Chủ ngữ là gì? Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ chuẩn nhất

7 Tháng Mười, 2022 106 HienNguyen

Logo sieusach

Xác định được các thành phần chính, thành phần phụ trong câu là kiến thức mà tất cả các bạn học sinh cần phải nắm vững. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin liên quan đến chủ ngữ là gì và sau chủ ngữ là gì? Đừng bỏ lỡ nhé!

Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ tiếng Việt là gì?

chu-ngu-la-gi

Chủ ngữ – thành phần chính đứng đầu câu

Chủ ngữ là một trong những thành phần không thể thiếu trong câu. Chủ ngữ trong câu có thể là sự vật, sự việc, hiện tượng, con người hay tính chất… 

Ngoài ra thì chủ ngữ còn có thể đóng vai trò là đại từ, danh từ, cụm danh từ. Thỉnh thoảng trong một số trường hợp thì chủ ngữ trong câu còn là động từ, tính từ, cụm động từ hay cụm tính từ.

Trong một câu có thể có một hoặc nhiều hơn một chủ ngữ.

Ví dụ: 

– “Lan là học sinh xuất sắc trong lớp”. Trong câu này thì chủ ngữ là “Lan”.

– “Ba và mẹ là hai người mà tôi yêu quý nhất”. Trong câu này có 2 chủ ngữ là “ba và mẹ”

Chủ ngữ giả tiếng Anh là gì?

chu-ngu-gia

Chủ ngữ giả

Chủ ngữ giả là gì? Chủ ngữ giả trong tiếng Anh hay Dummy subjects là những đại từ đứng ở đầu câu, có vai trò thay thế cho chủ ngữ. 

Chủ ngữ giả chỉ xuất hiện khi không xác định được chủ ngữ thật trong câu. Chủ ngữ giả không ám chỉ 1 đối tượng cụ thế nào đó mà nó chỉ có tác dụng về mặt ngữ pháp là đóng vai trò giống như một chủ ngữ thật.

Trong tiếng Anh thì có 2 loại chủ ngữ giả phổ biến nhất là: “There” và “It”. 

Ví dụ:

– “It’s boring to watch this movie” – “Thật là chán khi xem bộ phim này”. Câu này không xác định được chủ ngữ, “It” ở đầu câu đóng vai trò thay thế cho chủ ngữ (chủ ngữ giả) và nó không ám chỉ một đối tượng cụ thể nào.

– “There are 5 members of my team” – “Có 5 thành viên của nhóm mình”. Câu này cũng không xác định được chủ ngữ, “There” đứng ở đầu câu với vai trò thay thế chủ ngữ (chủ ngữ giả) và không ám chỉ một đối tượng cụ thể nào.

Sau chủ ngữ là gì?

Sau chủ ngữ sẽ bao gồm một số thành phần sau:

  • Vị ngữ

 

vị-ngu-la-gi

Vị ngữ – thành phần chính đứng sau chủ ngữ

Vị ngữ là gì? Vị ngữ cũng là một trong những thành phần không thể thiếu trong câu. Vị ngữ dùng để làm rõ các hoạt động, trạng thái… của sự vật, sự việc được nói đến trong câu và nó làm cho câu văn có đầy đủ ý nghĩa hơn.

Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc cũng có khi là một cụm chủ – vị.

Vị ngữ được dùng trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?…

Ví dụ: 

– “Tôi đang nấu ăn”. Trong câu này thì vị ngữ là “đang nấu ăn”.

– “Chúng tôi sẽ đi du lịch”. Trong câu này thì vị ngữ là “sẽ đi du lịch”.

  • Trạng ngữ

Trạng ngữ đóng vai trò là một thành phần phụ trong câu. Trạng ngữ đảm nhiệm việc bổ sung, cập nhật, xác định thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân… của sự vật, sự việc hay hiện tượng được nhắc đến trong câu.

Vì vậy mà trạng ngữ thường là những từ chỉ địa điểm, thời gian, phương tiện, phương thức… thức nhằm bổ nghĩa cho cụm chủ vị trung tâm trong câu.

Trạng ngữ có thể là một từ hoặc cũng có thể là một cụm chủ – vị.

Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy khi viết và ngắt quãng khi nói.

Để xác định đúng trạng ngữ thì chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Ở đâu? Khi nào? Bằng cái gì? Để làm gì?…

Trạng ngữ được chia thành những loại như sau:

– Trạng ngữ chỉ thời gian: Xác định hay làm rõ thời gian xảy ra sự việc, hiện tượng trong câu.

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Giải thích rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu.

– Trạng ngữ chỉ mục đích: Xác định rõ mục đích xảy ra sự việc, hiện tượng của câu.

– Trạng ngữ chỉ phương tiện: Nói lên phương thức, phương tiện, giới thiệu sự việc trong câu nhắc đến.

Ví dụ: 

– “Chúng ta phải tập thể dục để có nhiều sức khỏe”. Trong câu này trạng ngữ là “để có nhiều sức khỏe”.

– “Cô bé dậy thật sớm nấu cơm giúp mẹ vì không muốn mẹ vất vả”.Trong câu này thì trạng ngữ là “vì không muốn mẹ vất vả”.

  • Bổ ngữ
bo-ngu-trong-cau

Bổ ngữ trong câu là gì?

Bổ ngữ cũng là thành phần phụ của câu. Nó có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ hoặc tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ đó. 

Ví dụ:

– “Bài hát rất hay”. Trong câu này thì bổ ngữ là “rất”, nó làm rõ nghĩa cho tính từ “hay”.

– “Gió thổi rất mạnh”. Trong câu này thì bổ ngữ là “rất mạnh”, nó làm rõ nghĩa cho động từ “thôi”.

  • Định ngữ

Định ngữ cũng là một thành phần phụ trong câu. Nó có nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ hay cụm danh từ. 

Định ngữ có thể là một từ hoặc một cụm chủ – vị.

Ví dụ: 

– “Thơ có mái tóc đen mượt mà”. Trong câu này thì “đen mượt” là định ngữ để làm rõ nghĩa cho từ “tóc”.

– “Chiếc váy mẹ tặng rất đẹp”. Trong câu này thì “mẹ tặng” là định ngữ và nó làm rõ nghĩa cho danh từ “Chiếc váy”.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến chủ ngữ là gì và những thành phần sau chủ ngữ. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích!

Bài viết liên quan