Bảo thủ là gì? Dấu hiệu nhận biết người bảo thủ hiện nay

22 Tháng Hai, 2023 106 HienNguyen

Bảo thủ là một trong những tính cách của con người và nó không xấu nếu như bạn biết cách tiết chế nó. Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu xem bảo thủ là gì cũng như cách hạn chế tính bảo thủ nhé! 

Bảo thủ là gì?

Bảo thủ chính là một trong những tính cách của con người. Người có tính bảo thủ thường là những người khá ngoan cố, luôn cho rằng ý kiến của mình đưa ra mới là đúng và sẵn sàng bác bỏ những lời khuyên hay ý kiến đến từ những người khác.

cach-han-che-bao-thu

Người bảo thủ luôn ngoan cố

Trong các cuộc tranh luận thì người bảo thủ thường đưa ra những lý lẽ “cùn” và không chịu nhận sai về mình mà chỉ chăm chăm nghe theo đúng lý tưởng của bản thân mình.

Những người bảo thủ phần lớn là những người có suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu. Họ khó có thể chấp nhận cái mới và không chịu thay đổi bản thân. Chính vì những lối suy nghĩ cổ hủ này mà trong cuộc sống hay là trong công việc thì họ rất khó để có thể phát triển được.

Ngày nay, tuy chúng ta đang sống trong một nền văn hoá hiện đại, văn minh và tiên tiến hơn nhưng vẫn còn không ít người đang giữ lối suy nghĩ lạc hậu và luôn cho rằng đó là chân lý của cuộc sống để họ noi theo.

Dấu hiệu của người bảo thủ là gì?

Bạn có thể nhìn vào một ai đó và đánh giá được họ có phải là người bảo thủ hay không. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra bởi vì ở những người bảo thủ thì thường có những dấu hiệu bộc lộ rất rõ ràng. Dưới đây chính là những dấu hiệu nổi bật nhất:

  • Luôn tôn thờ chủ nghĩa cá nhân

 bao-thu-la-gi

Người bảo thủ luôn tin rằng bản thân mình là đúng

Đặc điểm nổi bật nhất của một người bảo thủ chính là họ luôn cho bản thân mình là đúng, còn với những người khác đều là sai.

Có thể là do họ ít được tiếp cận với thế giới bên ngoài, sống quá khép kín cho nên tầm hiểu biết của họ cũng bị hạn chế. Khi kiến thức bị hạn chế thì họ sẽ tự đặt cho mình một tiêu chuẩn riêng và luôn tuân theo những quy tắc của riêng mình.

Đối với họ thì những quy tắc đó chính là triết lý và đương nhiên những ai mà không thuận theo những điều đó thì người bảo thủ sẽ ngay lập tức phản bác lại.

  • Luôn tư duy luôn theo lối cũ

Người bảo thủ luôn có tư duy cũng như suy nghĩ theo lối cũ, thậm chí là lối mòn. Đây cũng chính là dấu hiệu diễn ra khá phổ biến và bạn có thể bắt gặp rất nhiều ở một ai đó xung quanh mình.

Với người bảo thủ, nếu như đã là chân lý thì họ sẽ rất khó để có thể thay đổi nó. Họ vẫn luôn giữ cho mình những suy nghĩ hay tư duy của thời xưa và đương nhiên những suy nghĩ đó khá lạc hậu và còn có phần cổ hủ.

Nhìn vào thực tế thì tính cách bảo thủ không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi hay trung tuổi mà ngay ở thế hệ trẻ cũng xuất hiện không ít người đang có tính cách này.

Nguyên nhân có thể là họ được di truyền từ ông bà, cha mẹ hoặc cũng có thể là do sự giáo dục của gia đình… tạo nên.

  • Ngại phải giao tiếp với nhiều người

dau-hieu-nhan-biet-bao-thu-la-gi

Người có tính bảo thủ không muốn tiếp xúc với nhiều người

Luôn cho bản thân mình là đúng cho nên những người bảo thủ thường không muốn tiếp xúc hoặc là giao tiếp với nhiều người. Nếu như họ có kết giao thì các mối quan hệ này cũng khó mà bền vững bởi vì hầu hết mọi người đều không muốn phải làm việc cùng với những người bảo thủ.

Cho nên, nếu như bạn thấy một người vừa tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, thường có những suy nghĩ lạc hậu lại ngại giao tiếp với người khác thì đích thị người đó chính là người có tính bảo thủ.

Nguyên nhân hình thành tính bảo thủ là gì?

Có rất nhiều yếu tố có thể hình thành nên tính cách bảo thủ ở một người. Nó có thể hình thành trong quá trình sống, bắt chước hay bị phụ thuộc. Hoặc cũng có thể do ảnh hưởng bởi sự giáo dục của tuổi nhỏ… Cụ thể hơn như sau:

– Do con người ta chọn cách bám vào một cái cơ sở khoa học không chắc chắn nhưng lại ngại phải thay đổi tư duy hay hành động để phù hợp với tình hình mới.

nguyen-nhan-bao-thu-la-gi

Ám ảnh thơ ấu có thể tạo thành tính cách bảo thủ

– Những thái độ bảo thủ cũng có thể bắt nguồn từ những ám ảnh thời thơ ấu do bị phê bình, phản bác hay bị chỉ trích quá nhiều theo hướng tiêu cực từ người lớn.

