Các phương châm hội thoại là gì? Ví dụ các phương châm hội thoại

14 Tháng Sáu, 2023 106 Tuyentb

Phương châm hội thoại là nội dung vô cùng quan trọng giúp chúng ta có thể giao tiếp thành công. Vậy các phương châm hội thoại là gì? Hãy theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin chi tiết về khái niệm, đặc điểm, phân loại và ví dụ cụ thể để các bạn hiểu rõ nhất.

Các phương châm hội thoại là gì?

Phương châm hội thoại là những quy tắc mà người tham gia hội thoại cần phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới có thể thành công.

Các phương châm hội thoại rất quan trọng trong giao tiếp

Các phương châm hội thoại rất quan trọng trong giao tiếp

Đặc điểm của phương châm hội thoại

Sau khi đã hiểu rõ các phương châm hội thoại là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của phương châm hội thoại. Dưới đây là một số đặc điểm mà các bạn cần chú ý: 

–  Tính tham khảo: Thông tin tham khảo phải có tính chọn lọc, khái quát và trọng tâm về vấn đề cần nói. Không cần phải liệt kê toàn bộ những thông tin thu thập được theo kiểu dàn trải.

–  Tính thời sự: Ta cần phải cho mọi người thấy được hiện trạng, vấn đề đặt ra là điều quan trọng, cấp thiết nhất, cần được thực hiện ngay.

–  Tính phản biện: Sẽ có những ý kiến đồng tình hay phản bác về cùng một vấn đề nào đó. Nhưng các bạn sẽ phải biết cách để chứng minh cho những người phản bác mình hiểu ý kiến đó không chính xác.

–  Tính đề xuất: Cần phải đưa ra những đề xuất, giải pháp để giải quyết được vấn đề hay giả thiết đã đặt ra trước đó. Tham luận thường có dẫn chứng, những luận cứ, giải pháp cụ thể nhằm thuyết phục được người nghe.

Các loại phương châm hội thoại

Với những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ các phương châm hội thoại là gì? Vậy có bao nhiêu phương châm hội thoại? Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại phương châm hội thoại.

Các loại phương châm hội thoại giúp giao tiếp được thành công

Các loại phương châm hội thoại giúp giao tiếp được thành công

–  Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần phải nói cho có nội dung, đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu và không thừa.

–  Phương châm về chất: Khi giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng để xác thực.

–  Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần phải nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lan man lạc đề.

–  Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần phải chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn và tránh nói mơ hồ

–  Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần phải tế nhị và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.

Để giao tiếp thành công, các bạn cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào từng tình huống giao tiếp cụ thể sẽ vận dụng phương châm hội thoại sao cho phù hợp và linh hoạt.

Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

–  Người nói vô ý, vụng về và thiếu văn hoá giao tiếp.

–  Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hay một yêu cầu nào khác quan trọng hơn.

–  Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu được câu nói theo một hàm ý nào đó.

Các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Với các thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ các phương châm hội thoại là gì đúng không nào? Trong giao tiếp, có những lúc chúng ta đã vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói không tuân theo các phương châm hội thoại. Các lỗi có thể xảy ra và chúng ta cần phải tránh là:

Trường hợp giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại

Trường hợp giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại

–  Giao tiếp thiếu văn hóa, vụng về: Đôi khi, chúng ta sẽ nói mà không suy nghĩ trước nên vô tình nói ra những câu không được tế nhị.

–  Khi giao tiếp chúng ta quá chú trọng vào một phương châm hội thoại hay một yêu cầu khác quan trọng hơn. Khi có nhiều người cùng hỏi thì chúng ta nên ưu tiên trả lời trước cho câu hỏi quan trọng nhất.

–  Người nói gây sự chú ý để người đang nghe có thể hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Ví dụ về phương châm hội thoại

Như vậy, với các thông tin bên trên các bạn đã hiểu rõ các phương châm hội thoại là gì rồi. Để các bạn nắm vững kiến thức này, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể về từng phương châm hội thoại trong giao tiếp ở bên dưới đây:

Phương châm về lượng

Xem đoạn hội thoại sau:

–  San:  Cậu có biết bơi không?

