Trồng trọt là gì? Ngành trồng trọt có mấy vai trò? Đặc điểm, quy trình

4 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Ở Việt Nam, trồng trọt là ngành có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước ta. Vì vậy, tìm hiểu vai trò và triển vọng của trồng trọt sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn trong lĩnh vực này. Cùng tìm hiểu nội dung liên quan trong bài viết dưới đây của sieusach.info nhé!

Trồng trọt là gì?

Trồng trọt là việc tiến hành sử dụng, nghiên cứu và phát triển về các loại cây trồng dựa trên các yếu tố về giống, đất, nước, môi trường, dưỡng chất…để làm gia tăng sự phát triển của chúng.

Trồng trọt là ngành sử dụng, phát triển cây trồng

Trồng trọt là ngành sử dụng, phát triển cây trồng

Trên thế giới có hơn 1/3 số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và chỉ đứng sau ngành dịch vụ. Mặc dù những thập kỷ gần đây, xu hướng lao động nông nghiệp ngày càng giảm nhưng cơ giới hóa giúp tăng năng suất cây trồng đáng kể.

Trồng trọt tiếng Anh là gì?

Trồng trọt trong tiếng Anh là: “Crop”.

Ngành trồng trọt có mấy vai trò? Vai trò của trồng trọt là gì?

Trồng trọt là một trong những ngành chủ chốt, có sự ảnh hưởng lớn đối với ngành nông nghiệp. Ngành trồng trọt có 4 vai trò lớn đóng góp cho nền kinh tế, đó là:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người: Không có hoạt động trồng trọt sẽ không sinh ra các sản phẩm cây trồng, con người và vật nuôi không có thức ăn để tồn tại. Trồng trọt tạo ra các loại hoa quả thơm ngon đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
  • Cung cấp nông sản để phục vụ cho ngành xuất khẩu: Trồng trọt mang đến nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu, đem đến nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Trồng trọt có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất

Trồng trọt có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất

  • Cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp: Các sản phẩm của trồng trọt như cao su, bông, cà phê…là nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng, chế biến thực phẩm và thủ công nghiệp.
  • Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.

Đặc điểm của ngành trồng trọt là gì?

  • Cây trồng chia thành các nhóm: cây thực phẩm, cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,…
  • Cây trồng được phân bố rộng rãi, phát triển tốt hay xấu phụ thuộc vào tự nhiên là chính.
  • Có tính mùa vụ
  • Có thể gắn liền với sự phát triển của khoa học, có yêu cầu cao trong đầu tư công nghệ, trong việc bảo quản.

Quy trình trồng trọt là gì?

Quy trình trồng trọt  là một chuỗi các công việc giúp tiến hành theo trình tự nhất định khi trồng trọt. Quy trình đó bao gồm: Các biện pháp kỹ thuật canh tác theo một trình tự nhất định để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng cũng như giải phóng sức lao động. Một số loại máy móc con người hay sử dụng trong trồng trọt như: máy cày, máy bừa, máy gặt lúa, máy thu hoạch ngô….

Quy trình trồng trọt có mấy giai đoạn?

Các giai đoạn trong quy trình trồng trọt đó là:

Làm đất, bón đất

  • Làm đất: Giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng, nước, đồng thời diệt cỏ, mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Các công việc làm đất gồm có: Cày đất, làm bừa và đập đất, lên luống.
  • Bón lót: Nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con bằng cách bón phân vào đất trước khi gieo trồng, ngay khi cây non mới mọc hoặc mới bén rễ.
Bón lót cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển tốt hơn

Bón lót cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển tốt hơn

Gieo trồng

Gieo trồng cần đảm bảo về thời vụ, khoảng cách, độ nông, sâu. Mỗi loại cây cây trồng khác nhau sẽ có phương thức gieo trồng khác nhau:

  • Thời vụ gieo trồng: Thời gian gieo trồng với mỗi loại cây trồng khác nhau.
  • Phương thức gieo trồng: Trồng bằng hom, gieo hạt, bằng củ, trồng bằng cây con.

