Hướng dẫn cách làm bẫy chim sẻ đơn giản bằng keo/ chai nhựa

24 Tháng Mười, 2023 106 Tuyentb

Cách bẫy chim sẻ hiện nay có rất nhiều, trong đó cách đơn giản nhất là sử dụng keo hoặc chai nhựa. Vậy bạn đã biết cách làm bẫy chim sẻ bằng keo hoặc chai nhựa hiệu quả mà đơn giản chưa? Hãy để sieusach.info hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn cách làm bẫy chim sẻ bằng keo

Hướng dẫn cách làm bẫy chim sẻ bằng keo

Xem thêm:

Hướng dẫn cách làm bẫy chim sẻ bằng keo đơn giản

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm keo bẫy chim sẻ từ mủ của cây mít và cây sung.

Cách lấy mủ mít để làm keo bẫy chim

Mủ mít có độ dính cao và khó chảy ra nên bạn có thể tận dụng mủ mít để làm keo bẫy chim. Để làm keo thì bạn cần một lượng mủ tương đối nhiều, do đó bạn nên lấy từ nhiều cây mít thay vì là một cây.

Lấy mủ mít để làm keo bẫy chim

Lấy mủ mít để làm keo bẫy chim

Cách cạo mủ mít giống như cạo mủ cao su, bạn có thể sử dụng một cây đũa để quấn mủ ở gốc cây. Thường mủ cây mít chảy rất chậm và khô nhanh, nhưng vẫn có độ bám dính nên bạn có thể từ từ lấy mủ.

Mủ mít sau khi lấy xong chúng ta cho vào một chậu nước và cho thêm vài viên đá vào để nhựa dính lại với nhau và nhựa sẽ không dính vào tay khi cầm. Sau đó, bạn có thể dùng tay để nhào nặn mủ mít trong chậu, như thế sẽ làm các tạp chất rơi ra. Càng làm sạch mủ thì độ bám dính sẽ càng cao, khi bẫy chim sẽ rất dính.

Nhào nặn mủ mít để mủ có độ bám dính cao

Nhào nặn mủ mít để mủ có độ bám dính cao

Sau khi đã sơ chế được một lượng mủ mít thì bạn bảo quản chúng trong hũ nước nhỏ trong quá trình tìm kiếm thêm các nguyên liệu khác. Bởi mủ mít tuy bám dính nhưng lại mềm nên chưa có khả năng bẫy được chim. Do đó, cần pha thêm mủ sung để đạt hiệu quả bám dính cao hơn nhé.

Cách lấy mủ sung để làm bẫy chim

Mủ sung có đặc tính khác hẳn mủ mít, chúng ở dạng nước, chậm đông đặc. Cách lấy mủ sung cũng tương tự như lấy mủ cao su, bạn dùng một con dao nhọn và cạo một đường nhỏ vào thân cây. Sau đó đợi cho mủ chảy ra và thu hoạch chúng.

Cách làm keo bẫy chim sẻ từ mủ

Sau khi đã có đủ mủ sung và mủ mít bạn tiến hành theo các bước sau:

  • Chuẩn bị một cái chậu nước nhúng ướt cục mủ mít để không bị dính tay.
  • Lấy cục mủ mít ra và thấm đều vào cục mủ sung, sau đó dùng tay bóp, nhào nặn để mủ sinh và mủ mít hòa lẫn vào nhau.
  • Bóp cho tới khi nào mủ sung hòa với mủ mít, cho đến khi thấy cục mủ dai lại là được.
Trộn mủ mít và mủ sung, nhào bóp cho đến khi keo dai là sử dụng được

Trộn mủ mít và mủ sung, nhào bóp cho đến khi keo dai là sử dụng được

Lưu ý: Lượng mủ mít và mủ sung lấy theo tỷ lệ 5:5 thì keo sẽ dính tốt nhất.

Bảo quản keo bẫy chim

Cách bẫy chim sẻ đơn giản với loại keo này có thể bẫy các loài chim nhỏ khác như: chim sâu, chim sẻ… Để bảo quản keo bẫy chim thì bạn nên cho vào hũ nước và thay nước thường xuyên để keo được bảo quản tốt nhất.

Hướng dẫn cách làm bẫy chim sẻ bằng chai nhựa

Vật dụng cần chuẩn bị

Để làm bẫy chim sẻ bằng chai nhựa, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như:

  • Chai nhựa: Chọn loại chai có chiều dài, kích thước không quá lớn, phần đầu và cổ chai nhỏ dần về phía miệng chai. Ngoài ra, bạn có thể chọn chai nhựa có thân chai hình chữ nhật để tạo thế vững chắc khi đặt chúng ở trên mặt phẳng mà không bị lăn.
  • 2 chiếc đũa bằng tre
  • Dây thun
  • Kẹp giấy
  • Dao rọc giấy
  • Mồi nhử: Bạn cũng cần chuẩn bị thêm mồi nhử chim như gạo, thóc, ngô, lúa mạch…

Cách làm bẫy chim sẻ bằng chai nhựa

  • Cắt chai nhựa: Chia chiều dài chai nhựa ra làm 3 phần rồi cắt ⅓ chai nhựa ở đoạn miệng chai và lưu ý không cắt rời.
Cắt ⅓ chai nhựa

Cắt ⅓ chai nhựa

  • Đục 2 lỗ nhỏ trên chai: Từ vị trí đã cắt cách ra khoảng 4cm, bạn đục 2 lỗ đối diện nhau. Từ lỗ đục đó cách 1 gang tay, tiếp tục đục tiếp 2 lỗ đối diện tương tự.
  • Móc dây qua 2 lỗ: Luồn đũa gỗ qua 2 hàng lỗ vừa đục, tiếp đến móc dây thun vào đũa gỗ. Ở phần đáy chai, bạn tạo lỗ nhỏ để kẹp mồi nhử, đầu còn lại duỗi thẳng ra ngoài và luồn qua lỗ đáy chai
  • Cột dây vào cổ chai: Sử dụng dây mảnh để cột một đầu vào cổ chai, một đầu cột vào đầu móc kim loại ở đáy chai và cột lại cho chặt.
  • Chờ đợi: Khi chim sẻ tiến vào bên trong ăn mồi, lúc này bạn chỉ việc kéo thanh kẹp giấy ra khỏi sợi dây để cho nắp chai đóng lại và chim sẻ sẽ không thoát ra được.

Như vậy, với những chia sẻ về cách bẫy chim sẻ bằng keo và chai nhựa mà chúng tôi đã tổng hợp. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách làm bẫy thành công.

Bài viết liên quan