Củ kiệu là gì? Củ kiệu và củ hành khác nhau như thế nào?

23 Tháng Ba, 2024 106 Tuyentb

Củ kiệu là một món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình, đặc biệt vào dịp Tết. Thế nhưng nhiều người ít biết đến các tác dụng củ kiệu cũng như dễ nhầm lẫn với củ hành. Cùng tìm hiểu chi tiết về củ kiệu và củ hành bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Củ kiệu là gì?

Củ kiệu còn có nhiều tên gọi khác như cò kiệu, giới kiệu, giới bạch, thuộc họ nhà hành. Tên khoa học của củ kiệu là Allium Chinense G.Don. Củ kiệu có phần đầu màu trắng, củ to và hơi phình ra, nhìn giống như củ hành nhưng chính là phần đầu của cây kiệu, có màu trắng và phình to, có chiều dài từ 15cm đến 35cm.

Củ kiệu dùng để muối làm món ăn kèm trong ngày Tết

Củ kiệu dùng để muối làm món ăn kèm trong ngày Tết

Củ kiệu thường được trồng quanh năm, thường được trồng ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Ở nước ta, củ kiệu thường được trồng nhiều nhất ở miền Trung và các khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chúng được trồng chủ yếu vào tháng 9 năm trước cho đến tháng 1 năm sau để có thể thu hoạch vào dịp cận Tết Nguyên Đán.

Củ kiệu và hành củ khác nhau như thế nào?

Củ hành và củ kiệu có họ hàng với nhau, đều có vị cay hăng như nhau nên thường gây nhầm lẫn khiến nhiều người khó phân biệt. Để có thể phân biệt được củ kiệu thì bạn có thể xem qua kích thước và hình dáng của chúng.

  • Hành củ: Phần đầu trắng, bầu, có kích thước lớn hơn so với củ kiệu.
  • Củ kiệu: Nhỏ, thon dài, phần đầu củ có màu tím nhạt hơn củ hành.
Hình ảnh củ kiệu và củ hành

Hình ảnh củ kiệu và củ hành

Củ kiệu có tác dụng gì?

Chống oxy hóa, kháng viêm tốt

Những loại cây thuộc họ hành đều có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể rất tốt và củ kiệu cũng vậy. Trong củ kiệu có chứa chất Quercetin dồi dào, giúp làm chậm sự phát triển của tế bào, ngăn ngừa ung thư, tiêu diệt các tế bào gốc tự do có hại. Hơn nữa, các flavonoid trong củ kiệu giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh glutathione. Đây là chất chống oxy hóa mạnh, có lợi cho sức khỏe.

Giúp hệ tim mạch khỏe mạnh

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn củ kiệu hay ăn những cây họ nhà hành sẽ giảm tới 60% nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Bởi các chất chống oxy hóa trong củ kiệu giúp ngăn chặn khả năng tích tụ các mảng bám trong thành mạch máu. Từ đó, giảm nguy cơ đột quỵ xảy ra, giúp hệ tim mạch được bảo vệ tốt hơn.

Ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư

Trong củ kiệu hoạt chất laxogenin có khả năng chống lại những tế bào ung thư hiệu quả. Kết hợp với các chất chống oxy hóa mạnh trong củ kiệu, giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại và ngăn nguy cơ ung thư phát triển.

Ăn củ kiệu có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Ăn củ kiệu có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ

Khi củ kiệu được muối chua thì khi ăn sẽ giúp điều trị các bệnh về tiêu chảy và kiết lỵ, đầy bụng hay khó tiêu thường gặp. Bởi khi lên men, trong củ kiệu có nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của con người. Từ đó giúp kết hợp các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn cùng với các chất lợi khuẩn giúp cho cơ thể ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa.

Giảm cholesterol, tăng cường lưu thông máu

Củ kiệu muối chua có chứa nhiều acid lactic, có tác dụng giảm cholesterol trong máu. Từ đó giảm các mảng bám trong thành mạch máu, tăng cường khả năng lưu thông máu tốt. Nhờ vậy, các bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ giảm đi đáng kể.

Cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Trong củ kiệu có chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe của con người như: vitamin D, A, E và vitamin K. Hơn nữa, còn có các khoáng chất như:  magie, canxi, sắt,… giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh hơn. Các acid trong củ kiệu khi được muối chua sẽ giúp việc hấp thụ khoáng chất dễ hơn.

Củ kiệu có nhiều vitamin khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh

Củ kiệu có nhiều vitamin khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh

Giải cảm, tăng sức đề kháng

Củ kiệu hay các loại củ họ nhà hành đều có khả năng giải cảm tốt. Bởi trong củ kiệu có vị cay, nóng, tính ấm, có hợp chất, vitamin, nên có tác dụng chữa cảm cúm hiệu quả. Ngoài ra, dùng củ kiệu thường xuyên với số lượng nhất định có thể làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể bởi nó chứa nhiều khoáng chất và vitamin rất quan trọng cho sức khỏe.

Bà bầu có ăn được củ kiệu không?

Đối với phụ nữ thời kỳ mang thai thì việc chọn các sản phẩm phù hợp để sử dụng an toàn là quan trọng nhất. Đặc biệt là các loại rau củ bởi nếu không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Nếu bạn đang có bầu và muốn ăn củ kiệu thì bạn có thể yên tâm sử dụng vì củ kiệu không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn cần lưu ý không nên dùng quá nhiều có thể gây ra một số tác hại nhất định.

Ợ nóng

Củ kiệu tính ấm, cay, nóng nên ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người dẫn đến hiện tượng ợ nóng. Điều này có thể sẽ gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu.

Bà bầu ăn củ kiệu quá nhiều có thể gây ợ hơi nóng

Bà bầu ăn củ kiệu quá nhiều có thể gây ợ hơi nóng

Ảnh hưởng tới dạ dày

Củ kiệu chứa nhiều acid oxalic nên có thể sẽ gây ra hiện tượng kích ứng gây nguy cơ viêm loét dạ dày. Đặc biệt những người có tiền sử bệnh dạ dày, dị ứng các loại rau củ.

Tăng phù nề

Củ kiệu có thể làm tăng lượng nước trong cơ thể gây ra hiện tượng phù nề thường gặp ở bà bầu. Điều này có thể gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mang thai.

Dị tật thai nhi

Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn quá nhiều củ kiệu trong thời kỳ mang thai có thể gây dị tật thai nhi. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn củ kiệu trong thời kỳ này để tránh nguy cơ không mong muốn.

Trên đây là bài viết về củ kiệu là gì, cách phân biệt củ kiệu với củ hành và công dụng của củ kiệu. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại củ này để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả nhé!

Bài viết liên quan