Ý nghĩa câu tục ngữ lời chào cao hơn mâm cỗ là gì?

16 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Lời chào không chỉ là một văn hóa trong giao tiếp mà đó còn là một nét đẹp tinh tế của người Việt Nam. Chính vì vậy, ông cha ta có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Vậy lời chào cao hơn mâm cỗ có nghĩa là gì? Để hiểu rõ hơn về câu nói này mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Giải thích lời chào cao hơn mâm cỗ là gì?

Đầu tiên, “lời chào” là sử dụng lời nói để chào hỏi với những người thân quen và ngay cả những người xa lạ. Thường những người có vai vế thấp hơn, nhỏ tuổi hơn thì sẽ cất lời chào trước. Trong giao tiếp hàng ngày thì lời chào là một hình thức lễ nghi trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Lời chào đã trở thành một quy tắc ứng xử thể hiện sự lịch sự cũng như thái độ tình cảm, sự quý trọng của người với người.

Giải thích tục ngữ “lời chào cao hơn mâm cỗ”

Giải thích tục ngữ “lời chào cao hơn mâm cỗ”

Còn “mâm cỗ” để chỉ những món ăn cao sang, quý giá được bày thành mâm dùng để cúng tổ tiên, thần thánh mang nhiều ý nghĩa về tâm linh. Hay khi gia đình có việc trọng đại thường sẽ tổ chức tiệc và mâm cỗ được dùng để thiết đãi khách khứa đến dự theo phong tục truyền thống.

Như vậy, trong câu tục ngữ này khi so sánh lời chào với mâm cỗ không chỉ làm nổi bật sự cần thiết của lời chào mà còn làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của lời trong trong giao tiếp của cuộc sống.

Ý nghĩa lời chào cao hơn mâm cỗ nghĩa là gì?

Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam ta vốn rất coi trọng lễ nghĩa, đề cao đạo đức, tình cảm hơn vật chất. Những người được yêu mến thường là người biết cách cư xử, lấy cái tình, cái nghĩa làm trọng.

Có thể thấy, trong bất cứ cuộc giao tiếp nào, thì lời chào là điều cần phải có. Lời chào không chỉ mang đến không khí thân tình mà còn giúp tạo sự thiện cảm tốt đẹp cho người xung quanh. Nó có thể làm xóa bỏ khoảng cách, thắt chặt mối quan hệ giữa con người với con người, giúp khơi gợi cảm giác gần gũi, tốt đẹp làm cho cuộc trò chuyện trở nên hài hòa, vui vẻ hơn.

Thông qua lời chào hỏi và thái độ, sự chân thành khi chào hỏi, chúng ta còn biết được bản chất, ý thức cũng như phong cách của mỗi người. Quan trọng hơn, qua lời chào hỏi đó chúng ta còn thấy được nề nếp cũng như cách giáo dục con cái của mỗi gia đình.

Lời chào thể hiện được nề nếp giáo dục con cái trong gia đình

Lời chào thể hiện được nề nếp giáo dục con cái trong gia đình

Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người xem nhẹ và bỏ qua văn hóa chào hỏi. Có thể vì công việc bận rộn, không có thời gian hay ngại giao tiếp mà con người bỏ qua những lời chào hỏi khi gặp mặt. Nhiều người cho rằng lời chào chỉ là lời nói ngoài miệng, không thể hiện được bản chất, tình cảm của con người. Đó là một quan niệm sai lầm bởi chào hỏi chính là cách thể hiện sự tôn trọng, tình cảm của một người cho người khác.

Chào hỏi không những giúp con người xích lại gần nhau hơn mà còn thể hiện sự đoàn kết, thân ái, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Khi thiếu đi lời chào, giao tiếp sẽ trở nên khó khăn, bởi nó thiếu đi sự chân thành, tôn trọng. Khi đó, chúng ta sự tự đánh mất đi tình cảm tốt đẹp của mọi người về mình và thậm chí còn nhận về những lời đánh giá không hay về văn hóa, cách ứng xử thiếu chuẩn mực.

Vì vậy, câu lời chào cao hơn mâm cỗ không chỉ là lời răn dạy mà còn khẳng định giá trị to lớn, phản ánh rõ nét một tư duy, văn hóa ứng xử được đặt lên hàng đầu. Khi ta nhận ra được tầm quan trọng của lời chào thì ta sẽ biết sử dụng nó đúng cách, đúng lúc, đúng nơi để thể hiện được vai trò, ý nghĩa đích thực của nó.

Cách thể hiện lời chào đúng cách trong giao tiếp hàng ngày

Để phát huy được ý nghĩa của lời chào chúng ta cần chào hỏi đúng cách và có thái độ phù hợp, linh hoạt tùy theo từng đối tượng giao tiếp.

Đối với những người lớn tuổi chúng ta cần chào hỏi lễ phép, thể hiện sự kính cẩn, tôn trọng. Còn khi giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa thì chúng ta có thể sẽ thoải mái hơn trong cách chào hỏi, qua một câu chào ngắn gọn, đôi khi một ánh mắt hay nụ cười thân thiện, hay cử chỉ vẫy tay, gật đầu. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sử dụng lời chào sao cho phù hợp nhất.

Lời chào hỏi đúng cách thể hiện thái độ, sự chân thành của người nói

Lời chào hỏi đúng cách thể hiện thái độ, sự chân thành của người nói

Trong cuộc sống hiện đại vội vã như ngày nay, mỗi chúng ta càng cần có ý thức giữ gìn và phát huy văn hóa chào hỏi. Hãy thể hiện sự niềm nở, vui vẻ chào nhau khi gặp mặt và cũng đừng quên đáp lại khi chúng ta nhận được lời chào từ người khác.

Thường xuyên rèn luyện lời chào sẽ trở thành thói quen không thể thiếu trong giao tiếp của chúng ta. Hãy chào thầy cô, chào bố mẹ, chào người thân, chào hỏi bạn bè khi đến trường, những người hàng xóm khi về nhà. Một lời chào tuy đơn giản nhưng lại mang đến niềm vui, sự hài lòng cho người khác, giúp bản thân chúng ta nhận lại được sự yêu quý, trân trọng hơn từ mọi người.

Câu tục ngữ lời chào cao hơn mâm cỗ là một bài học quý giá đối với mỗi con người. Hy vọng, qua bài viết trên đây đã giúp bạn nắm rõ được ý nghĩa và giá trị của lời chào cũng như luôn ghi nhớ và rèn luyện để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống và làm cho bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Bài viết liên quan