Bình Tây Đại nguyên soái là ai? Tìm hiểu về Khởi nghĩa Trương Định

8 Tháng Hai, 2024 106 Tuyentb

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều vị tướng tài ba, được nhiều người biết đến với tài quân sự hơn người. Trong bài viết hôm nay, cùng sieusach.info tìm hiểu về Bình Tây Đại nguyên soái là ai và câu chuyện lịch sử về khởi nghĩa Trương Định của nhân vật này nhé!

Bình Tây Đại nguyên soái là ai?

Theo ghi chép lại thì Bình Tây Đại nguyên soái tên thật là Trương Định, sinh năm 1820, tên đầy đủ là Trương Công Định/ Trương Đăng Định. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay thuộc xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi).

Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, là một Hữu thủy Vệ úy dưới thời vua Thiêu Tri. Chính vì vậy, sinh ra và lớn lên trong gia đình danh tiếng, lại sống ở vùng đất hiếu học nên Trương Định được giáo dục rất bài bản, thông hiểu tinh thư, võ nghệ, đặc biệt có tài bắn cung rất giỏi.

Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định

Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định

Thời vua Thiệu trị, năm 1844, Trương Định đã đi theo cha vào Nam, khai mở vùng đất Tân An – Định Tường. Sau khi cha ông qua đời, ông đã ở lại vùng đất Gò Công và lấy vợ là bà Lê Thị Thưởng (con gái một hào phú). Vào năm 1854, với chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đã đem tài sản của mình để chiêu mộ người nghèo vào vùng Quảng Nam – Quảng Ngãi khai hoang, lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công ngày nay). Khi đó, ông đã được triều đình phong chức làm Quản cơ, hàm Lục phẩm vì vậy dân chúng thường gọi ông là Quản Định.

Về sau, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Trương Định đã tập hợp lực lượng, xây dựng và tiến hành nhiều hoạt động để chống lại quân Pháp. Trong thời gian này ông cũng lấy thêm người vợ thứ 2 là bà Trần Thị Sanh (con cô cậu với với Từ Dũ Thái Hậu).

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã qua đời vào ngày 20/8/1864, ông được vua Tự Đức truy tặng phẩm hàm và lập đền thờ ở quê nhà. Sau đó, Lăng mộ của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định được người vợ thứ 2 của ông dựng tại Gò Công, Tiền Giang.

Lăng mộ của Bình Tây Đại nguyên soái tại Gò công

Lăng mộ của Bình Tây Đại nguyên soái tại Gò công

Ngoài ra, để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân đã lập đền thờ dựng tượng ông ở huyện Gò Công Đông. Đây cũng là nơi mà ông và nghĩa quân đã làm căn cứ để chống Pháp. Cho đến nay, hàng năm vào 19, 20 tháng 8 âm lịch vẫn thường diễn ra lễ hội để tưởng niệm ông.

Ngày nay, tên Trương Định cũng đã được đặt cho nhiều con đường lớn ở các tỉnh thành phố như Hồ Chí Minh, Hà Nội…như một cách để ghi nhớ công lao của ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Trương Định

Khi nhắc đến Bình Tây Đại nguyên soái – Trương Định người ta thường nghĩ ngay đến cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của ông tại Gò Công. Cuộc khởi nghĩa Trương Định năm 1859 – 1864 là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn và gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho Pháp.

Vào năm 1859 khi Gia Định bị giặc Pháp đánh chiếm. Khi đó Trương Định đã đem quân lên đóng chiếm ở Thuận Kiều, tập chung dựng kho và căn cứ để phòng ngự, và tại đây ông đã lập được vô số chiến công trên phòng tuyến từ Gò Cây Mai đến Thị Nghè.

