Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

26 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Vòng tuần hoàn của nước đã tồn tại hàng tỷ năm góp phần cân bằng hệ sinh thái của Trái Đất. Vậy vòng tuần hoàn của nước là gì? Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước diễn ra thế nào? Cùng sieusach.info tìm hiểu các thông tin chi tiết về chủ đề này trong bài viết dưới đây!

Vòng tuần hoàn nước là gì?

Vòng tuần hoàn nước được định nghĩa cụ thể đó là sự tồn tại của quá trình vận động của nước trên bề mặt, bên trong lòng đất và bầu khí quyển của Trái Đất. Theo đó, nước sẽ luôn hoạt động không ngừng và chỉ chuyển đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi rồi trạng thái rắn. Vòng tuần hoàn đó cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần từ năm này sang năm khác và diễn ra như vậy hàng tỷ năm không đổi.

Vòng tuần hoàn của nước là sự tồn tại vận động của nước trên Trái Đất

Vòng tuần hoàn của nước là sự tồn tại vận động của nước trên Trái Đất

Vòng tuần hoàn của nước sẽ không xác định được địa điểm cụ thể cũng không có điểm bắt đầu và kết thúc. Các bạn có thể hiểu cụ thể qua ví dụ minh họa sau:

Nước ở sông, suối, ao hồ, khi bay hơi vào không khí, bầu khí quyển sẽ chuyển sang trạng thái ngưng tụ và hình thành các đám mây khi gặp áp suất và nhiệt độ thích hợp. Những đám mây này sẽ càng ngày càng gia tăng về mật độ, tiếp đó sẽ tạo thành mưa và rơi xuống bề mặt Trái Đất.

Khi đó mưa có thể tồn tại ở 3 dạng khác nhau đó là: Mưa tuyết, mưa nước và mưa đá. Khi rơi xuống đất, một phần của nước mưa sẽ ngấm xuống và đi vào các mạch nước ngầm trong đất, một phần còn lại sẽ động lại ở ao hồ, sông suối. Khi nước thâm nhập vào lớp bề mặt được các loài thực vật trên mặt đất hấp thụ còn một phần sẽ bay hơi bay trở lại vào bầu khí quyển.

Ở những nơi lạnh giá, khi tuyết rơi xuống sẽ tích tụ thành các tảng băng trôi, mỗi năm tảng băng này sẽ tan ra một phần vào những ngày có nhiệt độ cao và được bồi đắp vào những ngày giá rét.

Quá trình này cứ như vậy diễn ra lặp đi lặp lại và vòng tuần hoàn nước diễn ra mọi lúc mọi nơi trên Trái Đất. Điều này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của sinh vật sống trên Trái Đất.

Minh họa sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Khi nói về vòng tuần hoàn của nước chi tiết, cụ thể ra sao thì rất rộng, vì vậy người ta sẽ sử dụng sơ đồ vòng tuần hoàn để có thể diễn giải chi tiết các quá trình vận động của nước trong cuộc sống. Dưới đây là hình ảnh minh họa sơ đồ vòng tuần hoàn của nước:

Sơ đồ minh họa chi tiết vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Sơ đồ minh họa chi tiết vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Tìm hiểu chu kỳ vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất

Theo đó có 2 loại chu kỳ nước diễn ra trong vòng tuần hoàn, cụ thể:

Chu kỳ tuyệt vời của nước: Chu kỳ này diễn ra ở các đại dương khi nước bốc hơi vào không khí mang theo gió đến các vùng lục địa và tạo thành mưa rơi xuống (có thể là mưa nước, tuyết hoặc mưa đá). Sau đó nước lại quay trở lại một phần về biển – đại dương thông qua các mạch nước ngầm.

Chu kỳ nhỏ của nước: Đây là chu kỳ diễn ra khi một phần nước của đại dương bốc hơi lên bầu khí quyển và tạo thành mưa, sau đó rơi xuống đại dương.

Chu kỳ vòng tuần hoàn của nước diễn ra nhiều giai đoạn

Chu kỳ vòng tuần hoàn của nước diễn ra nhiều giai đoạn

Mỗi chu kỳ của nước trong vòng tuần hoàn sẽ diễn ra theo các giai đoạn khác nhau. Dưới đây là các giai đoạn phổ biến của chu kỳ nước:

Giai đoạn nước trong đại dương

Nước trong đại dương là một trong những giai đoạn nằm trong chu kỳ của vòng tuần hoàn nước. Giai đoạn này được thống kê chiếm đến 96% tổng lượng nước trên toàn Trái Đất. Theo ước tính thì lượng nước bốc hơi từ đại dương sẽ chiếm khoảng 90% tổng lượng nước bốc hơi  trong toàn vòng tuần hoàn.

