Bệnh lười học là gì? Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục

20 Tháng Năm, 2023 106 Tuyentb

Căn bệnh lười học trở thành nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh và nhà trường. Vậy bệnh lười học là gì? Nguyên nhân, tác hại cũng như các biện pháp khắc phục tình trạng này thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh lười học là gì?

Lười học hay lười biếng trong học tập là không cần cù, không chăm chỉ, không chịu suy nghĩ trong học tập. Đây là một căn bệnh rất phổ biến của học sinh hiện nay, trở thành nỗi trăn trở, lo âu của nhiều bậc phụ huynh và thầy cô.

Bệnh lười học của học sinh

Bệnh lười học của học sinh 

Biểu hiện của lười học là gì?

Có rất nhiều dẫn chứng chỉ ra dấu hiệu của bệnh lười học như:

  • – Không hứng thú, không có động lực trong học tập.
  • – Xem thường việc học
  • – Lười hoặc không chịu tập trung nghe giảng.
  • – Lười làm bài tập về nhà do thầy cô giao.
  • – Học đối phó, trốn học, trốn tiết hoặc bỏ học
  • – Không muốn đến trường,…

Nguyên nhân của bệnh lười học là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân của việc lười học. Trong đó, phổ biến nhất là:

Do bệnh thành tích

Nhiều trường học và phụ huynh vì bệnh thành tích mà cho trẻ học thêm chỗ này chỗ kia, nhồi nhét kiến thức, biến trẻ trở thành cái máy, mất khả năng tư duy chủ động. Đây chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc lười học, lười tư duy.

Bởi mọi thứ đã có sẵn, bài khó đã có sẵn mẫu, các con chỉ cần làm tương tự như vậy là được. Từ đó hình thành trong trẻ suy nghĩ là mọi thứ quá dễ với mình nên không cần chăm chỉ học tập làm gì mà vẫn đạt điểm cao.

Lãng phí nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ

Sự phát triển của công nghệ khiến học sinh quên luôn cả việc ăn chứ đừng nói là học tập. Đi học về cầm điện thoại hoặc ngồi trước máy tính chơi game; trước khi đi ngủ cũng phải lướt web một chút; ngủ dậy cũng phải sờ vào điện thoại rồi mới chịu làm vệ sinh cá nhân. Cuộc sống của họ trở nên thiếu thốn và khó chịu hơn khi không có những đồ vật ấy.

Để rồi, chúng xâm lấn cả thời gian học tập lẫn thời gian nghỉ ngơi của các bạn học sinh. Thay vì ngày cuối tuần đi chơi thì các bạn chọn ngồi một chỗ ở nhà, chơi game hoặc lướt mạng xã hội sẽ thích thú hơn nhiều.

Do dành quá nhiều thời để sử dụng điện thoại, máy tính chơi game, lướt mạng xã hội

Do dành quá nhiều thời để sử dụng điện thoại, máy tính chơi game, lướt mạng xã hội

Bố mẹ không quan tâm đến con

Nguyên nhân của bệnh lười học là gì? Đó là vì bố mẹ không quan tâm đến việc học tập của bạn. Không phải mọi đứa trẻ đều có ý thức tự học tập. Đôi khi, chúng cần sự động viên và thôi thúc của các bậc phụ huynh.

Bố mẹ vì mải mê công việc, cho rằng việc học tập của con sẽ có các thầy cô ở trường nhắc nhở. Tuy nhiên, ngoài việc học ở trường thì luyện tập ở nhà cũng rất quan trọng. Lúc này, cần phải có sự nhắc nhở của các bậc phụ huynh để con em chuyên tâm học tập hơn.

Áp lực do phải học tập quá nhiều

Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ trở nên lười học hơn. Ngoài việc học ở trường, trẻ còn phải học thêm, học năng khiếu rồi buổi tối về nhà vẫn phải tiếp tục học. Điều này khiến các em cảm thấy ngột ngạt, khó chịu và dần trở nên lười học.

Bên cạnh đó, tình trạng học chay, phương pháp dạy học quá trừu tượng khiến các em không có hứng thú tập. Điều này khiến các em cảm thấy chán nản và không muốn học tập.

