Hư vô là gì? Chủ nghĩa hư vô qua tư duy triết học như thế nào?

9 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Thuyết hư vô là gì? Tại sao lại có nhiều người nhắc về chủ nghĩa hư vô như một mối đe dọa tức thì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của sieusach.info nhé. 

Thuyết hư vô là gì?

Thuyết hư vô hay tư tưởng đoạn diệt tên tiếng Anh là Nihilism; dịch sang tiếng Latin nihil nghĩa là không có gì. Đây là một học thuyết triết học đem ra để phủ định các khía cạnh nổi bật của cuộc sống như kiến thức, sự tồn tại, ý nghĩa của cuộc sống.

Trong đó, phổ biến nhất của chủ nghĩa hư vô là hình thức thuyết hư vô, với những lập luận cho rằng cuộc sống này không có mục tiêu nào có ý nghĩa, mục đích, hoặc giá trị nội tại.

Hư vô trong cuộc sống được cho là không có ý nghĩa, mục đích

Hư vô trong cuộc sống được cho là không có ý nghĩa, mục đích

Triết lý của chủ nghĩa hư vô đã khẳng định rằng đạo đức vốn đã không tồn tại, và cho rằng bất kỳ giá trị đạo đức nào cũng được thiết lập một cách trừu tượng giả tạo.

Chủ nghĩa hư vô cũng có thể là các hình thức nhận thức luận hay bản thể luận/siêu hình học có nghĩa tương ứng, theo một số khía cạnh, kiến thức là không thể, hay thực tế là nó không thực sự tồn tại.

Chủ nghĩa hư vô qua tư duy triết học như thế nào?

Theo phạm trù triết học của nhiều hệ thống triết học duy tâm hư vô có nghĩa là không có, không tồn tại. Thuật ngữ này trùng hợp với thuật ngữ không tồn tại và đối lập với tồn tại.

Triết học của Hêghen cho rằng hư vô và tồn tại là 2 mặt đối lập nằm trong ý thức và là một giai đoạn của hiện tượng học tinh thần. Triết học hiện sinh của Xáctơrơ (J. P. Sartre; cg. Xac Tro) đã có quan niệm: “Tồn tại của ý thức với tư cách ý thức, đó là sự tồn tại ở vào một khoảng cách với bản thân và cái khoảng cách bằng con số không, mà tồn tại mang trong tồn tại của nó là hư vô”.

Chủ nghĩa hư vô trong tư duy triết học là sự thật và hiện hữu

Chủ nghĩa hư vô trong tư duy triết học là sự thật và hiện hữu

Trong triết học của đạo Phật thời sơ kì, khái niệm hư vô đã thể hiện mối quan hệ giữa sắc sắc, không không, nhằm lý giải đối với việc tìm kiếm con đường đi đến việc giải thoát khỏi đau khổ cho con người trên trần gian này bằng sự “hoàn thiện đạo đức” để lên được cõi Niết Bàn.

Theo Turgeniev – một trong những nhà tư tưởng ngữ văn Nga nổi tiếng; thì từ ‘Hư Vô’ được hiểu như một kiểu trang phục thời thượng (vogue). Đây là một tên gọi cho ý tưởng được tạo ra bởi tri giác mà chúng ta có thể cảm nhận được.

Hư vô chủ nghĩa là một tiến trình về lịch sử bằng bất cứ khi nào, có ưu thế lợi hại dành cho ‘đấng siêu-nhiên’ để rồi sẽ trở nên vô hiệu hóa và tránh xa tầm nhìn của một ‘Thượng đế.

Như vậy, những điều hiện hữu đều mất hết, sự sùng bái, thờ phụng, hay các giáo điều đều sẽ không còn nữa. Hư vô tự nó đã trở nên thành hiện hữu và xuyên qua những điều khi nói về cái chết của Thiên Chúa.

Hư vô, nói đúng ra là một tiến trình lâu dài khi nói về sự hiện hữu của sự thật là tất cả những điều cần thiết đã một thời coi sự hư vô là ‘siêu hình’. Nhưng rồi siêu hình sẽ không có nghĩa là giai đoạn ngừng nghỉ của lịch sử.

