Giải thích thành ngữ của thiên trả địa nghĩa là gì?

9 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Trong cuộc sống chắc hẳn bạn đã nghe đến câu thành ngữ “của thiên trả địa”. Thế nhưng, để có thể hiểu một cách tường tận ý nghĩa của câu thành ngữ này thì bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

“Của thiên trả địa” là gì?

Thành ngữ của thiên trả địa có nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

  • Của thiên: Chúng ta cần hiểu “thiên” nghĩa là trời, mang ý nghĩa là cái chung, nhưng bất khả xâm phạm. “Của thiên trong câu thành ngữ có nghĩa là “thuộc về trời” và theo quan niệm trong văn hóa tâm linh của người dân thì “trời” được xem là bậc tối cao, linh thiêng, đụng đến “trời” là việc vô cùng bất kính.
Của thiên trả địa câu nói mang nhiều lời khuyên răn về cách sống và làm người

Của thiên trả địa câu nói mang nhiều lời khuyên răn về cách sống và làm người

  • Trả địa: Trong từ điển Hán – Việt “địa” nghĩa là đất, là nơi mà mọi vật đều sống và sinh trưởng. Vậy nên “trả địa” nghĩa là “trả về với đất”

Như vậy, câu thành ngữ của thiên trả địa hiểu theo nghĩa đen là của trời rồi cũng trả lại cho đất. Còn theo nghĩa bóng thì câu thành ngữ mang thông điệp đó là những thứ không phải do mình tạo ra thì sớm muộn gì cũng sẽ tan thành mây khói, không thể hưởng được bao lâu.

Ngoài ra, về mặt tư tưởng thì câu thành ngữ phê phán việc coi trọng tiền tài, danh lợi, tham ô của một số bộ phận mà quên đi tình nghĩa, đánh mất nhân tính. Đồng thời, nhắn nhủ con người nên sống hướng thiện, làm việc nhân nghĩa để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm: 

“Của thiên trả địa” và ý nghĩa câu chuyện cổ tích cùng tên

Câu thành ngữ “của thiên trả địa” có nguồn gốc từ câu truyện cổ tích cùng tên mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Dưới đây là tóm tắt truyện của thiên trả địa như sau:

Có 2 chàng trai nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ tên là Thiên và Địa, cả 2 đều làm nghề cày thuê cuốc mướn. Chàng Địa là một người hiền lành chân chất, còn Thiên thì vô cùng sáng dạ, thông minh. Thấy vậy, vào một ngày Địa liền nói với Thiên là mình sẽ cố gắng để lấy tiền cho Thiên ăn học, mong rằng Thiên sau này đỗ đạt thì đừng quên mình.

Câu chuyện của Thiên trả Địa

Câu chuyện của Thiên trả Địa

Trải qua 10 năm đèn sách, được Địa tận lực nuôi ăn học, cuối cùng Thiên đã đậu Trạng Nguyên. Sau đó, hắn được nhà vua ban cho làm một chức quan to để cai quản một vùng, có kẻ hầu người hạ ở trong một dinh thự nguy nga, được mọi người kính nể, trọng vọng.

Địa sau khi nghe tin bạn mình đỗ đạt thì sung sướng, bán hết cả cày cuốc, trâu bò, nhà cửa để lấy tiền mua đồ lễ đến gặp bạn. Vậy mà, nào ngờ Thiên thay lòng đổi dạ, không nhận lại bạn cũ, thậm chí còn sai quân chặn cửa không cho vào.

Địa quá tủi thân, khi đi đến bên bờ sông đã bật khóc. Lúc này, ông Bụt thương xót hiện lên liền hóa phép giúp Địa trở thành người lái đò chuyên chở khách qua sông. Mặc dù không phải đi ăn xin nhưng làm nghề này cũng không mấy dư dả, đến ngày giỗ của cha thì Địa cũng không có tiền để làm cỗ.

