Tác hại của đi bộ quá nhiều? Những bệnh không nên đi bộ?

5 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Đi bộ là bài tập thể dục đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả cực tốt đối với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải đi bộ càng nhiều sẽ càng tốt cho sức khỏe như chúng ta vẫn nghĩ. Vậy tác hại của đi bộ quá nhiều và sai cách là gì? Những bệnh nào thì không nên đi bộ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những thông tin này để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình nhé.

Tác hại của đi bộ quá nhiều và sai cách

Tác hại của đi bộ quá nhiều và sai cách

Tác hại của đi bộ quá nhiều và sai cách

Việc đi bộ quá nhiều và sai cách không những không đem lại hiệu quả tăng cường cho sức khỏe, mà nó còn khiến cho cơ thể của chúng ta phải chịu những tổn thương, về lâu dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng vận động. Những tác hại của đi bộ quá nhiều và sai cách là: 

Chân tay yếu

Sau khi luyện tập, chúng ta thường sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đây là phản ứng rất bình thường. Tùy có thể của từng người mà thời gian khôi phục thể lực cũng sẽ khác nhau, nhưng trung bình thường sẽ khoảng từ 15 phút – 1 giờ. 

Chân tay yếu, vô lực và mỏi do đi bộ quá nhiều

Chân tay yếu, vô lực và mỏi do đi bộ quá nhiều

Nếu các bạn cảm thấy chân tay yếu, thể lực không thể hồi phục được trong vài ngày thì chắc chắn đó là tác hại của việc luyện tập quá sức. Đi bộ quá nhiều trong thời gian dài có thể làm cho tỳ vị, tim, phổi,… bị tổn thương, khiến các bạn luôn trong trạng thái vô lực và yếu ớt.

Đau các khớp

Đi bộ quá nhiều sẽ khiến cho dây chằng ở chân luôn trong tình trạng bị căng, các xương chân phải chịu áp lực lớn nên gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Nếu tình trạng chấn thương và mức độ đau tăng lên thì có khả năng các bạn đã chuyển qua giai đoạn mãn tính, vận động không còn linh hoạt như bình thường.

Đau nhức cơ bắp

Đi bộ quá nhiều cũng tạo ra các vết rách ở trên cơ và mô mềm, dẫn đến tình trạng bị đau nhức cơ. Cơn đau khi bị tổn thương thường sẽ xuất hiện sau một ngày và có thể tăng lên trong vòng 2 – 3 ngày. Những tổn thương này thường sẽ đi kèm với bệnh viêm cơ.

Đau nhức cơ bắp - Tác hại của việc đi bộ quá nhiều

Đau nhức cơ bắp – Tác hại của việc đi bộ quá nhiều

Tức ngực, đau đầu và chóng mặt

Khi đi bộ quá nhiều, có nhiều người còn xuất hiện triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, tim đập nhanh,… Lúc này các bạn nên dừng lại để nghỉ ngơi. Nếu tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn thì hãy đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra, vì có thể đây chính là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim.

Những bệnh không nên đi bộ để tránh biến chứng nguy hiểm

Qua những thông tin bên trên chắc chắn các bạn đã hiểu rõ tác hại của đi bộ quá nhiều và sai cách là như thế nào rồi. Đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nếu chúng ta tập vừa đủ và đúng cách. Tuy nhiên, có những người bị những bệnh nền không nên đi bộ để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

Bệnh tim mạch

Bệnh về tim mạch chính là một trong những loại bệnh lý nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Căn bệnh này khiến mạch máu bị hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn gây gián đoạn quá trình cung cấp lượng oxy cần thiết đến não và các bộ phận khác trên cơ thể. Các cơ quan nếu không được cung cấp đủ lượng oxy sẽ bị ngưng trệ, phá hủy từ từ rồi dẫn đến tử vong. 

