sắc thái phong cách được dùng riêng biệt hơn, thường được sử dụng trong lĩnh vực chính luận, khoa học hay hành chính. Trong Tiếng Việt có sắc thái bình thường và đơn giản hơn như: thiên thu=ngàn năm, huynh đệ = anh em,…

Lý do mọi người thường dùng sai từ Hán Việt?

Từ Hán Việt hình thành bởi sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa người Hán với người Việt. Theo thời gian với sự phát triển của ngôn ngữ thì từ Hán Việt đã khác xa so với ngôn ngữ Trung Quốc hiện đại. Vì thế, nhiều trường hợp đã lạm dụng từ Hán Việt nên đã gây ra nhiều hiểu lầm, sai sót. Cụ thể:

Nhiều từ Hán Việt đồng âm, nhưng khác nghĩa 

Rất nhiều từ Hán Việt có từ đồng âm, nhưng chúng lại khác nghĩa, ta có những vị dụ như:

Cùng là 1 âm Hán Việt, nhưng từ “hồng” có cách viết khác, ý nghĩa cũng khác nhau như 红 /hóng/ là màu đỏ; 鸿 /hóng/ là con chim nhạn.

Nhiều từ Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa khiến mọi người sử dụng sai

Nhiều từ Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa khiến mọi người sử dụng sai

Hay cùng âm Hán Việt “Minh”, nhưng cách viết và ý nghĩa của chúng cũng khác. Ví dụ như “明” /míng/ là rõ ràng, sáng; và “冥” /míng/ nghĩa là u tối, tối tăm. 

Hay cùng ấm Hán Việt là “Ngộ”, nhưng có cahs viết và ý nghĩa khác nhau như 悟 /wù/ nghĩa mang ý nghĩa là hiểu ra, ngộ ra; và 遇 /yù/ tức là gặp nhau.

Vì không hiểu rõ nghĩa gốc từ Hán Việt

Khá nhiều người không hiểu nghĩa gốc của từ Hán Việt, vì thế dẫn tới tình trạng dùng sai, ví dụ như:

  • Nhầm lẫn giữa từ “khả năng” (năng lực của 1 người có thể thực hiện được điều gì đó) với từ “khả dĩ”. 
  • Từ “quá trình” có nghĩa là đoạn đường đã đi qua, bởi “quá” là đã qua, còn “trình” là đoạn đường. Vì thế nếu dùng từ “quá trình” ở thì tương lai “quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi” là sai. Ta có thể thay thế bằng từ tiến trình.

Hiểu sai nghĩa nên dẫn đến viết sai

Rất nhiều từ Hán Việt bị hiểu sai nghĩa, cho nên đã dẫn đến tình trạng viết sai. Ví dụ như các từ:

  • “Tham quan” tức là đi chơi để ngắm cảnh chứ không phải từ “thăm quan”; 
  • Từ “chấp bút” viết nhầm thành “chắp bút”,…
Khi hiểu sai từ Hán Việt sẽ dẫn tới viết sai

Khi hiểu sai từ Hán Việt sẽ dẫn tới viết sai

Không biết phân biệt được từ Hán Việt với từ thuần Việt

Khá nhiều người dùng từ Hán Việt sai cách bởi vì họ không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm) như:

  • Chữ “góa phụ”: thường hay dùng để chỉ người đàn bà có chồng chết. Tính từ “góa” là từ tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ “phụ”, nên gọi là gái góa (toàn Nôm) hoặc từ “quả phụ” (toàn Hán Việt).
  • Từ “nữ nhà báo” được dùng phổ biến trên các phương tiện truyền thông. Nhà báo là từ tiếng Nôm, nên phải dùng là “nhà báo nữ” hoặc dùng toàn bộ từ Hán Việt là “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”.

Lạm dụng, sử dụng sai từ Hán Việt

Có thể thấy đây là một trong những lỗi sai khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Ví dụ như khi kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với nhiều từ khác như: vàng tặc, cà phê tặc, tôm tặc, đinh tặc,…. đều là để chỉ những những kẻ ăn trộm.

Trước hết, cách dùng này là sai về mặt ngữ pháp, bởi 1 từ đơn thuần Việt sẽ không thể ghép với 1 từ đơn Hán Việt để trở thành 1 từ ghép. Tiếp theo là sai về mặt ngữ nghĩa: tặc là ăn cướp, còn đạo mới là ăn trộm. Cho nên thay vì dùng các từ Hán Việt, ta có thể nói đơn giản là bọn ăn trộm cà phê, bọn ăn trộm vàng,… 

Hiện từ “đinh tặc” cũng được dùng rất nhiều hiện nay nhằm để chỉ những kẻ rải đinh trên đường. Trong khi đó nghĩa của từ “đinh tặc” là để chỉ bọn ăn cướp đinh, nên nếu dùng để chỉ bọn rải đinh là sẽ sai nghĩa.