Hư vô qua triết học là một sự thật chính yếu được gia tăng và nảy nở. Mọi thứ của thời kỳ đó đưa tới những cứu cánh hiện sinh để trở thành cái gì đó vượt lên trên mọi điều. Hư vô tự thân nó đã là một cái gì hoàn toàn tự do và có thêm chức năng xác thực cho một giá trị mới.

Nietzsche nhà triết học nổi tiếng người Đức

Nietzsche nhà triết học nổi tiếng người Đức

Nietzsche thường nhấn mạnh: “Hãy nâng cao giá trị thì mọi thứ mới có thể trở nên có giá trị cho đến ngày nay” (revaluation of all values hitherto). Nhưng ở đây khi Nietzsche nói muốn ‘nâng cao giá trị’ khắp mọi nơi điều đó nghĩa là giá trị trước đây sẽ không còn nữa. Nó biến vào hư không, chứ không nằm trong cái ‘hư vô’ vô cùng đó nữa.

Ngụ ý rằng cõi như nhiên là một giá trị trực diện trong đó con người có thể làm sáng tỏ sự cần thiết cho một giá trị hóa thể như thế. Điều này được coi là nâng cao giá trị hiện hữu, cho nên với siêu hình nó trở thành một giá trị cho sự tư duy và bôi xóa những tàn tích trước đây.

Đối với hư vô, giá trị này ở cùng một thực tại hiện hữu như thể một năng lực trong một ánh sáng được tái xuất nhiều lần. Do đó, điều ấy trở thành một vị trí cần thiết, một giá trị tuyệt đối cho nhân loại.

Hư vô là sự hợp nhất của tư tưởng triết học Phương Đông và khoa học Phương Tây

Đi đầu trong tư tưởng triết học và khoa học của phương Tây đó là nhận thức nhất nguyên luận về chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa vật chất. Quan niệm cho rằng mọi thứ xảy ra trong thực tế luôn có thể được giải thích với điều kiện vật chất của nó.

Đó là quy định vật chất, là lớp cơ bản, là nền tảng của sự tồn tại, mà không còn lớp nào khác. Người phương Tây cho rằng với tất cả ý thức, cảm xúc, hay suy nghĩ, cảm giác, hình thức và ý định sẽ đều được giải thích bằng các tương tác vật chất.

Hư vô là hợp nhất của  tư tưởng triết học Phương đông và kỹ thuật phương Tây

Hư vô là hợp nhất của  tư tưởng triết học Phương đông và kỹ thuật phương Tây

Tuy nhiên, trong tư tưởng của người phương Đông, khái niệm này được hiểu khác hơn. Alan Watts, một nhà tư tưởng triết học nổi tiếng được biết đến với việc truyền đạt tư tưởng phương Đông với những người phương Tây, đã mô tả điều đó qua cách nói như sau:

“Đối với tôi, hư vô – mang tính âm, sự trống rỗng – đó là sức mạnh cực kỳ lớn. Hư vô màu mỡ hơn sự trống rỗng mà bạn không thể có thứ gì đó mà không có đóng góp của hư vô”.

Dường như hư vô thực sự là lĩnh vực cuối cùng của thực tại ở chỗ nó không chỉ chiếm không gian hay thời gian. Hơn nữa không có từ ngữ, không hình thức, không phân biệt, không khối lượng và không có phẩm chất nào để mô tả nó. Tư duy và ngôn ngữ của con người sẽ khó có thể hiểu được hay giải thích hư vô, Nó chỉ có thể cố gắng diễn đạt bằng cách so sánh và điều đó thực sự là vô hạn.

Trên đây là những chia sẻ về hư vô là gì? chủ nghĩa hư vô là gì? Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn phần nào về khái niệm này. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức hữu ích khác hãy thường xuyên truy cập vào sieusach.info nhé!

Xem thêm:

 

Bài viết liên quan