Thấy Địa là người hiền lành, lương thiện, có lòng tốt bụng nên ông Trời đã phái một tiên nữ xuống trần gian giúp đỡ. Túp lều của Địa được hóa phép thành dinh cơ lộng lẫy, có nhiều kiểu hầu hạ, không thiếu gì. Sau đó, Địa tổ chức bàn cỗ linh đình và mời Thiên đến ăn cỗ.

Tuy nhiên, với thói cao ngạo, huênh hoang thì Thiên đã đòi Địa phải trải chiếu hoa trên khắp dọc đường thì mới chịu đến. Đến khi yêu cầu được đáp ứng, Thiên đến nhà Địa và thấy đồ đạc ở đây đều cao sang, phú quý, cô vợ thì xinh đẹp. Hắn liền nổi lòng tham và nói với Địa rằng sẽ nhường chức quan và dinh cơ của mình cho Địa để đổi lấy nhà và vợ của Địa. Thế nhưng, Địa không đồng ý nhưng vợ chàng liền bảo hãy cứ bằng lòng với hắn còn mọi việc nàng sẽ lo.

Sau khi ký tờ giao ước, Địa từ biệt vợ và về dinh cơ của Thiên, còn Thiên do được thỏa mãn, vui vẻ nên đã uống say và đi ngủ. Đến sáng hôm sau khi tỉnh lại thì chỉ thấy mình nằm trong một túp lều tồi tàn ở bên bờ sông cùng tờ giấy giao ước với Địa.

Từ đó, Thiên trở thành người làm nghề chèo đò còn Địa lại hóa thông minh, làm quan sung sướng đến cuối đời.

Bài học rút ra từ câu thành ngữ “Của thiên trả địa”

Câu thành ngữ “của thiên trả địa” dường như đúng trong mọi thời đại từ xưa cho đến nay, trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Trong xã hội hiện đại thì tri thức và nhận thức của con người được nâng cao, nhưng đâu đó vẫn có một số người thích giành giật những thứ không thuộc về mình. Họ chỉ biết thỏa mãn những thứ hư vinh và cái tôi của bản thân cao khiến cho tương lai của họ dần dần chết đi.

Bài học sâu sắc từ câu nói “của thiên trả địa”

Bài học sâu sắc từ câu nói “của thiên trả địa”

Đối với tình yêu, sự nghiệp, danh vọng, tiền tài không phải cứ dùng thủ đoạn là có thể tranh giành được. Bởi như câu “của thiên trả địa” thứ không phải của mình thì có tìm đủ mọi cách đến lúc nào đó cũng sẽ biệt tăm biến mất. Vậy nên chỉ có sự cố gắng của bản thân, tự mình tạo dựng, làm ra thì điều đó mới có thể ở bên cạnh ta mãi mãi.

Con người khi sống trên đời này người ta quý ở chỗ giàu có mà có đức độ. Tiền tài chỉ là vật ngoài thân, khi đến cõi hồng trần thì không thể mang theo bất cứ thứ gì. Nên nhớ rằng những thứ có được quá dễ dàng là những thứ không thể bền vững và lâu dài.

Thế nên, với thông điệp từ câu nói “Của thiên trả địa” càng giúp cho chúng ta hiểu hơn về lẽ sống ở đời, đừng vì những lợi ích trước mắt mà đánh đổi nhân phẩm, danh dự của mình. Luôn đề cao lòng biết ơn, sự tôn trọng với người đã đồng hành, hỗ trợ chúng ta trên con đường thành công. Đừng chỉ nhìn vào mục tiêu cá nhân mà còn phải xem xét mối quan hệ, trách nhiệm của mình đối với những người xung quanh.

Việc giữ lòng biết ơn, sự tôn trọng với người khác sẽ giúp chúng ta có một mối quan hệ tốt đẹp, giúp duy trì và tạo nên một xã hội hòa bình, đáng sống.

Như vậy, sieusach.info với bài viết giải thích về thành ngữ của thiên trả địa nghĩa là gì, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn. Hãy nằm lòng câu nói của thiên trả địa như một lời nhắc nhở bản thân, đừng mải chạy theo những thứ xa vời, để rồi vụt mất đi những khoảnh khắc tươi đẹp nhé.

Bài viết liên quan