Lưu lượng là gì? Đơn vị, cách tính lưu lượng nước, gió, khí

4 Tháng Bảy, 2023 106 Tuyentb

Lưu lượng là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất công nghiệp và đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, có nhiều người không biết lưu lượng là gì? Đơn vị, cách tính lưu lượng nước, gió và khí ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua những thông tin trong bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.

Lưu lượng là gì?

Lưu lượng là đơn vị biểu thị cho lượng vật chất di chuyển qua một vị trí trong khoảng thời gian cụ thể.  Ngoài ra, đây cũng là một đại lượng được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp.

Lưu lượng là thuật ngữ khá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày

Lưu lượng là thuật ngữ khá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày

Trong Tiếng Anh, lưu lượng là từ flow. Trong đó, Flow meter được dùng để đo lưu lượng và flow sensor được dùng để cảm biến lưu lượng.

Lưu lượng được sử dụng để đo cho các dạng vật chất như: Rắn, lỏng, khí, hơi,… Lưu lượng hơi nóng là tốc độ của dòng chảy hơi nóng. Đây có thể được xem là đại lượng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các hệ thống thủy lực, nước và hóa chất trong các nhà máy, xưởng sản xuất.

Đơn vị lưu lượng

Sau khi tìm hiểu chi tiết về khái niệm lưu lượng là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đơn vị lưu lượng trong phần này. Đơn vị lưu lượng có thể được đặt khác nhau giữa từng quốc gia, khu vực. Đơn vị đo lưu lượng thường hay thấy nhất vẫn là: m3/giờ, m3/giây, m3/ngày. Đơn vị lưu lượng chuẩn theo hệ đo lường quốc tế SI là m3/giây.

Ở Mỹ, người ta còn có thể sử dụng đơn vị đo là feet khối/giây, gallon/phút,… Để có thể sử dụng được thiết bị đo lường, cần phải có quy trình đổi lưu lượng từ đơn vị riêng tại mỗi quốc gia sang đơn vị được quốc tế công nhận chung.

Công thức tính lưu lượng

Những thông tin trên đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ lưu lượng là gì rồi. Chắc chắn các bạn cũng thắc mắc về cách tính lưu lượng dòng chảy như thế nào?

Công thức tính lưu lượng chuẩn xác

Công thức tính lưu lượng chuẩn xác

Công thức tính lưu lượng dòng chảy

Công việc tính toán lưu lượng dòng chảy ngày nay càng trở nên đơn giản hơn nhờ có các công thức tính. Chúng ta có thể dễ dàng tính chính xác được lưu lượng của chất khí hay chất lỏng bên trong một đường ống trong khoảng thời gian cụ thể. Điều này rất hữu ích trong những trường hợp thiếu các thiết bị đo lường chuyên dụng. Công thức tính lưu lượng được thể hiện chi tiết như sau:

Q = dV/dt.

Trong đó:

  • Q là lưu lượng dòng chảy.
  • t là thời gian cần xác định lưu lượng dòng chảy.
  • V là thể tích của chất lỏng đang được đo.

Mặt khác, cũng có một công thức đơn giản hơn để chúng ta có thể tính được lưu lượng là:

Q = v.A

Trong đó:

  • v là vận tốc của dòng chảy.
  • A là tiết diện của ống dẫn.

Cách tính lưu lượng dòng chảy theo người xưa

  • Khi các thiết bị đo lưu lượng chưa được phổ biến như ngày nay, việc đo lưu lượng dòng chảy vô cùng khó khăn. Người ta đã sử dụng các phương pháp đo khác nhau như:
  • Đo lường dựa vào sự chênh lệch về áp lực của dòng chảy chất lỏng khi nó đi qua một nơi có tiết diện hẹp.
  • Để đo được lưu lượng nước chảy qua một dòng sông, người ta đã tiến hành thả trôi một vật. Sau đó sẽ đo lường vận tốc của nó khi thả trôi trên sông trong một khoảng thời gian. Tương tự như thế người ta cũng có thể tính được cách tính lưu lượng nước trong một ống dẫn, ống đo.
  • Người ta có thể tiến hành tính trước khối lượng của chất lỏng đó m và khối lượng riêng của chất lỏng đó d rồi tính lưu lượng dòng chảy.

