Phong trào Đông Du (1905 – 1908): Chủ trương, diễn biến, kết quả và ý nghĩa

18 Tháng Bảy, 2023 106 Tuyentb

Đông Du là phong trào mở đầu cho trào lưu ra nước ngoài học hỏi phương thức để cứu nước. Phong trào này diễn ra vào khoảng thời gian từ năm 1905 – 1908, để lại nhiều bài học quý giá cho các cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước sau này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về chủ trương, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào này qua những thông tin trong bài viết nhé.

Phong trào Đông Du là gì?

Phong trào Đông Du là phong trào nổ ra vào đầu thế kỷ XX nhằm tập trung, kêu gọi những thành phần thanh niên trí thức đi ra nước ngoài học tập, chuẩn bị lực lượng, học hỏi kinh nghiệm để về cứu nước.

Phong trào Đông Du nổ ra nhằm tìm ra con đường cứu nước

Phong trào Đông Du nổ ra nhằm tìm ra con đường cứu nước

Tổ chức phong trào đông du là ai? Người thực hiện và lãnh đạo phong trào này là Phan Bội Châu và Duy Tân Hội.

Bối cảnh nước ta trong thời kì này là Pháp tăng cường xâm chiếm và đàn áp nhân dân trong nước. Các cuộc khởi nghĩa của quân dân ta vẫn nổ ra liên tiếp, nhưng chưa giành được thắng lợi bởi lực lượng và kế hoạch còn non yếu. Trước tình hình đó, Phan Bội Châu và các sĩ phu yêu nước đã bắt đầu đi khắp nơi để chiêu mộ quân thành lập tổ chức cách mạng.

Vào năm 1904, sau khi đi Nam Kỳ về, Phan Bội Châu và các đồng ý chí đã tổ chức cuộc họp tại nhà riêng của đồng chí Nguyễn Hàm. Cuộc họp đã đồng ý lập ra một tổ chức bí mật hoạt động cách mạnh yêu nước với tên gọi là Duy Tân hội. Một số hội viên yêu nước khác trong cuộc họp là Trình Hiền, Đặng Tử Kính, Lê Võ, Đặng Thái Thân,…

Duy Tân Hội tăng cường chiêu mộ thêm người tài, lên kế hoạch làm việc và kêu gọi nhân dân tăng cường sản xuất để hỗ trợ cho phong trào. Các hội công, nông, thương được thành lập và cũng là một phần của hội. Sau khi Duy Tân hội phát triển mạnh, các vị lãnh đạo đã cùng nhau tập trung hô hào người dân đứng lên để cứu nước. Phát động phong trào đã nhanh chóng được đông đảo người dân ủng hộ nhiệt tình.

Diễn biến phong trào Đông Du

Phan Bội Châu tin rằng chúng ta có thể liên kết với Nhật Bản để chống Pháp. Vì vậy, ông đã tập hợp những người tài giỏi để chuẩn bị đưa sang Nhật học hành. Vào tháng 1/1905, một số sĩ phu Việt Nam đã bắt đầu sang tới Nhật Bản.

Các vị lãnh đạo bắt đầu gặp gỡ với các nhà yêu nước, ủng hộ cuộc chiến của Việt Nam như Okumura, Kashiwabara Buntarou và bác sĩ Asaba Sakitaro. Tuy nhiên trong các cuộc họp bàn nhờ sự giúp đỡ, người Nhật dù không hứa hẹn sẽ dùng quân đội hỗ trợ cho cuộc chiến của nước ta, nhưng họ sẽ lấy danh nghĩa của Đảng Nhật để hỗ trợ cho các sĩ phu Việt trau dồi thêm kiến thức tại đất nước họ. Cuối cùng Phan Bội Châu đã đồng ý với người Nhật là gửi học sinh sang học tập và nghiên cứu để làm chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh yêu nước về sau.

Diễn biến của phong trào Đông Du

Diễn biến của phong trào Đông Du

Tới năm 1908, số lượng học sinh cử sang Nhật học tập lên đến khoảng 200 người. Chương trình học tập được giảng dạy ở các trường lớn rất đa dạng về các lĩnh vực, có cả về quân sự và chiến lược đấu tranh. Phan Bội Châu đã cùng các đồng chí Việt khác thành lập ra Hội Việt Nam Cống Hiến nhằm giúp đỡ công cuộc học tập và quản lý học sinh.

Tuy nhiên, phong trào chưa phát triển được bao lâu thì thực dân Pháp cấu kết với Nhật Bản ra sức đàn áp các du học sinh Việt ở Nhật Bản. Toàn bộ học sinh và Phan Bội Châu đã bị trục xuất về nước. Phong trào chính thức thất bại nhưng vẫn đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể.

Những thanh niên đi du học đã học tập được rất nhiều điều mới mẻ về trợ giúp cho cách mạng trong nước. Sau này chính họ đã trở thành hạt nhân của các phong trào cách mạng ở giai đoạn sau, bền bỉ đấu tranh để chống bọn thực dân xâm lược.

Ý nghĩa phong trào Đông Du

Phong trào Đông Du mặc dù chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng vẫn được coi là một trong những phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ nhất của nhân dân ta vào đầu thế kỷ 20. Nhiều thanh niên đi du học của phong trào Đông Du sau này đã trở thành những hạt nhân quan trọng của các phong trào cách mạng tiếp theo trong công cuộc giải phóng đất nước.

Bài học rút ra từ phong trào Đông Du

Qua những thông tin chia sẻ bên trên, chắc chắn các bạn có thể hiểu rõ mục đích của phong trào Đông Du là gì và vì sao phong trào Đông Du thất bại rồi.  Phong trào Đông Du tuy không đạt được thành công như mong đợi, nhưng các sĩ phu và thanh niên vẫn trở về nước. Họ chính là những người thắp lửa, dẫn đường cho các phong trào cách mạng bùng nổ và quyết liệt hơn về sau. Phong trào Đông Du thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học đắt giá.

Phong trào Đông Du đã để lại bài học lớn cho các phong trào yêu nước sau này

Phong trào Đông Du đã để lại bài học lớn cho các phong trào yêu nước sau này

Đầu tiên chủ trương bạo động để tập hợp nhân dân đứng lên đấu tranh giành lấy độc lập tự do của các vị lãnh đạo là điều hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên tư tưởng nhờ sự trợ giúp của bọn tư bản hiếu chiến và tham lam là không đúng. Bởi bản chất của chúng là quân chuyên đi xâm lược các nước khác, vẫn có ý định lăm le xâm chiếm Việt Nam và coi chúng ta như con mồi béo bở.

Bởi vậy, chỉ cần có vài câu cầu cạnh kết hợp của thực dân Pháp, chúng sẽ sẵn sàng bắt tay để đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân tam. Chính vì vậy, bài học rút ra từ phong trào Đông Du là việc cầu sự giúp đỡ cần phải chọn mặt gửi vàng. Chọn đúng được đất nước mạnh, nhưng phải ủng hộ phong trào yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Có như vậy thì cuộc đấu tranh của quân dân Việt Nam mới có cơ hội nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ và giành thắng lợi. Tuy nhiên, phong trào Đông Du cũng để lại rất nhiều ý nghĩa tuyệt vời, mở đường cho công cuộc cứu nước là đi ra bên ngoài để học hỏi. Đồng thời thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước chưa bao giờ nguôi của người dân nước ta.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ diễn biến, ý nghĩa và kết quả của phong trào Đông Du. Nếu các bạn còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi trả lời chi tiết nhé.

Bài viết liên quan