Áp lực học tập quá nặng nề

Áp lực học tập quá nặng nề

Tác hại của việc lười học

Bệnh lười học là gì? Đây là căn bệnh mãn tính của nhiều bạn học sinh nhưng cũng để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Đối với học sinh

– Tạo lỗ hổng kiến thức lớn và khó bù lại được. Từ đó, khiến các bạn học sinh cảm thấy việc học khó khăn, ngày càng lười biếng và cảm thấy nhàm chán hơn khi nhắc đến việc học.

– Lười học thôi thúc trẻ có những hành vi tiêu cực như trốn học, bỏ học. Nhiều trẻ không được các bậc phụ huynh quan tâm dễ sa ngã vào các tai tệ nạn như đánh nhau, nghiện game, ma túy,….; sống không có mục tiêu.

Đối với nhà trường và gia đình

– Chất lượng giáo dục giảm sút, có thể gây ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường.

– Gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã; bố mẹ và con cái không hiểu nhau, gây rạn nứt tình cảm.

– Thấy con lười học, nhiều bậc phụ huynh thúc ép con học quá mức và có những lời nói nặng khiến trẻ bị áp lực, dẫn đến trầm cảm hoặc có những hành vi dại dột như bỏ nhà đi, ngày càng sa đọa hơn vào các tai tệ nạn hoặc tự tử,…

Đối với xã hội

Trẻ em là mầm non, là tương lai phát triển của xã hội. Bởi vậy, nếu căn bệnh lười học ngày càng phổ biến, trẻ không chịu học tập thì làm sao có thể vận hành đất nước được. Từ đó, khiến đất nước ngày càng lạc hậu, kinh tế trì trệ, không phát triển.

Biện pháp khắc phục tình trạng lười học

Khái niệm và tác hại của bệnh lười học là gì đã được mình chia sẻ rất rõ ở trên. Vậy cách khắc phục tình trạng này là gì? Dưới đây là một vài giải pháp mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

Về phía gia đình

– Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em mình. Chú trọng việc quản lý, dạy bảo con học tập tại nhà, không nên bỏ bê và đổ hết trách nhiệm cho nhà trường.

– Đưa ra khen thưởng cho con: Không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề vật mà là động viên tinh thần. Phần thưởng nên cân nhắc phù hợp với sở thích của con. Tuy nhiên, cũng không nên để phần thưởng trở thành mục tiêu chính, khiến trẻ phải có phần thưởng thì mới chịu học bài.

– Loại bỏ các yếu tố khiến trẻ phân tâm khi học tập: Phụ huynh nên hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, máy tính,… Hãy cho con sử dụng với thời gian vừa đủ để con giải trí hoặc bổ trợ cho việc học. Đồng thời nên khuyến khích con ra ngoài chơi, gặp gỡ bạn bè để sẵn sàng tiếp nhận thêm nhiều kiến thức mới.

– Cùng con lên mục tiêu học tập hàng ngày: Hãy chia nhỏ mục tiêu để con thực hiện mỗi ngày. Không nên đặt mục tiêu dài hạn khiến trẻ căng thẳng và mệt mỏi.

– Thường xuyên tâm sự, trò chuyện cùng con để biết con đang gặp khó khăn gì trong chuyện học tập. Từ đó, đưa ra lời khuyên hữu ích cho con.

Dành thời gian để trò chuyện và đôn đúc con học tập

Dành thời gian để trò chuyện và đôn đúc con học tập

Về phía nhà trường

– Đưa ra hình phạt của trẻ: Nếu học sinh không học bài hoặc đạt điểm kém, thầy cô có thể đưa ra các hình phạt như học thuộc bài thơ hoặc làm nhiều bài tập hơn,…. Hãy cân nhắc chọn hình phạt vừa phải để học sinh vừa nhận sai và tận dụng thời gian để bổ sung thêm kiến thức.

– Thay đổi phương pháp giảng dạy để khơi gợi sự hứng thú, tư duy sáng tạo cho học sinh. Không quá áp đặt hay chạy theo thành tích. Áp dụng chính sách khen thưởng đối với những em học sinh đạt thành tích học tập cao.

– Thực hiện chương trình “đôi bạn cùng tiến”: Hãy cho học sinh lười học và học sinh chăm chỉ học tạo thành nhóm học tập để khuyến khích khả năng ham học của học sinh.

– Thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa kết hợp học tập để học sinh thư giãn và thích thú với việc học hơn.

Đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học

Trên đây là bài viết giải thích bệnh lười học là gì, tác hại và một số biện pháp khắc phục. Mong rằng sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích nhất!

Bài viết liên quan