Học gạo là gì? Nguồn gốc học gạo từ đâu mà có?

13 Tháng Mười Hai, 2023 106 Tuyentb

Học gạo là gì? Nguồn gốc học gạo có từ đâu?  Học sinh có nên học gạo không? Mời bạn đọc cùng đi tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Học gạo là gì?

Học gạo là học nhồi, học nhét, học thuộc các kiến thức nhiều nhất có thể. Mục đích của học gạo là làm sao có thể vượt qua được kỳ thi chứ không thực sự học hiểu kiến thức.

Học gạo là học thuộc, nhồi nhét nhiều kiến thức nhất có thể

Học gạo là học thuộc, nhồi nhét nhiều kiến thức nhất có thể

Nguồn gốc học gạo từ đâu mà có?

Trước đây, học gạo thường mang hàm ý châm biếm, chê bai nhưng cũng mang hàm ý khen ngợi. Đó là câu chuyện về một anh chàng quê kệch, khắc khổ nhưng lại chăm chỉ học hành. Anh bạn này chỉ tập chung duy nhất vào việc học, bất kể ngày đêm đều chỉ học mong muốn để thi đỗ làm quan và đổi đời. Khi đó, người xưa cũng có quan niệm rằng việc học như một cái “cần câu cơm” nên chữ “gạo” trong từ học gạo cũng từ đó mà hình thành.

Chính vì vậy, ở thời trước đây những người học gạo thường được nhiều người ngưỡng mộ. Cụ Phan Bội Châu cũng từng ca ngợi rằng: “Một sự quyết tâm tự thân, một nỗ lực ghê gớm, một sự hy sinh đến khổ hạnh”. Tinh thần tự lực và ý thức tự giác cá nhân của những người học gạo khi xưa đã được phát huy cao độ. Bởi họ lấy việc học như một sứ mệnh để có thể đổi đời nên rất miệt mài học.

Tuy nhiên, ngày nay học gạo không còn mang tinh thần đáng khen như vậy. Học gạo giờ chỉ được xem như học vẹt để học sinh, sinh viên có thể đối phó qua các kỳ thi. Theo thống kê trong nền giáo dục Việt Nam thì tỷ lệ học sinh học gạo, học vẹt lên đến 70%.

Xem thêm:

Tại sao học sinh lại học gạo?

Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh giờ đây học gạo nhiều hơn:

Đầu tiên phải nói đến đó là chương trình học, phương pháp dạy có nhiều bất cập nên học sinh phải học rất nhiều môn, đặc biệt là các môn học có nhiều lý thuyết như môn Sử, Địa, GDCD…phải học gạo thì mới có thể đạt được điểm cao. Ngoài ra, với việc chạy đua thành tích trong giáo dục cũng dẫn đến học sinh phải học thuộc càng nhiều kiến thức càng tốt để đạt được điểm cao trong các kỳ thi nối tiếp nhau.

Học sinh học gạo do nhiều nguyên nhân khác nhau

Học sinh học gạo do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân thứ 2 khiến nhiều học sinh học gạo đó có thể từ phía gia đình. Có nhiều bạn không đam mê với một số môn học nhưng do bị bố mẹ ép học để đạt thành tích tốt nên đã cố học gạo. Điều này khiến nhiều bạn học sinh đã tìm cách học đối phó với môn học mà mình không thích hay không coi trọng.

Nguyên nhân thứ 3 học gạo có thể đến từ việc học sinh chưa có phương pháp học hiệu quả. Khi chưa có phương pháp học tốt nhất thì đa số nhiều bạn sẽ chọn phương pháp đơn giản nhất là học gạo. Điều này xảy ra khi những bạn học sinh không chủ động trong học tập và chỉ biết làm theo mẫu bài giảng của thầy cô trên lớp.

Có nên học gạo không?

Học gạo có giúp mang đến cho bạn điểm cao không? Câu trả lời là có nhưng về hiệu quả lâu dài thì lại không thể. Trên thực tế, những thông tin khi bạn mới lần đầu tiếp xúc đều sẽ lưu lại trong trí nhớ của bộ não trong thời gian ngắn. Nhưng nếu không được nhắc lại, không sử dụng thường xuyên, các thông tin đó sẽ bị xóa đi rất nhanh.

Chỉ sau 1 vài giờ chúng ta có thể dễ quên đi hơn nửa thông tin đã thu nạp trước đó qua cách học gạo. Và chỉ sau một tuần, chúng ta chỉ nhớ được khoảng 20% kiến thức đó.

Học gạo sẽ khiến kiến thức quên đi nhanh chóng

Học gạo sẽ khiến kiến thức quên đi nhanh chóng

Do vậy, có thể nói học gạo chỉ mang lại kiến thức trong thời gian ngắn hạn. Khi đạt được mục đích là hoàn thành bài kiểm tra thì những kiến thức học gạo sẽ dễ dàng bị quên đi nhanh chóng. Chính vì vậy, khi vận dụng kiến thức vào thực tế để giải quyết vấn đề thì nhiều người sẽ gặp khó khăn. Bởi vậy không phải cứ đạt điểm cao trong học tập là bạn có thể tự tin và yên tâm trước khi bước vào đời.

Trên đây là những chia sẻ về học gạo là gì cũng như nguồn gốc và thông tin liên quan đến học gạo, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị khác trong cuộc sống hãy truy cập sieusach.info mỗi ngày nhé!

Bài viết liên quan