– Jannine Estes, người đã thành lập nhóm trị liệu tâm lý Estes Therapy tại San Diego đã chia sẻ về nguyên nhân hình thành nên tính các bảo thủ là: “Khi còn nhỏ, những đứa trẻ không biết làm cách nào để đối diện được với những khó khăn và chúng thường tìm lý do để bảo vệ cho mình và nó dễ trở thành một thói quen xấu khi chúng lớn lên”.

– Do học tập từ những người xung quanh khi thấy người lớn luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh thay vì nhìn nhận lại bản thân mình.

Hậu quả của tính bảo thủ là gì?

Bảo thủ thực ra là một tính cách tốt vì nó giúp cho người sở hữu nó trở nên kiên định hơn cũng như có chính kiến riêng của bản thân. Tuy nhiên nó lại gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống cũng như trong công việc của bạn nếu như tính bảo thủ vượt quá ngưỡng cho phép. Dưới đây là những hậu quả mà tính bảo thủ gây ra:

  • Khó phát triển bản thân

hau-qua-bao-thu-la-gi

Người bảo thủ khó phát triển bản thân

Một cá nhân nếu như phải chịu sự áp đặt từ một người bảo thủ đã là khó chấp nhận. Nếu như sự áp đặt đó là dành cho cả một tập thể thì nó ảnh hưởng không hề nhỏ chút nào.

Sẽ như thế nào nếu như người có tính bảo thủ lại giữ chức vụ cao trong một tập thể? Chẳng cần phải nói rõ thì bạn cũng có thể biết đơn vị, tổ chức đó sẽ khó phát triển cũng như khó vượt qua đối thủ của họ.

Sự bảo thủ càng lớn thì sẽ khiến cho sự phát triển của bản thân và tập thể càng suy giảm, không thể theo kịp được xu hướng của xã hội. Trong công việc, nếu như một doanh nghiệp luôn giữ những thói quen hay tư duy cổ hủ, lạc hậu thì sẽ rất ít khách hàng ở lại và hợp tác lâu dài với doanh nghiệp đó.

Nếu như không tự nhận ra cái sai, kiểm điểm lại bản thân cũng như khắc phục những cái lỗi thời, cũ kỹ thì chắc chắn bạn hoặc doanh nghiệp của bạn sẽ bị bỏ lại ở phía sau.

  • Làm gia tăng kẻ thù 

Không phải tự dưng mà người ta lại đề cao phương pháp học nhóm cũng như trao đổi theo nhóm. Nguyên nhân là vì hình thức này mỗi người sẽ tự do đưa ra những ý kiến của mình để vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, với những người bảo thủ thì họ thường không nghĩ như vậy. Họ luôn suy nghĩ rằng mình có thể giải quyết được mọi thứ và đương nhiên họ cũng chẳng cần phải nghe theo ý kiến từ người khác. Nếu như có phải tham gia đóng góp ý kiến cùng tập thể thì chắc chắn nó sẽ diễn ra theo chiều hướng căng thẳng mà vấn đề lại chưa chắc đã được giải quyết.

Những người bảo thủ thường không suy nghĩ tới cảm nhận của những người khác cho nên thường không có bạn bè thân thiết mà phần lớn là kẻ thù. Đây cũng chính là lý do mà những người bảo thủ thường khó gặp may mắn hay thuận lợi trong công việc cũng như trong đời sống thường ngày.

Những cách hạn chế tính bảo thủ

Để có thể loại bỏ bớt một phần tính bảo thủ trong một ai đó là điều rất khó nhưng cũng không phải là không có cách. Chỉ có điều người bảo thủ có muốn thay đổi bản thân mình để có cơ hội phát triển hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này hay không. Nếu như bạn đang có tính bảo thủ và bạn đã quyết tâm thay đổi nó thì có thể thử làm theo những gợi ý vô cùng hữu ích dưới đây:

  • Bỏ qua định kiến
cach-han-che-tinh-bao-thu-la-gi

Bỏ qua định kiến cá nhân

Có thể những suy nghĩ của bạn là đúng và đổi mới và bạn cho rằng những ý kiến của người khác là sai, là bảo thủ và không hợp với ý tưởng của bạn? Để không trở thành người bảo thủ thì bạn cần lắng nghe người khác nói một cách chân thành. Bỏ qua những ý kiến và định kiến cá nhân để trao đổi về các vấn đề mà người khác đang nói đến.

Khi muốn người khác tháo gỡ tấm khiên trong lòng mình thì có lẽ chính chúng ta cũng cần phải tháo bỏ những định kiến ngăn cách hai người đi trước. Lúc này sẽ giúp bạn cải thiện được việc khư khư cho là mình đúng cũng như tiếp thu được thêm nhiều kiến thức hay chí ít là những kinh nghiệm từ người khác.