–  Ly: Biết chứ, thậm chí tớ còn bơi giỏi nữa đó.

–  San: Cậu học bơi ở đâu thế?

–  Ly: Dĩ nhiên là học ở dưới nước chứ còn ở đâu.

Phân tích đoạn hội thoại:

–  San hỏi Ly học bơi ở đâu với mục đích muốn biết Ly học ở chỗ nào (như sông, hồ hay một bể bơi cụ thể nào đó), tức là nơi mà Ly đã học bơi.

–  Câu trả lời của Ly lại không đánh trúng ý muốn của San hỏi vì đương nhiên là ai cũng biết học bơi thì phải học ở dưới nước chứ không thể nào học trên bờ được. Cách trả lời của Ly là thừa, không cần thiết.

Nhận xét:

–  Ly đã vi phạm phương châm về lượng, tức là câu nói bị thừa thông tin không cần thiết

Phương châm về chất

Xem câu truyện: QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

Hai chàng trai nói chuyện về quả bí to

Hai chàng trai nói chuyện về quả bí to

Hai chàng trai đi qua khu vườn trồng bí. Một anh trông thấy quả bí to liền kêu lên:

–  Chà ! Quả bí này to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác đã cười và bảo rằng:

–  Thế này thì đã làm gì mà to. Tôi đã từng thấy những quả bí còn to hơn nhiều. Có một lần, tôi đã tận mắt trông thấy có một quả bí to bằng cả cái nhà ở đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay

–  Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, có một bận tôi còn trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

–  Cái nồi ấy thì dùng để làm gì mà to vậy ?

Anh kia giải thích:

–  Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí mà anh vừa mới nói ấy.

Anh nói khoác biết người bạn đang chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.

                                                 (Trích dẫn Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Phân tích:

–  Tại sao câu chuyện trên lại gây cười cho người đọc? Lý do gây cười là thông tin mà hai anh đã nói: “quả bí to bằng cả cái nhà và cái nồi đồng to bằng cái đình làng” được cho là điều vô lý, thiếu tính xác thực.

=> Câu chuyện này dùng để phê phán tính ba hoa, nói khoác.

* Nhận xét:

–  Truyện “Quả bí khổng lồ” cho thấy 2 nhân vật đã vi phạm phương châm hội thoại về chất. Khi giao tiếp họ đã nói ra những điều bản thân không biết có đúng không và không có bằng chứng xác thực.

Phương châm quan hệ

Xem đoạn văn sau đây:

“Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

–  Anh đã nghĩ thương em như thế thì đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em còn chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên và xì ra một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

–  Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày thì hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im ngay cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”

Phân tích:

–  Trong trường hợp này, Dế Mèn đã hiểu rõ lời đề nghị của Dế Choắt và trả lời không đúng trọng tâm với giọng điệu mỉa mai, coi thường.

Dế mèn và dế choắt

Dế mèn và dế choắt

Phương châm cách thức

Xem đoạn văn sau:

“Tuần trước, cô giáo có giao cho lớp 9A một bài tập làm văn về nhà và hạn nộp là thứ hai tuần này. Cuối tiết học, cô đã hỏi:

–  Cả lớp đã làm xong bài văn mà cô giao chưa?

–  Rồi ạ! Cả lớp đồng thanh đáp.

Phân tích:

–  Trong trường hợp này, các em học sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô giáo vô cùng ngắn gọn và xúc tích.

Phương châm lịch sự

Xem đoạn văn sau:

“ Bà lão hàng xóm lại lật đật chạy sang hỏi:

–  Bác trai đã khá rồi chứ?

Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường rồi. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt như vẫn còn mỏi mệt lắm.

(Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

Phân tích:

–   Trong đoạn hội thoại trên, chị Dậu đã trả lời bà lão hàng xóm với câu nói vô cùng lịch sự trước sự quan tâm của bà.

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ các phương châm hội thoại là gì? Và các ví dụ của từng phương châm hội thoại cụ thể. Nếu còn chưa hiểu rõ về kiến thức này ở trong bài, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để được giải đáp chi tiết.

Bài viết liên quan