Hiện nay việc lạm dụng từ Hán Việt rất phổ biến

Hiện nay việc lạm dụng từ Hán Việt rất phổ biến

Lưu ý trong quá trình sử dụng từ Hán Việt

Khi sử dụng tất cả từ Hán Việt, người dùng cần phải nắm được quy tắc riêng để tránh sử dụng sai hay dùng không phù hợp với hoàn cảnh. Bên cạnh đó, người dùng cũng không nên quá lạm dụng nhiều từ Hán Viết trong văn nói và viết.

  • Viết hoặc nói đúng các từ Hán Việt và thuần Việt để tránh sai nghĩa. Ví dụ: “tham quan” thành “thăm quan” đây là 2 từ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
  • Cần phải hiểu được rõ bản chất nghĩa của từ Hán Việt, ví dụ như “điểm yếu” khác với “yếu điểm”
  • Dùng đúng sắc thái biểu cảm, cũng như tình huống giao tiếp cụ thể, ví dụ như “hi sinh” và chết; “xơi” và “ăn”,…
  • Tránh lạm dụng các từ Hán Việt ở trong đời sống hàng ngày khi không cần thiết và trong văn chương.

Xem thêm:

Những từ Hán Việt thường gặp và giải nghĩa

Từ Hán Việt về chủ đề Gia Đình

  • Phụ mẫu: cha mẹ
  • Nghiêm quân: cha
  • Mẫu: mẹ
  • Kế mẫu: mẹ kế
  • Trưởng nam: con trai đầu lòng
  • Trung nam: con trai giữa
  • Quý nam: con trai út
  • Thiếu nữ: con gái nhỏ
  • Giai nhi giai phụ: để chỉ đứa con ngoan

Từ Hán Việt về chủ đề cảnh vật tự nhiên

  • Thiên: trời như thiên tài, thiên tai, bắn chỉ thiên,…
  • Địa: đất như địa danh, địa hình, địa đạo,…
  • Hải: Biển như từ hải cảng, hải quân, hải sản,…
  • Dương: Biến lớn như viễn dương, thái bình dương,…
  • Hà: Sông như sơn hà, hà khẩu,… 
  • Giang: Sông lớn như trường giang, giang sơn,… 
  • Sơn: Núi như sơn lâm, sơn thủy, sơn tầm, sơn tước,….
  • Điền: Ruộng như điền viên, điền chủ,…
Từ “điền” là từ Hán Việt nhằm để chỉ ruộng

Từ “điền” là từ Hán Việt nhằm để chỉ ruộng

Từ Hán Việt nhằm để chỉ các tổ chức, xã hội

  • Quốc: Nước 
  • Gia: Nhà
  • Tộc: họ hoặc cộng đồng những người có tên gọi, ngôn ngữ, địa lý cư trú, văn hóa riêng như dân tộc, tộc trưởng,…
  • Thị: chợ 
  • Hiệu: trường như giám hiệu, hiệu trưởng
  • Nghệ: Nghề như mỹ nghệ, công nghệ,….

Từ Hán Việt với chủ để chỉ hoạt động, trạng thái

  • Thực: ăn như thực phẩm, bội thực, thực quản, tuyệt thực,…
  • Độc: đọc như độc giả
  • Đàm: nói chuyện như hội đàm, đàm luận
  • Thuyết: giảng giải cho người ta như diễn thuyết,…
  • Tiếu: cười như tiếu lâm
  • Thính: nghe như dự thính, thính giác.

Từ Hán Việt về vợ chồng (Phu Phụ) 

  • Nội tử: người chồng gọi vợ là nội tử
  • Phu quân: là vợ gọi chồng.
  • Quả phụ: người đàn bà goá (chồng đã chết)
  • Nội trợ: người làm những việc trong nhà như nấu cơm, quét dọn,…
  • Bạch niên giai lão: vợ chồng bên nhau đến già
  • Phu phụ hòa: cặp vợ chồng hòa thuận. 

Từ Hán Việt về chủ đề anh em (Huynh Đệ)

  • Trưởng huynh: có nghĩa là anh cả
  • Chư huynh: có nghĩa là các anh
  • Quý đệ: có nghĩa là em trai út
  • Trưởng tỷ: có nghĩa là chị gái
  • Tiểu muội: có nghĩa là em gái
  • Huynh hữu đệ cung: có nghĩa là anh thuận em kính.

Như vậy, qua bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi từ Hán Việt là gì, cũng như những thông tin cơ bản cần biết về từ Hán Việt. Quá đso có cách sử dụng sao cho phù hợp và đúng nhất. Hy vọng, những thông tin này đã giúp bạn đọc thấy được sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt mình!

 

Bài viết liên quan