Thơ Đường luật là gì lớp 10? Nguồn gốc, đặc điểm, cách gieo vần

11 Tháng Chín, 2023 106 Tuyentb

Thơ Đường luật là một trong những thể thơ phổ biến và xuất hiện rất sớm trong văn học Trung Quốc, mà chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Vậy thơ Đường luật là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, cách gieo vần thơ Đường luật như thế nào? Sau đây là một số thông tin để bạn có thể hiểu rõ hơn, cùng tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu về thơ Đường luật

Nguồn gốc thơ Đường luật là gì?

Thơ Đường luật còn được gọi là thơ luật Đường, là thể thơ Đường với các luật, bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Thể loại thơ này phát triển rất mạnh mẽ, không chỉ ở Trung Quốc mà còn lan tỏa sang một số nước lân cận như Việt Nam, Nhật Bản.

Thơ Đường luật có từ thời nhà Đường của nước Trung Quốc

Thơ Đường luật có từ thời nhà Đường của nước Trung Quốc

Bên cạnh đó, người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để phân biệt và đối lập với thể thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật đó. Hệ thống thơ Đường luật có quy tắc rất phức tạp, được thể hiện qua 5 điều là: Niêm, luật, đối, vần, bố cục.

Thơ Đường luật Việt Nam

Theo hệ thống giáo dục, khoa cử tại Việt nam thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán nên văn chương chính thống của người Việt cũng sử dụng tiếng Hán và các thể loại thơ ca của người Trung Quốc để sáng tác thơ văn, trong đó có thơ Đường luật. 

Người đầu tiên đưa các thể thơ Đường luật trong thơ văn của Việt Nam chính là Nguyễn Thuyên. Ông đã đặt ra thể thơ Hàn luật – thể thơ kết hợp giữa thơ Đường luật cùng với các thể loại thơ ca của dân tộc Việt Nam.

Thể loại thơ Hàn luật này kéo dài từ nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Sau khi phong trào thơ mới xuất hiện, số người sử dụng thể loại thơ này bị giảm đi đáng kể.

Thơ Đường luật được đưa vào Việt Nam đầu tiên là nhà thơ Nguyễn Thuyên

Thơ Đường luật được đưa vào Việt Nam đầu tiên là nhà thơ Nguyễn Thuyên

Thơ Đường luật Nhật Bản

Khi chữ Hán bắt đầu du nhập vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ 5, thái tử Shotoku (Thánh Đức) đã ban hành một hiến pháp “Thập thất điều” và gửi nhiều người sang nhà Đường để du học.

Đối với thể loại thơ Đường luật, thành tựu đáng chú ý mà người Nhật Bản đạt được đó là Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Đây là tập thơ có 120 bài thơ sáng tác bằng chữ Hán, được nhiều nhà thơ tiêu biểu sáng tác bằng chữ Hán. Các sáng tác đa phần được thực hiện khoảng thế kỷ thứ 7 và 8, sử dụng chủ yếu trong tập thơ là các thể thơ: tứ tuyệt, bát cú, ngũ ngôn.

Đặc điểm thơ Đường luật

Dưới đây là các đặc điểm thơ Đường luật lớp 10 mà chúng ta đã học trong chương trình Ngữ Văn. Cụ thể:

Về đặc điểm hình thức thơ Đường luật

Thơ Đường luật có các dạng “thất ngôn bát cú” (là hình thức thơ có tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn.

Về biến thể có các dạng là thất ngôn tứ tuyệt (thơ gồm có bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (là hình thức thơ có bốn câu, mỗi câu năm chữ), “ngũ ngôn bát cú (với tám câu, mỗi câu năm chữ).

Đặc điểm thơ Đường luật

Đặc điểm thơ Đường luật 

Về Luật Đối âm (luật bằng trắc)

Căn cứ theo thanh trắc, thanh bằng, sử dụng các chữ thứ 2-4-6-7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật này. Trong đó, thanh bằng là các chữ không dấu hoặc dấu huyền, còn thanh trắc là các dấu còn lại: hỏi, sắc, ngã, nặng.