Người mắc các bệnh về bệnh tim mạch không nên đi bộ

Người mắc các bệnh về bệnh tim mạch không nên đi bộ

Chính vì vậy, người mắc các bệnh về tim mạch thì nên hạn chế vận động mạnh. Bởi những hoạt động với cường độ cao sẽ khiến cho tim đập nhanh, tăng cường sự co thắt của mạch máu não dẫn đến vỡ mạch máu, nhồi máu và tử vong. 

Những người mắc bệnh tim mạch cần phải tham khảo ý kiến của các sĩ trước khi muốn tập luyện hay đi bộ thường xuyên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để cải thiện tốt sức khỏe của mình từ sâu bên trong.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất hay gặp phải ở những người thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm của cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, xuyên qua dây chằng và chèn ép vào các dây thần kinh gây ra tình trạng bị đau nhức, tê bì. Thông thường, tình trạng đau nhức này sẽ từ vùng thắt lưng lan xuống đến chân nên gây ra rất nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy mà người mắc thoát vị đĩa đệm cần phải hết sức cẩn thận trong quá trình di chuyển. Chỉ cần đi lại không đúng cách là người bệnh có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối cũng là một trong những loại bệnh không nên đi bộ. Khớp gối là phần khớp nối liền giữa chân trên và chân dưới, có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. 

Nhờ khớp gối mà đôi chân của chúng ta mới có thể cử động được dễ dàng. Thoái hóa khớp gối chính là tình trạng sụn ở khớp gối bị hao mòn, nứt, rách hoặc hoàn toàn biến mất. Tình trạng này dẫn đến các đoạn xương bị chà xát, va chạm trực tiếp vào nhau gây ra đau đớn, sưng, cứng khớp và khiến bệnh nhân khó di chuyển như bình thường.

Người bị thoái hóa khớp gối không nên tập luyện đi bộ để tránh tình trạng bệnh càng nặng hơn 

Người bị thoái hóa khớp gối không nên tập luyện đi bộ để tránh tình trạng bệnh càng nặng hơn

Người bị thoái hóa khớp gối nếu tự ý đi bộ sẽ rất dễ dẫn đến hình thành gai xương ở trong khớp gối, gây ra bệnh gai khớp gối. Khi đó, tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn rất nhiều. Vì vậy, người mắc thoái hóa khớp gối không nên tự ý đi bộ, chỉ nên tập luyện vật lý trị liệu theo như hướng dẫn của bác sĩ.

Người bị ứ dịch phù ở 2 chân dưới

Ứ dịch phù 2 chân dưới chính mà một trong những biểu hiện rõ nhất của bệnh suy thận, xơ gan cổ chướng,… Cũng tương tự như các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, người bị ứ dịch phù ở 2 chân dưới không nên đi bộ nhiều. Bởi việc thường xuyên đi lại sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan khác bên trong cơ thể. 

Vì thế, những ai đang có dấu hiệu bị ứ dịch phù ở 2 chân dưới thì nên đến các cơ sở y tế ngay để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt; tránh để kéo dài khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng và khó chữa.

Bệnh về mạch máu

Bệnh về mạch máu ở đây là những bệnh liên quan đến giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới hay viêm tắc động mạch,… Những người mắc các bệnh này thì không nên di chuyển nhiều. Bởi việc đi lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực bơm máu, khiến cho tình trạng tắc nghẽn mạch máu nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. 

Nhiều người mắc các bệnh về mạch máu thường hay lầm tưởng rằng việc đi lại sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các chi, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến của các bác sĩ điều trị về cường độ vận động, đi lại của mình để tránh khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Những điều cần biết để đi bộ tốt cho sức khỏe

Qua những thông tin bên trên, chắc các bạn đã nắm rõ được tác hại của đi bộ và những bệnh không nên đi bộ rồi. Vậy cần phải lưu ý những gì để đảm bảo việc đi bộ đạt được hiệu quả nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phòng ngừa bệnh tật?

