Con dế ăn gì? Cách cho dế ăn và kỹ thuật nuôi dế hiệu quả

29 Tháng Chín, 2023 106 Tuyentb

Ngày nay nuôi dế đang ngày càng trở nên phổ biến bởi chúng mang lại giá trị kinh tế cao. Với những ai đang có ý định phát triển mô hình nuôi dế thì những thông tin về dế ăn gì, cách cho dế ăn như thế nào, kỹ thuật nuôi dế ra sao thực sự rất cần thiết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích này, tham khảo nhé.

Con dế ăn gì?

Trong đời sống hoang dã, dế là loài động vật ăn tạp. Thế nhưng khi nuôi dế thì thức ăn chính của chúng gồm có:

Thức ăn xanh

Khi nuôi dế trong trang trại bạn cần cung cấp cho chúng các loại thức ăn xanh để dế có thể phát triển khỏe mạnh, sinh nở tốt. Nhờ có đôi ngàm cực sắc bén và khỏe nên chúng có thể ăn nhiều loại rau như: cỏ đồng, cỏ mọc tự nhiên ở bờ ruộng, bờ ao, các loại rau mềm có chứa nhiều nước, củ, quả…

Dế có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

Dế có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

Thức ăn tinh

Ngoài nguồn thức ăn xanh, khi nuôi dế bạn có thể bổ sung thêm các nguồn thức ăn tinh để giúp chúng phát triển và sinh trưởng nhanh hơn. Đây cũng là nguồn thức ăn dinh dưỡng vô cùng quan trọng, cần thiết cho cả dế con và dế trưởng thành.

Thức ăn tinh này có thể được lấy từ các loại thức ăn viên, bán tại các cửa hàng thức ăn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, khi cho dế ăn loại thức ăn này bạn nên xay nhỏ ra thì chúng mới có thể ăn được.

Cách cho dế ăn như thế nào?

Khi sinh sống ở môi trường bên ngoài, vào ban ngày dế sẽ chỉ trốn trong hang, đến khi đêm xuống mới đi tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, khi nuôi dế trong trang trại, có thể do môi trường sống khác nên chúng tìm kiếm thức ăn cả ngày lẫn đêm. Do đó, cần phải đảm bảo trong khay đựng thức ăn của chúng phải luôn có đầy đủ nước uống và thức ăn.

Khẩu phần ăn

Khẩu phần ăn của dế non hay dế trưởng thành một ngày cần ăn bao nhiêu thì khó có thể đưa ra con số chính xác. Bởi dế thường ăn rất ít, khoảng 300 – 400 con dế mỗi bữa chỉ ăn hết chừng một vài muỗng canh cám hoặc một nhúm cỏ nhỏ.

Dế ăn ít nên khó có thể cân đo đong đếm lượng thức ăn hàng ngày chính xác

Dế ăn ít nên khó có thể cân đo đong đếm lượng thức ăn hàng ngày chính xác

Theo những người nuôi dế lâu năm, họ sẽ phân phối một lượng thức ăn xanh và thức ăn tinh vào từng xô mà không cần đong đếm chuẩn xác.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm được nhiều người chia sẻ khi nuôi và cho dế ăn. Khi tới bữa, lần đầu bạn hãy cho mỗi thùng lượng thức ăn được cân lường trước. Đến bữa sau nếu thùng nào thiếu thì bạn bổ sung thêm còn thùng thừa sẽ giảm xuống. Sau vài lần cho dế ăn bạn sẽ biết được sức ăn của dế và cung cấp khẩu phần ăn cho hợp lý.

Thức ăn nuôi dế nên chọn các loại cỏ tươi mới được cắt về, không quá già, cứng khiến chúng bỏ ăn. Không nên cho dế ăn thức ăn chín, rau cỏ thừa sót lại từ bữa trước, cho ăn thức ăn tươi để kích thích chúng ăn nhiều hơn.

Nước uống cho dế

Dế có nhu cầu cần uống nước rất lớn, nhưng nhiều người lầm tưởng dế ăn rau cỏ hàng ngày sẽ không khát nước. Hơn nữa, lượng nước trong rau cỏ tươi sẽ không đủ cho nhu cầu nước trong ngày của loài dế.

Bổ sung thêm nước cho dế

Bổ sung thêm nước cho dế

Do đó, trong các thùng nuôi dế cần đặt thêm máng nước để cho chúng có thể tự do uống khi có nhu cầu. Nước sử dụng cho dế để uống nên lấy nước ngọt, nước sạch để tránh cho dế không bị nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn từ nguồn nước.