Những bài sử dụng luật bằng sẽ dùng thanh bằng ở chữ thứ 2 của câu đầu tiên là là luật bằng, ngược lại sử dụng thanh sắc gọi là luật trắc. Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 trong cùng một câu phải cùng thanh điệu, đồng thời chữ thứ 4 không được có thanh điệu như chữ thứ 2 kia.

Ví dụ: Nếu chữ thứ 2 và 6 sử dụng thanh bằng thì chữ thứ 4 buộc phải sử dụng thanh trắc và ngược lại. Nếu bài thơ Đường luật không sử dụng quy tắc này gọi là “thất luật”.

Về luật Đối ý

Nguyên tắc cố định trong các bài thơ sáng tác theo thể loại Đường luật là ý nghĩa của câu 3 và 4 phải đối nhau, câu 2, 5, 6 cũng phải đối nhau. Đối ở đây là sự tương phản về nghĩa của từ đơn, từ láy, từ ghép, nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Bên cạnh đó còn có đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ, hay đối cảnh là cảnh động với cảnh tĩnh, trên với dưới…

Luật đối ý trong thơ Đường luật

Luật đối ý trong thơ Đường luật

Nếu trong một bài thơ Đường luật xuất hiện các câu 3-4 không đối nhau, hay câu 5-6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”. 

Về bố cục

Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật truyền thống sẽ được chia làm 4 phần: đề, thực, luận, kết. Trong đó:

  • Đề: Gồm 2 câu đầu với câu đầu tiên gọi là câu phá đề, còn câu thứ hai gọi là câu thừa đề, có phần chuyển tiếp ý để đi tiếp vào phần sau.
  • Thực: Là 2 câu tiếp theo phần đề, để giải thích rõ ý đầu bài.
  • Luận: Gồm 2 câu tiếp sau phần thực, đưa ra lời bình luận.
  • Kết: Là hai câu cuối cũng là câu kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là gọi là câu thúc và câu cuối là câu hợp. 

Có thể thấy thơ thất ngôn bát cú có luật lệ rất gò bó khó làm nhất, nhưng điều này lại khiến nhiều người yêu thích, thường được sử dụng để bày tỏ tình cảm ý chí, xướng họa, ngâm vịnh,…; và trong tất cả các kỳ thi đều được đưa vào bài thi để chọn người tài. 

Hiện nay, các nhà nghiên cứu thường có xu hướng không cố đi tìm quy luật chung về bố cục mà áp dụng quan điểm nghiên cứu, bám sát, tuân thủ theo sự phân chia bố cục từng bài để có thể theo được mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài.

Ví dụ như bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan được tách theo bố cục 1/7, hay bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến cũng có thể tác theo bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.

Cách gieo vần trong thơ Đường luật

Thông thường, thơ Đường luật chỉ gieo một vần, là vần bằng nằm ở cuối các câu 1,2,4 (đối với thơ tứ tuyệt); câu 1,2,4,6,8 (đối với thể thơ bát cú). Riêng chữ cuối ở câu thứ nhất, đặc biệt là ở câu ngũ ngôn thì có thể gieo vần hoặc không.

Cách gieo vần trong thơ Đường luật có nhiều quy tắc

Cách gieo vần trong thơ Đường luật có nhiều quy tắc

Do tính chất gò bó về mặt hình thức nên thơ Đường luật rất khó diễn đạt được đầy đủ, sinh động về tình cảm phong phú của con người hiện đại nên ít được sử dụng. Tuy nhiên, thơ Đường luật vẫn xuất hiện trong một số lĩnh vực nhất định như thơ họa ngày tết, lễ, thơ châm biếm…

Trên đây là những thông tin về thơ Đường luật là gì, nguồn gốc, đặc điểm và cách gieo vần của thơ Đường luật mà chúng ta đã học ở lớp 10. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể có thêm nhiều kiến thức giúp ích cho việc học tập của mình. Để xem nhiều bài viết hơn, hãy thường xuyên truy cập và trang sieusach.info nhé. 

Xem thêm:

Bài viết liên quan