Đức Phật A Di Đà là ai? Sự tích, cuộc đời của Phật A Di Đà

10 Tháng Chín, 2023 106 Tuyentb

Đức Phật A Di Đà được nhắc đến rất nhiều trong Phật giáo. Vậy các bạn đã biết rõ Đức Phật A Di Đà là ai? Sự tích Phật A Di Đà như nào chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về Ngài qua các thông tin trong bài viết này nhé.

Phật A Di Đà là ai?

Đức Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo. Tên A Di Đà của ngài có nghĩa là vô lượng thọ, vô lượng quang (là hào quang trí tuệ phản chiếu ở khắp các nơi trên thế giới), vô lượng công đức. Ngài còn xuất hiện trước cả đức Thích Ca từ rất lâu về trước.

Hình đức Phật A Di Đà

Hình đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà lần đầu tiên được nhắc đến là ở trong Kinh Vô Lượng Thọ, khi Đức Phật Thích Ca thuyết giảng lúc tại thế. Tuy nhiên, các bằng chứng khảo cổ lại chỉ tìm thấy kinh Vô Lượng và các ghi chép về Phật A Di Đà vào khoảng thế kỷ I trước công nguyên. 

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Phật A Di Đà chỉ là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo ở thế kỷ thứ I trước công nguyên. Do đó, không có cơ sở nào có thể chứng minh được Đức Thích Ca nói về Phật A Di Đà không.

Còn theo Đại Kinh A Di Đà và Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, Phật A Di Đà từng là một vị tăng có tên là Pháp Tạng – Dharmākara. Ngài đã nguyện khi đắc quả thành Phật sẽ tịnh hoá ra một thế giới và biến nó thành một quốc độ thanh tịnh, đẹp đẽ nhất. Sau đó Dharmākara đã đắc đạo và trở thành Phật A Di Đà. 

Trong lịch sử Phật giáo, Phật A Di Đà được các phật tử tôn thờ sớm nhất. Ngài còn được coi là Đức Phật ở kiếp trước. Trong Tam Thế Phật, Đức Phật cũng là biểu thị cho thế quá khứ. 

Tượng đức phật a di đà

Tượng đức phật a di đà

Sự tích Phật A Di Đà qua Kinh Phật

Trong Kinh Vô Lượng Độ có ghi lại sự tích Phật A Di Đà như sau:

Trong cuộc đời hành đạo của Đức Phật Thích Ca thì đại đức A Nan chính là người gần gũi với Ngài nhiều nhất. Cũng chính vì cơ duyên này mà ông đã học hỏi được rất nhiều ở nơi Phật.

Một hôm, ngài A Nan đã nhìn thấy dung mạo của Đức Phật khác thường hơn so với mọi ngày, trông Ngài nhìn có vẻ vui hơn.

Phật dạy rằng:

“Ta cảm nhớ đến Đức Phật A Di Đà nên muốn nhắc đến nhân địa của Ngài ấy để chỉ dạy cho chúng sinh tu về môn Tịnh độ.”

Sự tích về Phật A Di Đà được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng

Sự tích về Phật A Di Đà được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng

Phật kể rằng:

“Từ đời quá khứ thật xa về trước, cách nay hơn 10 kiếp, có một nước tên Diệu Hỷ. Vua của nước này là Nguyệt Thượng Luân và Hoàng hậu là Thù Thắng Diệu Nhân. Hoàng hậu đã sinh được ba người con là Nhật Nguyệt Minh, Kiều Thi Ca và Nhật Đế Chúng. 

Trong thời bấy giờ, Đức Phật có hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai giáng sinh để cứu độ cho chúng sinh. Khi nghe tin có Phật tái thế, Hoàng tử Kiều Thi Ca đã quyết định rời bỏ cung vàng để tìm đến Phật xin xuất gia. Ngài đã được Phật chấp nhận cho thọ Tỳ kheo giới và ban cho hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo.

Khi đứng trước Đức Phật, Ngài Pháp Tạng đã phát 48 lời nguyện rộng lớn để độ cho tất cả mười phương chúng sanh. Nếu có lời nguyện nào không được viên mãn thì Ngài thề rằng sẽ chẳng thành Phật. Sau cùng Ngài Pháp Tạng đã trở thành Phật A Di Đà.”

A Di Đà có nghĩa là vô lượng quang, vô lượng thọ. Phật A Di Đà là vị Phật sống lâu không có số lượng, hào quang chói sáng khắp nơi vô tận. Khi thành Phật, Đức A Di Đà đã khai thiên ra cho Ngài một cảnh giới cực lạc, mà Đức Phật Thích Ca đã gọi đây là Tây phương Cực Lạc.

Phật A Di Đà ở nơi cõi Tây Phương cực lạc

Phật A Di Đà ở nơi cõi Tây Phương cực lạc

Đức Phật Thích Ca lại kể tiếp: 

“Từ cõi Ta hướng về cõi Tây, hơn muôn vàn ức cõi, có một thế giới gọi là Cực Lạc hay Tịnh độ. Ở nơi đó, Đức Phật A Di Đà vẫn thường hay thuyết pháp để độ hóa chúng sinh. Phong cảnh nơi đây vô cùng đẹp đẽ, sáng lạng, vui tươi và chẳng khác gì một vườn hoa vĩ đại với những hàng cây ngay ngắn. 

Những tường hoa với những dây leo rủ xuống như màu gấm vóc, lụa là, kèm theo những hồ nước chứa đầy cả những công đức. Đặc biệt, đáy hồ được lát bằng cát vàng, bao quanh bởi những đóa hoa sen lớn bằng bánh xe với đủ màu sắc, hương thơm tỏa ngát và hào quang tuyệt đẹp. 

Hoa sen màu xanh thì sẽ phát ra hào quang xanh, màu trắng thì sẽ phát ra hào quang màu trắng, còn màu hồng thì sẽ phát ra hào quang màu hồng. Thêm nữa, đền đài, điện các ở cõi Tịnh độ cũng đều làm bằng ngọc, vàng và châu báu. Thật là hiếm có. 

Còn nói về chim chóc ở nơi đây thì toàn là những thứ chim quý, chẳng hạn như là bạch hạc, khổng tước, anh võ,… Những loài chim này lúc nào cũng hót ra những tiếng pháp vi diệu hòa lẫn trong những điệu nhạc thiêng liêng mà bất cứ ai nghe đến cũng đều có pháp tâm hoan hỷ niệm Phật. 

Các loài chim nầy là do chính Đức Phật A Di Đà biến hóa ra nhằm thuyết pháp cho các chúng sinh nghe. Ở cõi là vô tận.”

Có tất cả 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, nhưng đối với những người tu Tịnh độ thì lời nguyện thứ 18 và 19 là quan trọng nhất. Đó là:

  • Lời Nguyện thứ 18: Lúc tôi trở thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn về cõi nước tôi thì niệm đến 10 niệm. Nếu không được vãng sanh thì tôi sẽ không ở ngôi Chánh giác, ngoại trừ những kẻ tạo tội ngũ nghịch hoặc hủy báng Chánh pháp.
  • Lời nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu công đức và nguyện sanh về cõi nước tôi. Đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng thể cùng đại chúng hiện thân trước người đó thì tôi không ở ngôi Chánh giác.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể hiểu rõ về sự tích Phật A Di Đà. Nếu còn vấn đề thắc mắc về nội dung trong bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để chúng tôi giải đáp thật chi tiết.

Xem thêm:

Bài viết liên quan