  • Tránh sử dụng những từ tạo cảm giác đổ lỗi

Việc đổ lỗi hay dùng những từ làm tổn thương người khác sẽ tạo nên thói quen coi bản thân mình là trung tâm vũ trụ. Tức là bạn buộc người khác phải để ý đến mình và buộc người khác phải nghe theo mình. Điều này vô tình khiến cho người khác vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và buộc họ phải quay ra chống đối bạn. Hạn chế nó sẽ giúp bạn thu hẹp khoảng cách với mọi người xung quanh và bớt đi sự bảo thủ trong tính cách của mình.

  • Thay đổi cách nói chuyện

Để hạn chế tính bảo thủ với người khác thì nhà tâm lý học Lisa Kift đã cho rằng: “Nói với người kia về việc họ có ý nghĩa như thế nào với bạn. Điều này sẽ khiến cho họ cảm thấy dù có bị bạn phê bình đi chăng nữa thì họ vẫn được quan tâm và chấp nhận theo một cách nào đó.”

Bạn cần tránh chỉ trích và làm lớn vấn đề từ câu chuyện của người khác. Thay vì chê và phản bác thì bạn hãy tôn trọng và lắng nghe người khác nói. Ghi nhận nỗ lực từ người khác thì họ cũng sẽ không phản ứng lại bằng cách tỏ ra bảo thủ với bạn.

Rất nhiều người họ vốn dĩ không muốn trở thành một người bảo thủ. Thậm chí họ nhận biết bản thân sai và nhìn nhận vấn đề. Nhưng vì bị người khác dồn nén, đem ra chỉ trích quá thẳng thắn và thậm tệ  hay họ không được ghi nhận thì mọi cố gắng sẽ trở nên bảo thủ và lập tức chống đối người khác khi bị nhắc đến.

  • Tập trung vào cảm xúc của chính bản thân mình

Tập trung vào cảm giác và ý kiến về bản thân mình trước khi bạn vạch trần và trưng cầu ý kiến của người khác. Điều này cũng có thể giảm đến mức thấp nhất cảm giác phòng thủ từ đối phương. Khiến cho họ khó tỏ ra bảo thủ với suy nghĩ của họ. Chí ít thì họ biết cụ thể rằng điều gì họ làm khiến bạn không vui, thay vì họ phải tự suy diễn và kết luận là bạn đang không ưa họ.

  • Quan tâm đến cảm xúc của những người khác
cach-han-che-tinh-bao-thu

Chú ý quan tâm đến cảm xúc của mọi người

Hãy thật lòng quan tâm đến phản ứng của những người khác. Bởi thông thường thì những người bảo thủ luôn cảm thấy bị bỏ lại, bị tổn thương, tự ti và họ cần được sự công nhận cũng như ghi nhận từ người khác. Họ cần sự quan tâm và ảnh hưởng vì thế mà hãy nói và quan tâm hơn đến những người khác để tránh gây ra tranh cãi và phòng vệ.

  • Giữ bình tĩnh 

Sự nóng giận chỉ thêm dầu vào lửa và khiến cho bạn tự chuốc ức chế vào người mà thôi. Đôi khi, vấn đề là nằm ở chính bản thân người ấy chứ không phải cách tiếp cận của bạn. Hãy làm những gì có thể, nhưng cũng đừng quên đặt ra những giới hạn để tránh tự làm tổn thương đến bản thân mình.

Bước đầu hãy học cách tôn trọng ý kiến của người khác cũng như lắng nghe ý kiến của mọi người. Sau đó thì hãy công bằng trong việc tiếp thu ý kiến góp ý và đừng sợ sai. Bạn cũng đừng dồn ép người khác và tấn công người khác bằng ngôn ngữ khó nghe. Điều này vô tình làm bạn cũng như đối phương cảm thấy mất bình tĩnh và phải bảo thủ ý kiến của riêng mình.

  • Đọc sách tiếp thu kiến thức

Cách duy nhất để thay đổi tính cách, suy nghĩ của bản thân là từ việc tự chiêm nghiệm và rút ra bài học cho bản thân. Sẽ rất khó từ việc chỉ giáo cũng như hướng dẫn của người khác bởi nó vô tình sẽ khiến cho bạn cảm thấy bị tổn thương và bị chạm đến lòng tự trọng hơn.

Vì vậy, việc chọn đọc sách mỗi ngày sẽ giúp cho bạn thay đổi tư duy cũng như suy nghĩ của mình một cách tiến bộ và khoa học hơn. Bạn sẽ có nhiều nguồn thông tin, tri thức mới mẻ hơn, hiện đại hơn. Điều này giúp bạn mở mang được nhiều kiến thức mới và sống dễ dàng hơn.

Như vậy bạn đã hiểu được bảo thủ là gì rồi đúng không nào? Có thể thấy rằng bảo thủ nếu như vượt quá ngưỡng cho phép có thể tạo thành những sai lầm khó thể sửa chữa. Vì vậy hãy điều chỉnh lại bản thân nếu như bạn đang sở hữu tính cách này nhé!

Bài viết liên quan