Có thực mới vực được đạo là gì? Là duy vật hay duy tâm?

14 Tháng Một, 2024 106 Tuyentb

Có thực mới vực được đạo là câu thành ngữ quen thuộc được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa có thực mới vực được đạo là gì? Vậy hãy cùng sieusach.info đi tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết chi tiết dưới đây nhé!

Giải thích về câu thành ngữ có thực mới vực được đạo

Để hiểu rõ câu thành ngữ chúng ta sẽ đi phân tích nghĩa của các từ Hán Việt trong câu này:

  • Thực: Được hiểu là đồ ăn, việc ăn uống, còn trong câu thành ngữ thực ở đây được hiểu là thiết thực.
  • Đạo: Được hiểu là đạo đức, đạo lý hay đạo phái.
Có thực mới vực được đạo là câu thành ngữ có nhiều ý nghĩa sâu xa

Có thực mới vực được đạo là câu thành ngữ có nhiều ý nghĩa sâu xa

Như vậy câu thành ngữ có thực mới vực được đạo có nghĩa đen là con người cần phải ăn uống đầy đủ, có sức khỏe tốt thì mới nghĩ đến việc đi theo, giữ được đạo. Hay nói cách khác, câu thành ngữ đề cao việc ăn uống là chuyện quan trọng, đời sống vật chất cần được đáp ứng đầy đủ thì mới có thể yên tâm giữ được nguyên tắc, đạo lý làm người hay lo đến việc khác. Rộng hơn nữa thì câu thành ngữ có thực mới vực được đạo nghĩa là phải có cái thiết thực, cái cụ thể thì người khác mới tin và noi theo.

Có thực mới vực được đạo tiếng Trung là gì? Trong tiếng Trung thành ngữ có thực mới vực được đạo là 衣 食 足 方 能 买 鬼 推磨 phiên âm là /Yīshí zú fāng néng mǎi guǐ tuī mó/

Có thực mới vực được đạo tiếng Anh là gì? Đó là “Fine words butter no parsnips”. Câu này có nghĩa là những lời bùi tai, mật ngọt sẽ không có hữu ích, phải hành động thực tế chứ đừng nên chìm vào ảo tưởng.

Xem thêm:

Ý nghĩa có thực mới vực được đạo là gì?

Ngoài nghĩa ở trên thì có thực mới vực được đạo còn được hiểu theo các khía cạnh khác nhau. Cụ thể:

Theo tôn giáo, triết học

Nếu như hiểu theo tôn giáo thì câu nói trên mang ý nghĩa rằng nhu cầu vật chất là điều cần thiết đầu tiên của cuộc sống. Điều này hiểu đơn giản là nếu bạn không có sức khỏe, ăn không no, ngủ không đủ thì không thể vui vẻ hăng hái đi chùa đi nhà thờ để theo học đạo được.

Ý nghĩa có thực mới vực được đạo theo triết học và tôn giáo

Ý nghĩa có thực mới vực được đạo theo triết học và tôn giáo

Ví dụ: Với những người vô gia cư hay ăn xin họ rất ít khi có nhu cầu hướng tới đời sống tâm linh. Bởi họ còn phải lo nghĩ đến bữa cơm hàng ngày nên không có thời gian để thấu hiểu đạo lý được.

Theo triết học, câu thành ngữ trên thể hiện mối quan hệ giữa vật chất và nhu cầu, vật chất quyết định ý thức. Ở đây, “thực” là cái thiết thực, còn “đạo” là vật chất, đại diện cho ý thức. Một khi nhu cầu vật chất được đáp ứng thì con người mới hướng đến đời sống tâm linh, mới có thể hành đạo được.

Theo khía cạnh mục tiêu, đích đến

Câu “có thực mới vực được đạo” theo khía cạnh này muốn nhấn mạnh việc  muốn có sức khỏe cần phải ăn uống đầy đủ thì mới có thể đến được đích mà ta đặt ra. Trong đó, “thực” là đồ ăn, lương thực còn “đạo” là con đường đích đến.

Thực tế, trong cuộc sống của chúng ta, để có thể làm tốt một việc nào đó thì bạn cần phải có sức khỏe tốt. Bụng phải no, cơ thể đầy đủ dinh dưỡng thì mới có thể làm việc lâu dài, hiệu quả.

