Mô hình điện toán đám mây và 5 ứng dụng thực tế vào doanh nghiệp

11 Tháng Mười Một, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Logo sieusach

Điện toán đám mây không phải thuật ngữ xa lạ đối với những những doanh nghiệp nhỏ cùng vô vàn các tập đoàn đa quốc gia trên toàn cầu. Vậy điện toán đám mây là gì? Có những mô hình điện toán đám mây nào đang phổ biến hiện nay? Điện toán đám mây và ứng dụng trong doanh nghiệp thực tế sẽ như thế nào? Tất cả đã được sieusach giải đáp chi tiết trong vài viết dưới đây. Mời bạn cùng sieusach theo dõi đến cuối bài viết để nắm được toàn bộ thông tin liên quan đến điện toán đám mây siêu tiện lợi này nhé!

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây hay còn được gọi là Cloud Computing, chúng là một điện toán máy chủ ảo. Theo khái niệm, điện toán đám mây sẽ phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin  qua internet với mức sử dụng và thanh toán như quy định. Người dùng sẽ được cung cấp và tiếp cận những tài nguyên về công nghệ, cũng như năng lượng điện toán và cơ sở lưu trữ dữ liệu đến từ các bên cung cấp dịch vụ này.

Điện toán đám mây hay còn được gọi là Cloud Computing, chúng là một điện toán máy chủ ảo.

Điện toán đám mây hay còn được gọi là Cloud Computing, chúng là một điện toán máy chủ ảo.

Ban đầu, những nền tảng web này sẽ cho mức giới hạn điện toán đám mây miễn phí giúp bạn trải nghiệm và tận hưởng những lợi ích mà điện toán máy chủ ảo mang lại. Chính vì vậy, điện toán đám mây ngày một trở nên phổ biến. Những bên cung cấp dịch vụ nổi tiếng này phải kể đến như: Google Calendar, Gmail, SalesForce, Hotmail, Dropbox và Google Docs. 

Những mô hình điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay

Trên thế giới đang xuất hiện 4 mô hình điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay. Chúng lần lượt là: Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud. Thông tin cụ thể về từng mô hình điện toán đám mây này sẽ được giải thích rõ ràng ngay sau đây về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và đối tượng sử dụng chúng.

Mô hình điện toán Public Cloud

Public Cloud hay được gọi là điện toán đám mây công cộng, chúng là những dịch vụ mà bên thứ 3 cung cấp. Public Cloud được xây dựng với mục đích sử dụng công cộng, vì thế, chúng là mô hình điện toán được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong 4 mô hình điện toán đám mây phổ biến. Để sử dụng được mô hình này, bạn cần đăng ký với nhà cung cấp Public Cloud và trả phí dựa trên những mức giá và chính sách phù hợp.

Public Cloud hay được gọi là điện toán đám mây công cộng, chúng là những dịch vụ mà bên thứ 3 cung cấp.

Public Cloud hay được gọi là điện toán đám mây công cộng, chúng là những dịch vụ mà bên thứ 3 cung cấp.

Đối tượng sử dụng mô hình điện toán đám mây Public Cloud bao gồm tất cả những người sử dụng internet nói chung và đối tượng cấp quản lý nói riêng. 

Mô hình điện toán đám mây Public Cloud còn có những ưu điểm nổi bật như: 

  • Có thể phục vụ được lượng người dùng đông đảo.
  • Khi sử dụng, người dùng không bị giới hạn bởi những yếu tố như không gian và thời gian.
  • Tiết kiệm chi phí hệ thống máy chủ, điện năng và nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Mặt khác, Public Cloud vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chỉ có nhà cung cấp sẽ toàn quyền quản lý dữ liệu, vì vậy, các doanh nghiệp hay người dùng sẽ phải phụ thuộc khá nhiều và nhà cung cấp Public Cloud.
  •  Public Cloud cũng nhận được một số lượng phản ánh không nhỏ về việc khó khăn trong việc lưu trữ bằng những văn bản hay thông tin nội bộ.

Mô hình Private Cloud

Mô hình Private Cloud được hiểu như một điện toán đám mây có tính bảo mật cao. Vì thế, chúng thường được các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc lựa chọn. Private Cloud được xây dựng nhằm cung cấp các dịch vụ điện toán có ích cho doanh nghiệp. Chúng sẽ xuất hiện trong Firewall (tường lửa) của doanh nghiệp và những doanh nghiệp sử dụng Private Cloud sẽ trực tiếp quản lý những dữ liệu được truyền tải lên. Có thể nói, đây sẽ là một trong những xu hướng hàng đầu cho các công ty trên toàn thế giới nhằm mục đích tối ưu hóa và quản lý thông tin nội bộ.  