Đi bộ với quãng đường và tần suất vừa đủ với cơ thể

Khi mới bắt đầu, chúng ta nên đi bộ với quãng đường và thời gian ngắn để cơ thể thích nghi đã. Các bạn có thể chia nhỏ đi nhiều lần. Hãy lắng nghe cơ thể của mình để biết được giới hạn an toàn, tránh tập luyện quá sức. Sau khi cơ thể đã thích ứng, các bạn nên tăng dần thời gian, cường độ và quãng đường đi bộ lên.

Đi bộ với tần suất vừa đủ để nâng cao sức khỏe tốt nhất

Đi bộ với tần suất vừa đủ để nâng cao sức khỏe tốt nhất

Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo rằng, đối với những người khỏe mạnh thì quãng đường đi bộ lý tưởng là 6.000 – 10.000 bước, thời gian trung bình khoảng 30 phút mỗi ngày.

Chọn thời gian tập luyện cho phù hợp

Tùy vào mục đích và quỹ thời gian mà chúng ta sẽ lựa chọn khung giờ đi bộ phù hợp cho bản thân mình. Nếu muốn giảm cân, các bạn nên đi bộ trước bữa sáng; muốn giảm căng thẳng thì nên đi bộ vào buổi trưa; để hạn chế chấn thương thì các bạn nên đi bộ vào buổi chiều; còn để tăng cơ hoặc ngủ ngon hơn thì nên đi bộ vào buổi tối. 

Tuy nhiên, các cần phải chú ý tránh đi bộ vào giờ cao điểm buổi sáng, giờ tan tầm, đồng thời nên chọn thời gian trước và sau các bữa ăn 2 tiếng.

Khởi động cơ thể trước khi đi bộ

Các bạn nên bỏ ra 5 – 10 phút để tập các động tác khởi động trước. Điều này sẽ giúp cơ thể chúng ta thích nghi tốt hơn, hỗ trợ hiệu quả cho bài tập đi bộ và tránh những chấn thương đáng tiếc.

Đi bộ đúng tư thế

Các bạn nên đi bộ với tư thế đầu ngẩng cao vừa phải, thẳng lưng, thả lỏng hai vai và vung tay nhịp nhàng, bước từ gót chân cho đến ngón chân. Tránh gồng cứng các cơ, cúi đầu khom lưng hay chúi đầu về phía trước.

Đi bộ đúng tư thế để mang lại hiệu quả tốt và không bị chấn thương

Đi bộ đúng tư thế để mang lại hiệu quả tốt và không bị chấn thương

Đi bộ đúng tư thế để mang lại hiệu quả tốt và không bị chấn thương

Chọn giày và trang phục thật thoải mái

Các bạn nên chọn giày thể thao có kích cỡ vừa vặn với bàn chân, đế và mặt đất có bề mặt tiếp xúc lớn, có khả năng chống trơn trượt, nhẹ và mềm mại. Quần áo thì các bạn nên ưu tiên rộng vừa phải, thoáng khí và thấm hút mồ hôi.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Việc cung cấp đủ nước sẽ khiến cho cơ thể các bạn hoạt động được tốt hơn. các bạn nên chuẩn bị sẵn nước lọc mang theo để cung cấp cho cơ thể trước, trong và sau khi đi bộ. Tuy nhiên, trong khi luyện tập, các bạn chỉ nên uống một ngụm nhỏ cho mỗi lần, chứ không nên uống quá nhiều rất dễ gây hại cho thận.

Hy vọng bài viết này mang đến thông tin hữu ích để các bạn nắm rõ tác hại của đi bộ quá nhiều và sai cách, các loại bệnh không nên đi bộ. Từ đó có chế độ tập luyện phù hợp với bản thân mình để nâng cao sức khỏe của bản thân nhé. Nếu các bạn có vấn đề gì còn khúc mắc về nội dung của bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Xem thêm:

Bài viết liên quan