Chăm sóc

  • Tỉa, dặm cây: Bỏ các cây yếu, sâu bệnh, chỗ có cây mọc dày thì tiến hành dặm vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo mật độ, khoảng cách cây trên ruộng.
  • Làm cỏ, vun xới: Sau khi cây mọc thì tiến hành vun xới, làm cỏ để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
  • Bón thúc: Bón phân cho cây trong thời kỳ sinh trưởng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây, đặc biệt vào những giai đoạn quan trọng để cây sinh trưởng tốt. Có 4 hình thức bón phân: bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc, bón phun qua lá.
  • Tưới nước: Những cây trồng cần nước để sinh trưởng, phát triển nên phải tưới nước đầy đủ, kịp thời. Một số phương pháp tưới sau: Tưới phun mưa, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm.
Tưới nước cho cây kịp thời, đầy đủ

Tưới nước cho cây kịp thời, đầy đủ

  • Phòng trừ sâu bệnh hại: Để ngăn ngừa các tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng, có một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại gồm: Biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp vật lý cơ giới, biện pháp hóa học. Bên cạnh đó khi diệt trừ sâu hại cần tuân theo nguyên tắc 4 đúng là: Đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng lúc.

Thu hoạch

  • Đảm bảo chất lượng, số lượng nông sản thu hoạch đúng thời điểm, nhanh gọn, đảm bảo, cẩn thận..
  • Các cách thu hoạch thường áp dụng: nhổ, hái, đào và cắt
  • Các phương pháp thu hoạch: thu hoạch thủ công và thu hoạch cơ giới

Lập kế hoạch, tính toán chi phí

  • Bước 1: Liệt kê dụng cụ, vật tư.
  • Bước 2: Dự kiến các kỹ thuật chăm sóc và trồng cây
  • Bước 3: Tính toán chi phí:

Công thức tính chi phí trồng, chăm sóc cây như sau:

Tổng chi phí = Chi phí giống + Chi phí phân bón + Chi phí thuốc bảo vệ thực vật + Chi phí khác

Bảng tính toán chi phí

Bảng tính toán chi phí

Có thể thấy với xu hướng tiêu dùng nông sản của thế giới đang chuyển hướng về các nước phát triển ở châu Á thì ngành trồng trọt ở Việt Nam đang ngày càng có lợi thế để phát triển nhiều hơn nữa.

Định hướng ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt

Đặc điểm cơ bản các nghề trong trồng trọt

  • Nhà trồng trọt: Là người làm việc liên quan đến cây trồng như nghiên cứu, canh tác, chăm sóc cây trồng, khai thác, bảo tồn các sản phẩm từ cây trồng.
  • Nhà nuôi cấy mô: Làm việc liên quan đến nhân gi là người làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng như: nghiên cứu mô tế bào, điều kiện nuôi cấy tế bào phù hợp với từng giống cây….
Định hướng nghề nghiệp trong ngành nghề trồng trọt

Định hướng nghề nghiệp trong ngành nghề trồng trọt

  • Nhà bệnh học thực vật: Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng ví dụ như nghiên cứu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
  • Kỹ thuật viên lâm nghiệp: Làm các việc liên quan đến giám sát, hỗ trợ, nghiên cứu lâm nghiệp, bảo tồn, quản lý khai thác, tài nguyên và bảo vệ môi trường rừng.

Yêu cầu với người lao động trong trồng trọt

Người lao động cần đáp ứng những yêu cầu như:

  • Có kiến thức đầy đủ về khí hậu, tính chất đất trồng, đặc điểm về phát triển, sinh trưởng của cây trồng, các phương pháp trồng cây, nhân giống, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây.
  • Có kỹ năng trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm, sử dụng, bảo quản các thiết bị, dụng cụ trong trồng trọt.
  • Có tinh thần trách nhiệm, cần cù, yêu nghề, đủ sức khoẻ để đáp ứng theo các yêu cầu của công việc trồng trọt

Trên đây là những chia sẻ về trồng trọt là gì, ngành trồng trọt có mấy vai trò cũng như các thông tin liên quan để giúp bạn hiểu rõ hơn. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về nông nghiệp hay những kiến thức hữu ích khác hãy thường xuyên truy cập sieusach.info nhé!

Bài viết liên quan