Mô hình Private Cloud.

Mô hình Private Cloud.

Như vậy, đối tượng người dùng chính của mô hình điện toán Private Cloud muốn hướng đến chính xác và những công ty, doanh nghiệp quan tâm đến tính bảo mật nội bộ.

Private Cloud có một số ưu điểm đáng chú ý như sau:

  • Người dùng có thể chủ động về thời gian sử dụng, nâng cấp điện toán.
  • Việc quản lý thông tin trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
  • Giảm thiểu tối đa các chi phí lưu trữ, điện năng và nguồn nhân lực trong công ty.
  • Độ bảo mật của Private Cloud vô cùng cao, vậy nên, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Bên cạnh đó, khi sử dụng, phần mềm điện toán này cũng xuất hiện một số hạn chế sau:

  • Chi phí để sử dụng và duy trì Private Cloud được cho là khá tốn kém.
  • Private Cloud bị giới hạn về quyền truy cập trong nội bộ công ty. Vì thế, khách hàng hay những đối tác bên ngoài công ty sẽ không thể xem bất cứ thông tin nào.

Mô hình điện toán Hybrid Cloud

Khả năng bảo mật thông tin tuyệt đối, tối ưu hóa việc chia sẻ tài nguyên nội bộ là tất cả những gì về khái niệm điện toán đám mây Hybrid Cloud. Chúng được coi là sự kết hợp hoàn hảo giữa Private Cloud và Public Cloud. 

Ví dụ, hiện tại doanh nghiệp của bạn đang có quá nhiều những tài nguyên, dữ liệu doanh nghiệp không cần dùng đến hoặc không mấy quan trọng. Doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể bán một phần dữ liệu đó cho các tổ chức thông tin hoặc Public Cloud. Mục đích của việc này chính là tối ưu hóa doanh thu cho doanh nghiệp, đây là điều mà ngay cả Public Cloud hay Private Cloud cũng không thể làm được.

Mô hình điện toán Hybrid Cloud là sự kết hợp hoàn hảo giữa Private Cloud và Public Cloud.

Mô hình điện toán Hybrid Cloud là sự kết hợp hoàn hảo giữa Private Cloud và Public Cloud.

Đối tượng người dùng của mô hình điện toán Hybrid Cloud hướng đến là những doanh nghiệp hoặc những quản lý muốn cung cấp tài nguyên theo thỏa thuận. Vì vậy, người sử dụng hoàn toàn có thể dùng dịch vụ của nhà cung cấp lẫn dịch vụ riêng của doanh nghiệp cùng một lúc.

Qua đó, ta có thể dễ dàng thấy được mô hình Hybrid Cloud sở hữu những đặc điểm tiện lợi sau đây:

  • Người dùng có thể cùng lúc sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ mà không bị giới hạn.
  • Khi bạn trả tiền để sở hữu Hybrid Cloud, bạn sẽ được toàn quyền quản lý và sử dụng thông tin. Vì thế, bạn có thể bán hoặc lưu thông tin bất cứ lúc nào mà không vi phạm bất cứ chính sách nào của Hybrid Cloud.

Một điểm trừ duy nhất cho mô hình điện toán này có thể đến từ việc chi phí sử dụng, duy trì và nâng cấp khá tốn kém.

Mô hình Community Cloud

Community Cloud được gọi là đám mây cộng đồng. Chúng bao gồm các dịch vụ do nhiều công ty cùng hợp tác và cung cấp các dịch vụ tới thị trường.

Mô hình này thường nhắm đến những cá nhân hoặc tổ chức có chung mục đích hoặc tìm kiếm một giải pháp nhỏ nào đó trong những dịch vụ của điện toán đám mây.

Community Cloud có giá thành khá dễ chịu so với những mô hình khác của Cloud Computing. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm khi sử dụng Community, bạn sẽ chỉ được sử dụng một vài tính năng nhất định.

Điện toán đám mây và ứng dụng trong doanh nghiệp thực tế sẽ như thế nào?

Để hiểu rõ hơn về những ứng dụng thực tế của mô hình điện toán đám mây trong doanh nghiệp, hãy cùng sieusach tham khảo qua một vài thông tin về 5 ứng dụng thực tế mà hầu như ai cũng cần phải dùng đến.