Hình ảnh Trương Định được phong tước hiệu và làm thủ lĩnh cuộc kháng chiến

Hình ảnh Trương Định được phong tước hiệu và làm thủ lĩnh cuộc kháng chiến

Năm 1860, ông về Gò Công để quy tụ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định được triều đình phong làm Phó lãnh tham gia giữ đồn Kỳ Hoà. Tới đầu năm 1861, sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, Trương Định đã phải rút quân về Gò Công nhưng vẫn luôn quyết tâm kháng chiến lâu dài. Khi đó, ông đã chiêu mộ thêm nhiều binh sĩ và mua thêm nhiều vũ khí để xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

Cũng trong thời gian này ông đã tổ chức nhiều đợt tấn công và giành được nhiều thắng lợi tại Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn…Dưới sự lãnh đạo của ông số lượng binh sĩ tham gia kháng chiến đã vượt lên mức ngàn người và danh tiếng ngày càng vang xa khắp chốn, và đã lôi kéo thêm được một bộ phận nhân dân hưởng ứng.

Vào tháng 3 năm 1862, khi các huyện Gia Định và Định Tường được giải phóng, giặc Pháp đã rút lui khỏi nhiều đồn điền. Sau đó, vào ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn đã kí Hiệp ước Nhâm Tuất, đồng ý giao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp và đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân.

Hiệp ước Nhâm Tuất - hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên của Việt Nam và Pháp

Hiệp ước Nhâm Tuất – hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên của Việt Nam và Pháp

Sau đó, triều đình đã ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân, ngừng chiến đấu. Đứng trước sự nhu nhược của triều đình, Trương Định lại càng thêm quyết tâm, chống lại lệnh và cùng nhân dân tiếp tục kháng chiến chống lại thực dân Pháp tại Gò Công.

Nhờ có sự dũng cảm, lòng yêu nước của minh nên ông đã được người dân tôn vinh làm làm Bình Tây Đại Nguyên Soái. Và khi đó, nghĩa quân đi theo ông đã lên đến hơn 6 nghìn người và được nhân dân rất ủng hộ.

Ngày 26/2/1863, Pháp đã tấn công vào căn cứ ở Tuy Hòa của nghĩa quân tại Gò Công, cuộc chiến diễn ra  ròng rã suốt 3 ngày liền vô cùng ác liệt. Đến ngày 28/2/1863, căn cứ Tuy Hoà bị đánh chiếm, Trương Định đã phải rút quân về Biên Hoà, một số quân rút về Thủ Dầu Một để tiếp tục chiến đấu. Thế nhưng, dưới sự đàn áp quá mạnh của quân địch, cuối cùng cuộc khởi nghĩa của Trương Định cũng bị dập tắt.

Về cái chết của ông đã có rất nhiều giai thoại kể lại. Đó là vào ngày 20/8/1864, trong trận chiến với quân địch ở đồn điền Tuy Hoà, ông đã rơi vào tay của giặc và bị thuộc hạ phản bội. Sự hi sinh của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định đã gây ra tổn thất to lớn đối với phong trào kháng chiến chống Pháp khi đó. Sự ra đi của ông cũng đã khiến cho nhiều nghĩa sĩ và nhân dân vô cùng thương tiếc.

Người anh hùng Trương Định đã hy sinh trong một lần bị giặc bắt

Người anh hùng Trương Định đã hy sinh trong một lần bị giặc bắt

Hơn 5 năm chiến đấu kể từ khi giặc Pháp xâm lược, cho đến khi Trương Định hy sinh mặc dù quãng thời gian chưa dài nhưng cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo đã để lại nhiều chiến công vang dội.

Tóm lại, cuộc khởi nghĩa Trương Định là một cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong giai đoạn đầu đấu tranh chống lại thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tuy cuộc khởi nghĩa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng lại để lại rất nhiều ý nghĩa. Đó là sự đồng tâm hiệp lực của toàn dân để cứu nước, sự độc lập tự chủ của người lãnh đạo trong kháng chiến và sự phản kháng đối với triều đình bạc nhược, yếu kém….Cũng từ tiền đề của cuộc khởi nghĩa Trương Định mà về sau các cuộc khởi nghĩa sau này đã kế thừa và nâng lên một tầm cao hơn.

Như vậy qua bài viết Bình Tây Đại nguyên soái là ai mà chúng tôi đã tổng hợp chắc hẳn đã giúp bạn có được câu trả lời cho mình. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức lịch sử về các lĩnh vực khác đừng quên theo dõi sieusach.info nhé!

Bài viết liên quan