Giải nghĩa: Thành ngữ trăm hay không bằng tay quen là gì?

13 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Trăm hay không bằng tay quen – câu nói được ông cha ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống về mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành trong học tập cũng như lao động. Vậy trăm hay không bằng tay quen là gì? Cùng sieusach.info đi tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ này trong bài viết dưới đây nhé!

Trăm hay không bằng tay quen là gì?

Trăm hay không bằng tay quen là một trong những câu tục ngữ nằm trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của Việt Nam được cha ông ta đúc kết từ trong chính những kinh nghiệm sống và để lại cho con cháu cho đến nay.

Trăm hay không bằng tay quen nói về mối quan hệ lý thuyết và thực hành

Trăm hay không bằng tay quen nói về mối quan hệ lý thuyết và thực hành

Câu tục ngữ được chia thành 2 vế rõ ràng, và được giải thích cụ thể như sau:

  • Trăm hay: Nghĩa là biết nhiều, lý thuyết giỏi, có sự am hiểu lớn về tự nhiên, xã hội, mọi mặt trong cuộc sống, là tri thức mà con người được học và tiếp cận.
  • Tay quen: Thể hiện sự thực hành giỏi, thành thạo, thành thục, có hiểu biết sâu rộng trong công việc.

Như vậy, cả câu “trăm hay không bằng tay quen” khi so sánh với nhau để nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của lý thuyết và thực hành. Đó là biết lý thuyết nhiều nhưng nếu chưa một lần thực hành qua thì sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí khó có thể hoàn thành được công việc.

Câu “trăm hay không bằng tay quen” muốn thể hiện điều gì?

“Trăm hay không bằng tay quen” là câu tục ngữ nhằm nhấn mạnh đến vai trò của thói quen trong lao động, cũng như sự quan trọng của việc luyện tập và thực hành. Điều đó có nghĩa là một người “trăm hay” là điều tốt, được khuyến khích nhưng cũng không bằng người “tay quen” có khả năng thực hành, làm việc.

Khi bạn là người học cao, hiểu rộng nhưng không biết đưa những điều đã học vào trong thực tế, sản xuất thì những kiến thức đó không có giá trị. Sự cốt lõi của câu nói này nhằm thể hiện và nhấn mạnh quá trình vận dụng cả thực hành và lý thuyết vào thực tế đời sống.

Trong xã hội trước đây, nếu lấy chất lượng, số lượng để làm thước đo đánh giá năng lực người lao động thì ý nghĩa câu nói “trăm hay không bằng tay quen” có thể đúng. Bởi có thực hành mới trực tiếp sản xuất ra được của cải, hàng hoá tạo ra vật chất. Và những người đã “tay quen” mới có thể thuần thục công việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng, lẫn số lượng cao.

Trăm hay không bằng tay quen câu tục ngữ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

Trăm hay không bằng tay quen câu tục ngữ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

Trong thực tế, đã có nhiều người có kiến thức hiểu biết sâu rộng, lý thuyết nắm vững. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm việc lại lúng túng, dẫn đến thất bại. Ngược lại, những người không được học hành, đào tạo bài bản nhưng có kinh nghiệm  thì trở thành những người thợ tay nghề cao, có thể đó là do cha truyền con nối.

Có lẽ vì vậy mà ông cha ông ta cho rằng việc thực hành đóng vai trò quan trọng trọng và cũng đề cao những người lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội tiêu dùng.

Xem thêm:

 “Trăm hay không bằng tay quen” còn đúng trong xã hội ngày nay?

Để xét đến sự đúng – sai trong câu nói “trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta cần dựa trên hoàn cảnh sống thực tế, cụ thể của mỗi người. Bởi mỗi câu tục ngữ, thành ngữ đều mang đến cho chúng ta những ý nghĩa, bài học mang tính chất tương đối, có thể đúng với người này nhưng không đúng với người khác.

Và một sự thật chúng ta cần phải nhìn nhận đó là, có đôi lúc việc thực hành  mang lại nhiều giá trị hơn chỉ có lý thuyết suông. Chẳng hạn, với những người thợ sửa xe, để trở thành người thợ giỏi họ cần phải thực hành phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Hay với việc rèn chữ, nếu không thực hành viết hàng ngày thì khó có thể rèn được những con chữ đẹp.

Thế nhưng, đôi khi trong cuộc sống thì lý thuyết lại có giá trị cao hơn. Ví dụ, một anh thợ kỹ sư để có thể xây được tòa nhà tráng lệ, những tòa nhà cao tầng kiến trúc phức tạp thì anh ta cần phải vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn để đảm bảo cho công trình không phát sinh các sự cố về kỹ thuật. Hay một bác sĩ, nếu không nắm vững được các lý thuyết, không học tập tốt ở trường thì khó có thể chữa bệnh cho người khác.

Do vậy, cái cốt lõi vẫn phải dựa từng trường hợp cụ thể thì câu tục ngữ mới có thể phát huy hết giá trị ý nghĩa của nó.

Trăm hay không bằng tay quen trong xã hội hiện nay

Trăm hay không bằng tay quen trong xã hội hiện nay

Như vậy, với câu “trăm hay không bằng tay quen” khi xét ở khía cạnh hiện đại, ở trong một xã hội đang không ngừng phát triển và hội nhập với thế giới thì câu tục ngữ này đã có phần nào không còn phù hợp.

Một người dù có kinh nghiệm hay thành thạo công việc đến đâu thì cũng không phải là tất cả. Muốn tinh thông nghề nghiệp thì không chỉ “tay quen” mà cần phải biết “trăm hay”. Nếu chỉ biết “tay quen” thì khi đất nước hội nhập, các công việc cần đến việc sử dụng máy móc khiến chúng ta dễ bị lúng túng, bối rối và tụt hậu vì không thể nắm bắt.

Ngày nay khi khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh thì việc tiếp thu tri thức, phát minh ra những sáng kiến mới, sáng tạo mới là rất cần thiết. Bởi trước khi có “thực hành” thì cần phải nắm vững được lý thuyết, có như vậy mới đạt được kết quả cao.

Lý thuyết sẽ là nền tảng của thực hành, còn thực hành là cách để con người có thể kiểm chứng lại, bổ sung, nâng cao và hoàn thiện cho phần lý thuyết. Lý thuyết giỏi, việc thành thạo thì quá trình sản xuất sẽ nhanh, hiệu quả hơn.

Vậy nên, lý thuyết, thực hành có mối quan hệ khăng khít, tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi người khi học mà không thực hành thì đó chỉ là lý thuyết suông. Nhưng nếu thực hành mà không biết lý thuyết thì làm việc gì cũng dễ bị trở ngại. Do đó “Học phải đi đôi với hành” cũng như “trăm hay” đi đôi với “tay quen” thì mới phù hợp và đúng đắn nhất.

Có thể nói “trăm hay không bằng quen tay” chính là lời nhắc nhở của ông cha ta nhắc nhở về thói quen lao động của con người. Bên cạnh việc học lý thuyết cần quan tâm hơn đến thực hành, bởi học và hành luôn đi đôi với nhau mới giúp mang đến một kết quả tốt và hoàn hảo nhất.

Bài viết liên quan