  • Hệ thống dữ liệu thông minh.
  • Lưu trữ thông tin an toàn.
  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu tốc độ.
  • Dễ dàng quản lý doanh nghiệp.
  • Chia sẻ dữ liệu nội bộ hiệu quả bất ngờ.

Hệ thống dữ liệu thông minh

Nếu hiện tại, doanh nghiệp của bạn chưa sở hữu đội ngũ vận hành có chuyên môn cao hoặc không có số lượng ngân sách lớn. Vậy thì, lựa chọn điện toán đám mây là lựa chọn tối ưu và vô cùng sáng suốt. Giải pháp này có thể giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí nhân sự, vừa hệ thống số lượng dữ liệu lớn một cách triệt để.

Hệ thống dữ liệu thông minh.

Hệ thống dữ liệu thông minh.

Hệ thống dữ liệu doanh nghiệp bạn sẽ được lưu trữ trên công nghệ đám mây. Chúng hoạt động vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả đến mức bạn không cần phải bận tâm về những sai sót do đội ngũ kỹ thuật vô tình mắc phải. Hơn thế nữa, khi sở hữu công nghệ điện toán lưu trữ đám mây này, doanh nghiệp của bạn sẽ tiết kiệm được một khoản không hề nhỏ để mua máy chủ và hệ thống vận hành dữ liệu.

Lưu trữ thông tin Website an toàn tuyệt đối

Website luôn được coi là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết đối với một doanh nghiệp. Chúng không chỉ đáp ứng doanh thu và sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp. Vì thế, khi bạn áp dụng công nghệ điện toán đám mây, những vấn đề liên quan đến lưu trữ sẽ được giải quyết ổn thỏa.

Bên cạnh đó, bạn chỉ cần thanh toán theo mức nhu cầu sử dụng thực tế, thế nhưng dịch vụ lưu trữ này vẫn luôn được hoạt động và đảm bảo an ninh cho hệ thống của bạn trọn vẹn.

Sao lưu và khôi phục dữ liệu tốc độ

Trong trường hợp sự có sự cố xảy ra, toàn bộ website hay thông tin có thể bị xóa bỏ hoàn toàn. Vì thế, sao lưu và khôi phục lại nguồn dữ liệu là một điều rất quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể ngó lơ.

Sao lưu và khôi phục dữ liệu tốc độ.

Sao lưu và khôi phục dữ liệu tốc độ.

Trước đây, cách doanh nghiệp đều mất rất nhiều thời gian và ngân sách khi phải sao lưu thủ công. Thế nhưng, từ khi điện toán đám mây được xuất hiện, mọi thứ đều được tự động sao lưu nhằm đảm bảo tiện lợi tối đa cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng. Vậy nên, bạn sẽ chẳng cần lo lắng về việc bị mất hết dữ liệu nếu vô tình quên nhấn “Save”.

Dễ dàng quản lý doanh nghiệp

Một khi đã đưa các dữ liệu lên trên hệ thống lưu trữ đám mây, các nhà quản lý sẽ rất dễ dàng trong việc kiểm soát và quản lý dữ liệu toàn bộ công ty mình. Hầu hết các nền tảng chuyên sử dụng để phân tích dữ liệu hiện nay đều có khả năng xử lý dữ liệu có hoặc không có cấu trúc một cách vẹn toàn.

Dễ dàng quản lý doanh nghiệp.

Dễ dàng quản lý doanh nghiệp.

Chia sẻ dữ liệu nội bộ hiệu quả bất ngờ

Không chỉ dừng lại ở mức độ lưu trữ, các công nghệ điện toán đám mây còn có ứng dụng chia sẻ dữ liệu nội bộ một cách hiệu quả. Chỉ cần bạn có internet, bạn đã có thể dễ dàng truy xuất và chia sẻ dữ liệu bất cứ khi nào muốn. 

Các nền tảng như Google Drive, Dropbox hay Onedrive,… đều là những nền tảng công nghệ điện toán đám mây được người dùng bình chọn là nền tảng có khả năng chia sẻ dữ liệu tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Vậy là sieusach.info và bạn đã cùng nhau tìm hiểu xong về mô hình điện toán đám mây và 5 ứng dụng thực tế vào doanh nghiệp. Rất hy vọng bài viết này có giá trị với bạn và đừng quên truy cập sieusach.info để cập nhật được những thông tin mới nhất từ chúng tôi!

Xem thêm:

Bài viết liên quan