Như vậy, nước bốc hơi từ đại dương bay lên bầu khí quyển sẽ tồn tại trong khoảng 15 ngày đến vài tháng. Khi đó, nước tồn tại ở dạng các tảng băng trôi và có thời gian cư trú lâu dài đến hàng trăm năm. Có thể thấy, thời gian cư trú của nước còn tùy thuộc chủ yếu vào đặc điểm vị trí, thời tiết, địa chất của khu vực.

Giai đoạn bay hơi

Quá trình bay hơi diễn ra do tác động của bức xạ mặt trời khi đó các phân tử nước sẽ tồn đọng ở ao hồ, sông suối và bị tách ra, tạo thành hơi nước. Thông thường hiện tượng bốc hơi sẽ xảy ra khi nhiệt độ đạt đến 100 độ C, nhưng ở một số nơi có áp suất, độ ẩm thấp thì sẽ không cần đạt đến nhiệt độ sôi mà nước vẫn có thể bay hơi được.

Một số nơi trên đỉnh núi hay các khu vực có áp suất không khí thấp, có băng tuyết thì sẽ không cần tan để bay hơi mà xảy ra quá trình thăng hoa trực tiếp thành hơi nước. Điều này khiến cho thời tiết trở nên hanh khô hơn.

Ngoài ra, trong quá trình quang hợp của thực vật nước cũng bốc hơi và được gọi là thoát hơi nước. Quá trình này sẽ chiếm khoảng 5% hơi nước trong khí quyển. Khả năng bốc hơi diễn ra trong vòng tuần hoàn nước phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ ẩm, gió, áp suất, nhiệt độ, không khí.

Giai đoạn bay hơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Giai đoạn bay hơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Giai đoạn ngưng tụ

Ngưng tụ là một trong các giai đoạn của vòng tuần hoàn nước và quý trình này ngược lại với quá trình bay bơi. Hơi nước sẽ chuyển từ dạng lỏng trong quá trình ngưng tụ, khi đó các đám mây sẽ được gió di chuyển đi khắp nơi, các hạt nước nhỏ sẽ tích tụ dần thành các hạt nước lớn, cộng với tác dụng của lực hút của Trái Đất và tạo thành các giọt rơi xuống đất. Lượng mưa rơi xuống đất như sau:

  • Nước mưa rơi trực tiếp xuống biển – đại dương.
  • Nước thẩm thấu vào lòng đất, tồn tại trong đất và trong các mạch nước ngầm.
  • Nước mưa chảy thành dòng chảy về phía sông suối, ao hồ.
  • Nước mưa ngưng tụ tạo thành băng trôi.

Vì sao Trái Đất ấm làm ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn nước?

Khi nhiệt độ ở bề mặt Trái Đất nóng lên sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến quá trình ngưng đọng và bay hơi của nước. Vì vậy, nó đã gây ra các ảnh hưởng có liên quan trực tiếp đến chu trình tuần hoàn của nước. Cụ thể:

Không khí trong bầu khí quyển ấm hơn, giữ nhiều hơi nước hơn

Theo các nhà khoa học thì khi nhiệt độ của Trái Đất tăng 1 độ C, lúc đó độ ẩm sẽ tăng 7%. Nhiệt độ càng tăng cao thì các phân tử nước trên mặt đất hay mặt biển, hồ sẽ dễ dàng thoát ra ngoài và bay vào trong khí quyển. Nhờ vậy mà lượng hơi nước trong không khí bị thay đổi cũng như làm cho lượng nước mưa rơi xuống đất thay đổi.

Trái Đất ấm lên khiến lượng hơi nước trong không khí thay đổi

Trái Đất ấm lên khiến lượng hơi nước trong không khí thay đổi

Nhiệt độ tăng khiến vòng tuần hoàn nước bị chênh lệch giữa các nơi

Nhiệt độ Trái Đất tăng làm cho sự chuyển dịch, phân phối lượng mưa ở một số địa điểm khác nhau. Ở một số nơi có thể sẽ xảy ra hạn hán, những nơi có ít nước từ đại dương bốc lên sẽ gây ra tình trạng hạn hán khắc nghiệt. Khi đó vòng tuần hoàn của nước kéo dài hơn, khiến cho không khí khô hơn và dễ xảy ra hỏa hoạn.

Trên đây là những thông tin về vòng tuần hoàn của nước là gì cũng như sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết này mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống.

Bài viết liên quan