Cố nhân là gì? Luận về cố nhân

4 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

“Cố nhân là gì?” là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm trong khoảng thời gian gần đây. Nếu các bạn vẫn chưa rõ nghĩa của từ này thì hãy theo dõi bài viết. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết về từ cố nhân để các bạn hiểu rõ.

Cố nhân là gì?

Theo Wikipedia, cố nhân nghĩa là bạn cũ, người yêu cũ đã lâu không gặp mặt và không còn liên lạc. 

Cố nhân được sử dụng để nhắc về người bạn cũ, người yêu cũ đã lâu không liên lạc

Cố nhân được sử dụng để nhắc về người bạn cũ, người yêu cũ đã lâu không liên lạc

Cố nhân là một từ Hán Việt có cấu tạo bởi 2 từ cố và nhân. Để các bạn hiểu rõ nghĩa của từ cố nhân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nghĩa của tùng từ cấu tạo nên nó.

  • Cố có nghĩa là cũ, đã qua và đã trở thành quá khứ. 
  • Nhân ở đây có nghĩa là người.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu cố nhân nghĩa Hán Việt là người cũ. Người cũ ở đây có thể là bạn bè, người yêu đã quên từ rất lâu về trước, nhưng đã chia xa, lâu không gặp và không còn liên lạc gì nữa.

Ở một mức độ nào đó, cố nhân còn mang tình nghĩa sâu đậm với chủ thể trữ tình.

Cách dùng từ cố nhân

Sau khi tìm hiểu khái niệm cố nhân là gì ở bên trên, dù các bạn thấy dễ hiểu nhưng lại chưa chắc biết cách dùng đúng.

Đối với điển tích, điển cố, cách dùng từ phải đúng quy chuẩn, không được quá bừa bãi. Ví dụ như từ cố nhân, không phải cứ là bạn cũ lâu ngày và không gặp thì sẽ là cố nhân. Bởi nó còn được xác định dựa trên tình cảm giữa hai nhân vật, có thể đó là người bạn tri kỷ đã cách xa lâu ngày, cũng có thể là người từng thương sâu nặng đã dừng liên lạc từ rất lâu rồi.

Từ cố ở đây không chỉ có ý nghĩa là cũ, nó còn mang hàm ý là một tình cảm đã cũ nhưng rất sâu nặng. Chính vì vậy người dùng cần phải hiểu rõ để không làm mất đi vẻ thú vị của từ ngữ.

Luận về cố nhân 

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ cố nhân là gì rồi. Trong phần này, chúng ta hãy cùng luận về cố nhân để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé.

Cố nhân thường hay được sử dụng nhiều trong thơ ca khi nói về bạn cũ

Cố nhân thường hay được sử dụng nhiều trong thơ ca khi nói về bạn cũ

Cố nhân vốn là một cụm từ gốc Hán, có ý nghĩa tương đương với cụm từ “bạn cũ”, không có sự phân biệt người bạn ấy là nam hay nữ. Thế nên trong các bài thơ Đường, nhiều cuộc chia ly giữa những người đàn ông vẫn sử dụng từ này. Chẳng hạn như cuộc tiễn biệt giữa Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên ở bên lầu Hoàng Hạc: 

Cố nhân tây từ Hoàng hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu

Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến trường giang thiên tế lưu

Bản dịch:

“Bạn từ lầu Hạc lên đường

Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng

Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”. 

Trong một bài thơ về cố nhân khác của Vương Duy cũng sử dụng từ “cố nhân” khi chia tay với người huynh đệ: 

“Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu

Tây xuất Dương Quan vô cố nhân”

Bản dịch:

 “Anh ơi hãy cạn ly này nhé

Qua khỏi Dương Quan ai cố nhân.” 

Thế nhưng ở tiếng Việt, hai chữ “cố nhân” lại được cấp thêm một ý nghĩa nữa, đó là người yêu cũ. Trong Truyện Kiều, ở đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán, tác giả Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều dùng từ “cố nhân” khi nói ra lời biết ơn với Thúc Sinh. Nhưng ông cũng cực kỳ tinh tế khi có sự phân biệt về sắc thái với từ “người cũ” được sử dụng ngay trong cùng một trường đoạn giao tiếp: 

“Nghĩa nặng nghìn non

Lâm Truy người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?”

Hai chữ “người cũ” vẫn giữ nguyên sắc thái gần gũi, tình cảm tha thiết bên nhau như ngày nào. Nhưng đến hai chữ “cố nhân” thì rõ ràng lại có một khoảng cách bị nới ra xa nhau hơn. Âu cũng là điều dễ hiểu bởi Thúy Kiều hiện tại đã không còn là người hồng nhan bên gối của Thúc Sinh nữa, mà nàng đã trở thành vợ của Từ Hải – một người anh hùng trong thời loạn, người đã giúp cho nàng có cuộc báo ân báo oán như ngày hôm nay.

Thúy Kiều đã sử dụng từ cố nhân khi bày tỏ lòng biết ơn với Thúc Sinh

Thúy Kiều đã sử dụng từ cố nhân khi bày tỏ lòng biết ơn với Thúc Sinh

Có một từ nữa cũng rất gần với “cố nhân” và “người cũ”, đó là “người xưa”. “Người xưa” giống với “cố nhân” ở chỗ đều đã trở thành hình bóng của quá khứ. Nhưng về mặt âm hưởng, chữ “người xưa” lại lắng đọng và xa vắng, còn “cố nhân” lại réo gọi và vang vọng. 

Một trong những nguyên nhân dẫn tới điều này, đó là do sự phân biệt về âm vực giữa hai tiếng “cố” (có âm vực cao) và tiếng “người” (có âm vực thấp): “Ôi, đôi mắt của người xưa, bao lần khóc ướt vai tôi, trong những đêm nghẹn ngào. (trích trong Đôi mắt người xưa – Nhạc và lời: Ngân Giang).

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ cố nhân là gì? Cách dùng từ này cho chuẩn xác. Nếu các bạn còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Xem thêm: 

Bài viết liên quan