Xem thêm:

Kỹ thuật nuôi dế hiệu quả

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi dế không cần quá cầu kỳ, bạn có thể sử dụng chậu, thau, xô…. miễn là có nắp đậy là được. Ban ngày thì nên mở nắp chuồng, còn ban đêm nên đóng lại tránh cho dế bay đi hoặc bị chuột ăn mất. Một số cách thức làm chuồng nuôi dế như sau:

  • Nuôi trong chậu nhựa: Nên sử dụng chậu có đường kính từ 40 -50 cm, có độ cao từ 35 – 40cm.
  • Nuôi trong thùng nhựa: Sử dụng thùng có nắp đậy, trên nắp chọc thủng các lỗ nhỏ để tạo độ thông thoáng, dung tích thùng nhựa thích hợp là 60 lít.
  • Nuôi trong khay chữ nhật: Các khay này có thể xếp đè lên nhau để tiết kiệm diện tích, chuồng nuôi phù hợp với quy mô chăn nuôi lớn, có mức chi phí đầu tư ban đầu cao.
  • Nuôi trong thùng xốp, thùng bìa các-tông: Chi phí đầu tư ban đầu rẻ nhưng lại dễ khiến con dế bị bay ra ngoài hoặc có thể chúng sẽ cắn thùng xốp và bay mất.
Chuồng nuôi dế có thể sử dụng nhiều vật dụng khác nhau

Chuồng nuôi dế có thể sử dụng nhiều vật dụng khác nhau

Ngoài những vật dụng trên bạn có thể sử dụng nhiều vật dụng khác để làm chuồng nuôi dế như: thùng tôn, thùng gỗ, chum, lu, vại…. Bên trong thùng nên lót một ít cọng rơm, giấy hoặc các vật tạo khoảng trống như vụn gỗ, mùn cưa…để giúp dế có thể leo treo, lột xác, trốn tránh kẻ thù dễ dàng. Bởi mỗi lần lột xác cơ thể dế thường khá mềm, yếu ớt nên có thể sẽ bị đồng loại tấn công, thậm chí ăn thịt.

Các dụng cụ nuôi dế cần có

Các thiết bị chăn nuôi cần thiết khi nuôi dế thì vật liệu cũng không cần thiết kế cầu kỳ, cụ thể:

  • Khay đựng thức ăn: Có thể sử dụng nắp nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ sữa chua… có đường kính 4 – 5cm, cao khoảng 1cm hoặc bạn tự chế.
  • Khay đựng nước uống: Vật liệu sử dụng tương tự như khay đựng thức ăn
  • Đất cho dế đẻ: Nên sử dụng đất cát với tỉ lệ 2 đất – 1 cát để có thể giữ ẩm khi dế bước vào thời kỳ sinh đẻ.

Chọn giống dế nuôi

Khi chọn dế nuôi, bạn nên chọn những con dế khỏe mạnh, có đầy đủ chân. cánh, râu. Sau đó cho dế vào chuồng theo tỷ lệ 1 đực, 2 cái.

Chọn dế giống nuôi khỏe mạnh

Chọn dế giống nuôi khỏe mạnh

Giai đoạn dế đẻ

Sau khoảng 2 đến 3 ngày ghép giống, dế cái bắt đầu đẻ trứng. Lúc này bạn cần cho khay có đất ẩm vào chuồng để dế có thể đẻ. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 20-30 ngày.

Cách ấp trứng

Sau khi dế đẻ xong bạn cần xịt nước làm ẩm khay đựng trứng. Tiếp đó đặt khay vào thùng ấp, xếp các khay chồng lên nhau và phủ khăn ẩm lên trên. Tốt nhất nên giữ mức nhiệt độ tối ưu khoảng 24 -25 độ và xịt nước giữ ẩm. Tuy nhiên, không nên xịt quá nhiều nước, có thể sẽ dễ làm cho trứng bị ung.

Trong khoảng 9- 12 ngày trứng sẽ nở, nên trong giai đoạn này cần phải quan sát kỹ để kịp thời mang khay trứng ra chậu nuôi. Và sau 4 -5 ngày trứng sẽ nở hết, bạn bỏ khay ra khỏi chậu nuôi, vệ sinh khay để sử dụng cho lần sau.