Các loại lưu lượng thường thấy

Với các thông tin về khái niệm lưu lượng là gì, cách tính và đơn vị ở bên trên, chắc chắn các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về đại lượng này rồi. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại lưu lượng phổ biến hiện nay.

Một số loại lưu lượng hay thấy hiện nay

Một số loại lưu lượng hay thấy hiện nay

Lưu lượng sông

Việt Nam là quốc gia có mật độ sông lớn nên lưu lượng nước sông càng trở nên quan trọng hơn. Đơn vị đo lưu lượng nước sông được sử dụng trong trường hợp này là mét khối/giờ. Thông số này đặc biệt quan trọng đối với con người. Nó giúp chúng ta có được biểu đồ trực quan, dự đoán và lên kế hoạch phòng chống, di tản khi có lũ lụt.

Lưu lượng mưa

Đây là khái niệm mà chúng ta thường hay được nghe thấy trên các bản tin thời tiết. Nó thể hiện lượng mưa rơi xuống ở một địa điểm cụ thể trong một thời gian. Vì thế, chúng ta thường hay nghe nhắc đến lượng mưa là bao nhiêu mm.

Ví dụ: Lưu lượng mưa là 150mm trong 24 giờ. => Chúng ta có thể hiểu rằng lượng nước mưa đo được là 150mm trong 1 ngày. Tuy nhiên, nước mưa này sẽ được ngấm xuống đường, đất và cống thoát nên chúng ta không thể cảm nhận bằng mắt thường được.

Lưu lượng nước

Lưu lượng nước là gì? Lưu lượng nước là 1 thông số để nói về số lượng, thể tích của nước đi qua trong một khoảng thời gian nhất định. Trong việc xây dựng kênh mương, sử dụng nước,… thì lưu lượng nước rất quan trọng. Nó chính là lưu lượng nước bên trong kênh kín, kênh hở hay lượng nước chảy qua đường ống.

Lưu lượng nước chính là thể tích của nước chảy qua mặt cắt lòng dẫn trong 1 khoảng thời gian. Khái niệm lưu lượng chất lỏng được dùng nhiều trong công nghiệp nhằm xác định lượng nước cần sử dụng, tiêu thụ tại nhà máy xử lý nước thải hay tại các công trình thủy lợi, thủy điện, hồ chứa,…

Các phương pháp đo lưu lượng phổ biến hiện nay

Như vậy, qua các thông tin bên trên, các bạn chắc chắn đã hiểu rõ lưu lượng là gì rồi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp đo lưu lượng phổ biến hiện nay.

Các phương pháp đo lưu lượng phổ biến

Các phương pháp đo lưu lượng phổ biến

Phương pháp đo sự chênh lệch áp suất

Đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều hiện nay với ưu điểm là dễ dàng và ổn định trong cả bảo dưỡng và lắp đặt. Ngoài ra, nó còn cho ra kết quả đo có độ chính xác tương đối cao.

Ở đây, người ta chỉ cần dùng chung một loại cảm biến áp lực mà không cần phải quá chú ý đến kích cỡ của ống dẫn. Nó còn có thể sử dụng cho các loại chất lỏng có nhiều cặn, dạng vữa và khó thực hiện theo các phương pháp đo lường khác. Tuy nhiên, nó lại có một nhược điểm là giá thành cao và khó thực hiện hơn so với các phương pháp khác.

Phương pháp áp dụng theo nguyên tắc chiếm chỗ

Phương pháp này có ưu điểm là cho ra kết quả có độ chính xác cao và có khả năng thích ứng tốt cho các chất lỏng có độ nhớt cao hoặc hạng nặng. Tuy nhiên, một số nhược điểm cần phải lưu ý khi sử dụng là khá khó lắp đặt, sửa chữa và sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn cơ khí.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ lưu lượng là gì? Đơn vị, cách tính lưu lượng dòng chảy như nào? Nếu vẫn còn điều gì chưa rõ về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết liên quan