Người xưa có câu “Dĩ thực vi tiên” nghĩa là dân lấy ăn làm trời, coi trọng miếng ăn. Đối với các vị vua thời xưa muốn được lòng dân, trị vì nước tốt thì điều đầu tiên cần phải làm là lo cho dân ăn no, mặc ấm trước đã. Hơn nữa, trong dân gian còn có câu “Trời đánh tránh miếng ăn” nghĩa là trong bữa ăn không nên quát mắng, sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người khác. Như vậy, có thể thấy bữa cơm đối với mỗi người là điều rất quan trọng.

Theo lòng tin giữa con người với nhau

Trong dân gian có một câu nói rất hay: “Bụng đói nói hay cũng không có ai nghe”, để nói về niềm tin của con người với nhau. Nghĩa là một người nghèo đói, đến bữa ăn còn không lo nổi cho mình thì lời nói đó không có trọng lực. Điều này trái ngược hoàn toàn với câu “Người giàu nói gì cũng đúng”.

Ý nghĩa có thực mới vực được đạo dựa theo lòng tin của con người với nhau

Ý nghĩa có thực mới vực được đạo dựa theo lòng tin của con người với nhau

Như vậy, khi muốn thuyết phục người khác thì bạn cần phải có một đòn bẩy mới có thể buộc họ làm theo nguyên tắc của mình. Đừng chỉ lý thuyết suông, nói chuyện chân lý trong khi trên thực tế bạn không có điều gì để kiểm chứng lời nói của mình.

Theo mối quan hệ thực tiễn – lý luận

“Thực” ở đây không chỉ được hiểu là bữa ăn, lương thực mà còn là thực hành. Như vậy theo khía cạnh này thì câu nói “Có thực mới vực được đạo” nghĩa là cần phải có hành động thực hành, có kiểm chứng thì mới có thể hiểu rõ, hiểu sâu đạo lý, lý thuyết.

Thực tiễn và lý luận là một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Qua thực tiễn người ta sẽ đúc kết ra các lý luận chung, chuẩn chỉnh rồi phổ biến cho nhiều người tiếp cận. Sau đó, những người học theo đó sử dụng lý luận, kiến thức và có thể áp dụng vào thực tiễn của chính họ.

Do đó, học luôn đi đôi với hành. Chẳng hạn như khi bạn học toán hay các môn học khác thì phải làm bài tập, phải luyện bài để vận dụng lý thuyết, công thức vào tính toán. Nhờ đó bạn sẽ hiểu rõ và sâu hơn về lý thuyết.

Có thực mới vực được đạo là duy vật hay duy tâm?

Thành ngữ, tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng được làm ra với mục đích triết lý, để thể hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, đời sống con người.

Có thực mới vực được đạo là quan điểm duy vật

Có thực mới vực được đạo là quan điểm duy vật

Về mặt thế giới quan, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam đã phản ánh sự nhận thức có tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn tại, vận động khách quan, không phụ thuộc vào con người. Bên cạnh đó, nhân dân lao động còn thể hiện các tư tưởng duy vật qua việc giải quyết, nhìn nhận các vấn đề đời sống xã hội. Và quan điểm duy vật được thể hiện đơn giản sinh động trong câu “có thực mới vực được đạo”.

“Thực” có thể là ăn, là lương thực, và cũng là kinh tế được vận dụng trong từng trường hợp cụ thể. Còn “đạo” nghĩa lý tưởng, sự nghiệp thuộc lĩnh vực kiến trúc thượng tầng, là ý thức xã hội, là đời sống tinh thần. “Thực” vực “đạo”, nghĩa là vật chất quyết định đến tinh thần, sự tồn tại xã hội, quyết định ý thức xã hội.

Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy câu “có thực mới vực được đạo” là một quan điểm duy vật.

Hy vọng với bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn “có thực mới vực được đạo” là gì cũng như hiểu rõ ý nghĩa, quan điểm của câu thành ngữ này. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của sieusach.info để tìm hiểu thêm nhiều điều bổ ích, thú vị khác nhé.

Bài viết liên quan