Kỹ thuật nuôi dế từ lúc mới nở cho đến 15 ngày tuổi

Mỗi khay trứng dế sẽ có trung bình khoảng 2000 con dế mới nở. Thức ăn cho dế ở giai đoạn này bạn chỉ cần để 2-3 khay thức ăn nhỏ. Bên cạnh đó, do dế còn nhỏ nên không thể uống nước trực tiếp trên khay. Vì vậy, bạn nên phun nước vào rau, búi cỏ hoặc thức ăn cho dế, hoặc có thể sử dụng một miếng vải ẩm cho vào chậu nuôi để dế hút nước dễ dàng hơn.

Kỹ thuật nuôi dế từ lúc mới nở cho đến 15 ngày tuổi

Kỹ thuật nuôi dế từ lúc mới nở cho đến 15 ngày tuổi

Kỹ thuật nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi

Giai đoạn này dế đã lớn hơn nên sẽ không sợ làm dế bị chết đuối. Do vậy, bạn có thể bỏ thêm khay đựng nước vào cho dế uống với tỉ lệ 1 khay nước, 2 khay đựng thức ăn. Nếu thấy mật độ trong chậu nuôi dế lớn, thì bạn nên tách bớt dế sang chậu khác để nuôi, đảm bảo số lượng dế khoảng 1000 con/chậu là thích hợp.

Thường xuyên thay nước mỗi ngày 1 lần, còn thức ăn cho dế thì 2 ngày cho 1 lần. Nếu thức ăn còn dư thừa thì bạn nên bỏ đi và thay khay thức ăn mới. Tùy vào tốc độ ăn của dế bạn có thể cung cấp lượng khẩu phần thích hợp để tránh lãng phí.

Thu hoạch dế

Sử dụng vợt nilon để thu hoạch dế và cho chúng vào thùng giấy cùng với rế tre, cỏ tươi để tránh cho dế mèn không bị chết trong quá trình di chuyển. Hoặc bạn có thể đem rửa chúng qua nước sạch rồi cho vào khay mang đi đông lạnh.

Lưu ý quan trọng khi nuôi dế

Chủ động phòng bệnh cho dế

Nuôi bất kỳ loài nào thì việc phòng chống bệnh cho chúng là rất quan trọng. Đối với loài dế khi nuôi bệnh thường gặp nhất là bệnh đường tiêu hóa. Dấu hiệu khi dế bị nhiễm bệnh thường thấy là lượng thức ăn tiêu thụ ít hơn so với thường ngày. Phân dế bị bệnh sẽ ở dạng nước, màu trắng đục và râu bị gãy.

Dế bị nhiễm bệnh sẽ chết sau khoảng 7-10 ngày và dễ bị lây nhiễm sang các con khác. Do đó, bạn cần thường xuyên vệ sinh môi trường sống để phòng bệnh cho  dế.

Khi nuôi dế nên chú ý vệ sinh môi trường sống thường xuyên

Khi nuôi dế nên chú ý vệ sinh môi trường sống thường xuyên

Tránh kiến gây hại

Dế mèn rất sợ kiến nên khi nuôi bạn cần đảm bảo chuồng dế không có kiến. Môi trường sống tự nhiên, an toàn mới có thể giúp dế khỏe mạnh, sinh sản tốt được.

Các câu hỏi khác liên quan về dế

Làm sao để phân biệt được dế cái và dế đực?

Để phân biệt dế cái và dế đực bạn có thể tham khảo cách sau:

  • Dế đực có màu nâu pha đen, có cánh nhưng không bóng mượt.
  • Dế cái cánh nhìn trơn láng, đen hơn.
  • Bụng của dế cái to hơn so với bụng của những con dế đực.
  • Dế đực sẽ không có phần máng đẻ trứng ở phần đuôi còn dế cái thì có.
  • Dế đực kêu được còn dế cái thì không.

Ăn dế có tốt không?

Dế được xem là nguồn cung cấp nhiều vitamin, protein, khoáng chất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, dế không trực tiếp bổ sung thêm các vi sinh cho đường ruột, hay không tạo ra sự thay đổi hay tác dụng phụ nào. Chúng chủ yếu giúp gia tăng lượng enzyme giúp quá trình trao đổi chất có lợi cho đường ruột hơn.

Trên đây là những thông tin về con dế ăn gì, cách cho dế ăn và kỹ thuật nuôi dế hiệu quả được nhiều người áp dụng. Có thể thấy kỹ thuật nuôi dế rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn thì việc nuôi không có gì đáng lo ngại. Chúc bạn nuôi dế thành công.

Bài viết liên quan